Bên cạnh những kết quả đạt được, xuất khẩu lao động nữ của nước ta sang thị trường Đông Bắc Á trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại sau:
Số lượng lao động nữ tham gia xuất khẩu tuy đã tăng lên, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với nam giới.
Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước, những năm 1980 – 1990, tỷ lệ lao động nữ xuất khẩu chiếm khoảng 33% (trên 9 vạn người). Từ năm 1990 đến nay, tỉ lệ này là 41,43%. Xét trong khu vực Đông Bắc Á, tỉ lệ này là 46,38 %. Thời gian đầu (1992 – 1999), tỷ trọng lao động nữ xuất khẩu sang Đông Bắc Á rất thấp, hầu hết các năm đều có tỷ lệ dưới 30%, chỉ có năm 1998 là đạt mức cao nhất, trên 30%. Từ cuối năm 1999, khi thị trường lao động Đài Loan được khai thông thì cánh cửa đi XKLĐ của phụ nữ được mở ra. Từ năm 2000 đến năm 2004, tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể, năm cao nhất là 67,23% (2003). Tuy nhiên, từ năm 2005 đến nay, tỷ lệ này có xu hướng giảm và chỉ còn ở mức 33,6% vào 6 tháng đầu năm 2008. Với thực tế là lao động nữ hiện chiếm hơn một nửa trong tổng số lực lượng lao động của Việt Nam thì tỷ lệ lao động nữ tham gia xuất khẩu sang khu vực Đông Bắc Á như đã phân tích ở trên vẫn còn quá ít, chưa tương xứng với tiềm năng của nguồn lao động này.
77
Lao động nữ xuất khẩu sang khu vực Đông Bắc Á thường tập trung trong những ngành nghề không đòi hỏi kỹ năng và trình độ chuyên môn cao với mức lương tương đối thấp.
Bảng 2.5: Cơ cấu ngành nghề và thu nhập của Nữ LĐXK của Việt Nam ở Đông Bắc Á
Đơn vị: người
Ngành nghề Số lao động nữ Thu nhập bình quân
Đài Loan Hàn Quốc Nhật Bản Sản xuất chế tạo 28.573 300 - 350 450 - 500 500 - 650 Xây dựng - 300 - 330 500 - 520 500 - 650 Vận tải - 300 - 350 850 - 950 850 - 950 đánh bắt cá - 180 - 220 200 - 300 - dịch vụ (*) 72.315 280 - 320 - - Chế biến thuỷ sản 132 300 - 350 450 - 500 500 - 550 Ghi chú: (*) bao gồm giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh.
Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội
Ngành nghề mà lao động nữ xuất khẩu của Việt Nam tham gia nhiều nhất là dịch vụ (giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh) – chiếm 71,58% tổng số lao động nữ Việt Nam ở Đông Bắc Á, tiếp đó là nghề sản xuất chế tạo thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ như dệt may, lắp ráp điện tử… (28.573 người, chiếm 28,28%) và có 0,14 % lao động nữ làm việc trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản. Do sự phân công lao động về giới, có những nghề hoàn toàn không có lao động nữ xuất khẩu của Việt Nam tham gia như xây dựng, vận tải, đánh bắt cá. Điều đáng nói là, cũng như ở trong nước, mức lương của lao động nữ trong các ngành công nghiệp nhẹ và dịch vụ thường thấp hơn mức lương của
78
nam giới làm việc trong lĩnh vực công nghiệp nặng, xây dựng, vận tải và những nghề đòi hỏi chuyên môn cao hơn.
Căn cứ vào số liệu trên ta có thể nhận thấy thu nhập trong lĩnh vực dịch vụ (giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh) chỉ đạt ở mức bình quân 280 – 320 USD/tháng, tuy có cao hơn so với công việc thuyền viên tàu cá (200 – 300 USD/tháng) song lại thấp hơn nhiều so với thu nhập trong lĩnh vực vận tải biển (850 – 950 USD/tháng ở Hàn Quốc, Nhật Bản và 300 – 350 USD/tháng ở Đài Loan) hay lĩnh vực xây dựng (dao động từ 500 – 650 USD/tháng ở Hàn Quốc, Nhật Bản và 300 – 330 USD/tháng ở Đài Loan) vốn là lĩnh vực dành cho lao động nam giới.
Lao động nữ đi xuất khẩu lao động ở Đông Bắc Á ít có cơ hội tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, do đó, chưa phát huy được một trong những lợi ích của việc xuất khẩu lao động là nâng cao tay nghề, đào tạo nguồn nhân lực.
Xuất phát từ viêc lao động nữ xuất khẩu thường tập trung trong các lĩnh vực có trình độ kỹ thuật thấp như dịch vụ, chế biến thuỷ sản hay giúp việc gia đình giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh chỉ cần có một chút kiến thức về tâm lý, biết sử dụng các thiết bị sinh hoạt hàng ngày như máy giặt, lò vi sóng, bếp ga… Đối với công việc chế biến thủy sản, người lao động cũng chỉ phải thực hiện những thao tác nhất định, nhưng những thao tác này họ cũng có thể dễ dàng học được ở trong nước mà không cần tới sự chuyển giao về kỹ năng, kiến thức từ phía nước ngoài. Đòi hỏi tay nghề cao hơn một chút là những công việc thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ như dệt, may, lắp ráp điện tử… Tuy vậy, đây vẫn là những ngành không cần đòi hỏi cao về kỹ thuật. Đối với những ngành, lĩnh vực có thể giúp chúng ta đào tạo tay nghề cho người lao động nữ như y tá, công nghệ thông tin,… thì lao động nữ của chúng ta lại không đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, có thể nói, việc XKLĐ nữ mới chỉ giải quyết được nhu cầu về kinh tế cho người lao động chứ chưa tính đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho lao động.
79
Tình trạng lao động nữ bỏ trốn ở khu vực Đông Bắc Á đang là vấn đề nan giải trong hoạt động XKLĐ của Việt Nam thời gian qua.
Ở cả 3 thị trường lao động này, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp đều rất cao, trong đó, lao động nữ chiếm một phần không nhỏ. Tính đến tháng 11 năm 2005, số lượng lao động bỏ trốn tại Đài Loan chủ yếu là nữ giúp việc gia đình, lên tới 9482 người, trong khi đó, số động nam bỏ trốn là 2.467 người. Như vậy, lao động nữ bỏ trốn đã chiếm gần 80% tổng số lao động Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan. Có thời điểm, tại trại Tam Hiệp, nơi giam giữ người nước ngoài lao động bất hợp pháp lớn nhất Đài Loan, trong trại có 90 người Việt Nam, chiếm gần 2/3 tổng số lao động bất hợp pháp các nước đang bị giam trong trại. Trong số 90 lao động Việt Nam này thì có tới 74 người là lao động nữ. Điều đó cho thấy rằng, tình trạng lao động nữ phá bỏ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài đã trở nên vô cùng nghiêm trọng.
Việc bỏ trốn ra ngoài không chỉ ảnh hưởng đến thị trường và uy tín của lao động Việt Nam trên thị trường XKLĐ mà còn ẩn chứa nhiều rủi ro với chính người lao động.
Phần lớn phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài phải đối mặt với nguy cơ tan vỡ gia đình.
Theo truyền thống phương Đông, phụ nữ Việt Nam có vai trