Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu lao động nữ của Việt Nam sang

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động nữ của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á (Trang 70)

QUA

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong hoạt động xuất khẩu lao động nữ của Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á và nguyên nhân.

Trong thời gian qua, hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á đã đạt được những kết quả nhất định:

Bảng 2.2: Số lƣợng nữ lao động xuất khẩu ngày càng tăng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nữ.

67 Năm Tổng nữ

LĐXK

Tổng LĐXK sang Đông Bắc á % nữ LĐXK sang Đông Bắc á so với tổng nữ LĐXK Tổng số Nữ % nữ 1992 100 266 29 10,90 29,00 1993 664 1641 382 23,28 57,53 1994 1563 4672 822 17,59 52,59 1995 1723 6484 1470 22,67 85,31 1996 2065 7740 1996 25,79 96,66 1997 4295 7321 1769 17,20 29,31 1998 1931 3445 1096 31,81 56,76 1999 2287 6932 1901 27,42 83,12 2000 9065 16912 8757 51,78 96,60 2001 7704 14941 7324 49,02 95,07 2002 10556 16583 8861 53,43 83,94 2003 29715 36684 24661 67,23 82,99 2004 37741 44675 29244 65,46 77,49 2005 24605 37841 17799 47,04 72,34 2006 27023 28568 9452 33,09 34,98 2007 28278 41344 16293 39,41 57,62 2008 * 14446 26047 8752 33,60 60,58 1992- 2008 203761 302096 140608 46,38 68,75

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội

68

Bảng 2.3: Sự phân bố lao động nữ trên các thị trƣờng của khu vực Đông Bắc Á

Tổn g

Đài Loan Hàn Quốc Nhật Bản

Tổn g % Tổn g % Tổn g % 130 .083 115 303 82, 00 150 34 10, 70 102 71 7,3 0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động – Thương binh và xã hội

So sánh với tổng số lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, ta thấy, XKLĐ nữ của Việt Nam có xu hướng tăng từ năm 1992 - 2008, trong đó khu vực Đông Bắc Á là thị trường thu hút nhiều lao động nữ nhất (gần 70%), thậm chí có những năm đạt trên 95% trong tổng số lao động nữ xuất khẩu của Việt Nam (năm 1996, 2000, 2001). Năm 2006, do thị trường Đài Loan đóng cửa đối với lao động giúp việc gia đình và khán hộ công của Việt Nam nên số lượng lao động nữ đi làm việc ở thị trường này giảm hẳn, chỉ còn 9.452 người, chiếm 34,98% tổng lao động nữ xuất khẩu. Đến năm 2007 – 2008, số lượng lao động nữ Việt Nam sang Đông Bắc Á đã tăng lên đáng kể, đạt 16.293 người (chiếm 57,62% tổng lao động nữ xuất khẩu) và 6 tháng đầu năm 2008 là 8.752 người, chiếm 60,58%.

Xét trong nội bộ khu vực Đông Bắc Á, số lượng lao động nữ xuất khẩu của chúng ta cũng có xu hướng tăng lên, dù mức tăng không đều qua các năm, thậm chí có năm giảm mạnh. Năm 1992 chỉ có 29 nữ tu nghiệp sinh đi làm việc ở Đông Bắc Á thì đến năm 1999, chúng ta đưa được 1.901 người đi làm việc ở khu vực này. Từ 2000 - 2005, do thị trường Đài Loan được khai thông nên số lượng lao động nữ xuất khẩu sang khu vực này tăng vọt và đạt mức

69

cao nhất là 29.244 người năm 2004. Những năm tiếp theo, tuy số lượng lao động nữ xuất khẩu có giảm so với năm 2003 song vẫn cao hơn những năm trước đó. Trong số này, lao động nữ tập trung nhiều nhất ở thị trường Đài Loan (chiếm 82% tổng số lao động nữ sang Đông Bắc Á), tiếp đó là thị trường Hàn Quốc với 15.034 người (chiếm 10,7% tổng số lao động nữ xuất khẩu sang Đông Bắc Á) và thị trường Nhật Bản xếp sau cùng với 10.271 nữ lao động, chiếm 7,3%.

Giải quyết được vấn đề việc làm cho nhiều phụ nữ, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở lao động nữ.

Nhiều lao động nữ đi làm việc ở Đông Bắc Á có nghĩa là thị trường này đã giải quyết việc làm cho phụ nữ Việt Nam nhiều hơn.

70

Bảng 2.4: Tỷ trọng lao động nữ xuất khẩu so với dân số nữ trong độ tuổi lao động và so với dân số trong độ tuổi lao động

Đơn vị:ngàn người, % Năm DS (15-60 tuổi) DS nữ (15- 54 tuổi) LĐN sang ĐBA %LĐN sang ĐBA trong DS từ 15-60 tuổi % LĐN sang ĐBA trong DS nữ từ 15- 54 tuổi 2001 47368,85 23.160,93 7324 0,02 0,03 2002 48681,55 23.750,58 8861 0,02 0,04 2003 50102,86 24.359,02 24661 0,05 0,10 2004 51712,78 25.070,26 18719 0,04 0,08 2005 53138,17 25.622,30 17799 0,03 0,07 2006 54259,82 25.391,06 9452 0,02 0,04 2007 55395,67 26.467,22 16293 0,03 0,06

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê và Cục Quản lý lao động ngoài nước

Qua bảng biểu ta thấy, từ 2001 -2007, mỗi năm chúng ta tạo thêm việc làm ngoài nước cho 0,03 đến 0,10% số phụ nữ trong độ tuổi lao động, tạo việc làm cho 0,02% đến 0,05% tổng số người trong độ tuổi lao động. Như vậy, bình quân mỗi năm chúng ta đưa được 14,73 nghìn lao động nữ đi làm việc ở Đông Bắc Á, giải quyết việc làm cho 0,06% chị em phụ nữ trong độ tuổi lao động, tương ứng với 0,03% số người trong độ tuổi lao động của cả nước. Những con số này có ý nghĩa không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở phụ nữ nói riêng và tỷ lệ thất nghiệp của cả nước nói chung.

71

Tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nữ, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ của đất nước.

Đối với lao động phổ thông, đặc biệt là lao động nữ thì Đông Bắc Á là thị trường có thu nhập tương đối cao và ổn định, bình quân khoảng 400 USD/tháng. Nếu trừ đi các chi phí khác thì tại Đài Loan, thu nhập bình quân khoảng 300 - 320 USD/tháng. Đối với lao động giúp việc gia đình và khán hộ công, nếu được gia hạn hợp đồng thêm 1 năm nữa thì sau 3 năm làm việc, họ có thu nhập trung bình từ 10.000 - 12.000 USD. Ở Hàn Quốc và Nhật Bản, thu nhập của chị em còn cao hơn, trung bình từ 450 - 500 USD/tháng. Một lao động nữ làm việc tại thị trường này bằng 3-4 người lao động làm việc ở trong nước.

Bên cạnh đó, so với lao động nam, lao động nữ lại biết chắt chiu, tiết kiệm hơn nên họ gửi được phần lớn tiền lương của mình về quê hương. Theo Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, bình quân hàng năm mỗi lao động tiết kiệm được xấp xỉ 4.000 USD. Như vậy, sau 2 đến 3 năm lao động ở nước ngoài, họ có thể tiết kiệm được 8.000 - 12.000 USD. So với thu nhập trong nước, đây là khoản thu nhập khá lớn và có ý nghĩa với người lao động. Ở một khía cạnh nào đó, hoạt động XKLĐ còn góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam.

Cùng với nam LĐXK, khoản tiền mà lao động nữ đi xuất khẩu ở Đông Bắc Á gửi về nước cũng góp phần không nhỏ trong việc làm tăng nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Tính đến năm 2004, lao động giúp việc gia đình và khán hộ công Việt Nam làm việc ở Đài Loan mỗi tháng gửi về nước khoảng hơn 2 triệu USD và sau 2 năm làm việc, số tiền này sẽ là khoảng gần 47 triệu USD. Nếu được gia hạn hợp đồng thêm một năm thì số tiền gửi về nước sẽ đạt hơn 72 triệu USD. Tại Nhật Bản, tuy số lượng nữ tu nghiệp sinh có ít hơn

72

so với ở Đài Loan và Hàn Quốc, nhưng đây là thị trường lao động có mức lương cao nên số ngoại tệ mà lao động nữ gửi về không nhỏ.

Tạo đội ngũ lao động nữ có chất lượng

Hiện nay vẫn chưa có số liệu thống kê chính thức về hiệu quả của XKLĐ trên khía cạnh nâng cao chất lượng lao động trong nước, nhưng về mặt định tính, vai trò của hoạt động XKLĐ sang khu vực Đông Bắc á đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nói chung và lao động nữ nói riêng của Việt Nam là có thể khẳng định được. Một mặt nữ LĐXK được đào tạo những kỹ năng lao động cơ bản cho các công việc ở nước ngoài trước khi đi, kể cả lao động ở các công việc giản đơn như giúp việc gia đình. Mặt khác, khi người lao động làm việc ở nước ngoài có điều kiện tiếp cận với kiến thức mới, hình thành nên kỷ luật lao động tác phong công nghiệp... Đội ngũ này nếu được khai thác, sử dụng hợp lý sau khi về nước sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, đáp ứng được yêu cầu của lao động trong quá trình đổi mới.

Vấn đề bảo vệ quyền lợi của nữ lao động Việt Nam ở nước ngoài từng bước được cải thiện.

Điển hình là vụ 6 nữ tu nghiệp sinh của Việt Nam khởi kiện nhà thầu Toyota Moror và tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO) hồi cuối tháng 3 năm 2007 đã gây xôn xao dư luận nước này. Theo cáo trạng, 6 nữ tu nghiệp sinh này đến Nhật Bản năm 2003 – 2004 để học việc và kếm tiền trong chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật của Nhật Bản. Tuy nhiên, họ phải làm việc cật lực trong một cơ sở cung cấp phụ tùng cho hai hãng ô tô Toyota và Nissan với mức lương 58.400 yên (472 USD/tháng), làm quá giờ cũng chỉ được nhận 350 yên – 450 yên/giờ. Ngoài ra, họ đã bị đối xử nghiệt ngã, bị phạt 15 yên/phút khi họ vắng mặt vì phải vào nhà vệ sinh trong thời gian làm việc. Nhưng 1/2 số tiền lương trên lại phải gửi vào tài khoản ngân hàng và họ không thể lấy ra được. Tổng thư ký công đoàn Đoàn kết tất cả công nhân

73

(AUWU) ở Tokyo – người giúp họ tiến hành vụ kiện đã gọi “đây là việc buôn người và lao động nô lệ”. Sau khi 6 nữ tu nghiệp sinh tiến hành vụ kiện, AUWU đã giúp họ đòi lại được số tiền có thể lên tới hàng triệu yên bị chủ lao động giữ lại trong tài khoản ngân hàng và cả mức lương tối thiểu cho mỗi giờ làm việc. Điều đáng nói ở đây không chỉ là việc 6 nữ tu nghiệp sinh đòi lại được số tiền của mình, mà hơn thế, nó đã khiến Chính phủ Nhật Bản phải suy nghĩ lại về chương trình tu nghiệp sinh. Trên thực tế, Chính phủ Nhật Bản đang nghiên cứu các biện pháp nhằm cải thiện chương trình tu nghiệp sinh sao cho tu nghiệp sinh nước ngoài sẽ được đối xử ngang bằng với lao động Nhật Bản.

Những kết quả đạt được trong việc XKLĐ nữ sang khu vực Đông Bắc Á trong thời gian qua xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:

Nguyên nhân khách quan: Đông Bắc Á là khu vực gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển nhưng lại đang trong tình trạng già hoá dân số. Cùng với sự phát triển về trình độ học thức của lao động bản địa, những nền kinh tế này trở nên khan hiếm lao động nghiêm trọng và có nhu cầu lớn về lao động phổ thông, đặc biệt là lao động trong những lĩnh vực đòi hỏi vai trò của người phụ nữ cũng như sự khéo léo vốn có của họ. Bên cạnh đó, những quốc gia và vùng lãnh thổ này không cách xa Việt Nam nhiều về mặt địa lý, lại có sự tương đồng về văn hoá, phong tục tập quán. Thêm vào đó, mức thu nhập của người lao động ở thị trường này cao hơn nhiều so với các khu vực khác. Các nước tiếp nhận cũng có sự quan tâm lớn trong việc bảo vệ người lao động nhập cư, điển hình như ở Đài Loan, trước những nguy cơ lớn trong công việc giúp việc gia đình và khán hộ công mà người lao động có thể gặp phải, chính quyền Đài Loan đã thành lập 12 trung tâm tư vấn cho người lao động nước ngoài có nhu cầu thông tin, tư vấn và có đường dây nóng 24/24 h nhằm giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh giữa người lao động và người chủ. Do vậy, trong thời gian qua, Đông Bắc Á

74

luôn là khu vực được nhiều lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động nữ lựa chọn khi có nhu cầu đi XKLĐ.

Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, hoạt động XKLĐ sang khu vực Đông Bắc Á được thực hiện dựa trên một chủ trương đúng đắn về XKLĐ của Đảng, một hệ thống pháp luật về XKLĐ ngày càng đồng bộ và hoàn thiện.

Trong giai đoạn 1980 - 1990, hoạt động XKLĐ chủ yếu được thực hiện thông qua việc ký kết các hiệp định hợp tác về lao động giữa Việt Nam với Liên Xô cũ và các nước XHCN thuộc Đông Âu trước đây, trên tinh thần “hợp tác hữu nghị và cùng giúp đỡ lẫn nhau”. Giai đoạn này, mục tiêu XKLĐ của Việt Nam chỉ nhằm giải quyết vấn đề việc làm, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, bù đắp một phần những thiếu hụt trong nước và trả nợ nước ngoài đến hạn.

Từ năm 1990 đến nay, đường lối đổi mới kinh tế của Đảng ta đã mở ra nhiều cơ hội mới cho XKLĐ. Theo cơ chế mới, Nhà nước giao quyền chủ động cho các doanh nghiệp XKLĐ tìm kiếm, khảo sát thị trường lao động, ký kết các hợp đồng cung ứng lao động, trực tiếp tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo định hướng cho người lao động phù hợp với yêu cầu của bên sử dụng lao động. Nhà nước (mà trực tiếp là Bộ Lao động – Thương binh và xã hội) chỉ thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát, và nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, cơ chế XKLĐ trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định, hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho XKLĐ ngày càng có hiệu quả hơn.

Trên tinh thần đó, chúng ta đã và đang xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến xuất khẩu lao động ngày càng hoàn thiện và đồng bộ. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã

75

khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh và thông thoáng cho người lao động, thể hiện tính công khai và minh bạch giúp người lao động nắm chắc và có đầy đủ các thông tin cần thiết về hợp đồng lao động để lựa chọn những doanh nghiệp, những công việc tốt và phù hợp, tăng khả năng thực hiện thành công hợp đồng làm việc ở nước ngoài, tạo sự tin cậy giữa lao động, doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam với các đối tác sử dụng lao động Việt Nam và quốc gia mà lao động Việt Nam đến làm việc. Đồng thời, Luật cũng khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đầu tư hơn nữa trong việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Hệ thống pháp luật về XKLĐ của chúng ta, nhìn chung là đầy đủ và đã tạo được hành lang pháp lý để các cơ quan, doanh nghiệp và người lao động thực hiện việc tổ chức, tuyển chọn và quản lý lao động một cách công khai, dân chủ và minh bạch.

Thứ hai, mô hình liên kết giữa xã, phường, thị trấn với các doanh nghiệp XKLĐ được nâng cao, gắn trách nhiệm giữa chính quyền, đơn vị và người lao động. Hiện nay, Uỷ ban nhân dân tỉnh – nơi ban đầu trực tiếp quản lý người lao động đã nhìn nhận vấn đề này đúng đắn hơn, coi XKLĐ không chỉ là giải quyết công ăn việc làm cho người dân mà đây còn là điều kiện tạo nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương. Các tỉnh đều đã thành lập ban chỉ đạo XKLĐ nhằm phối hợp hoạt động của các ban, ngành lãnh đạo. Thông qua đó, vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành như công an, y tế, ngân hàng được nâng lên, có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trong việc đề ra các biện pháp hỗ trợ cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người đi XKLĐ về các khâu làm hộ chiếu, khám sức khoẻ, cho vay vốn, đồng thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hiện tượng lừa đảo, tiêu cực.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động nữ của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á (Trang 70)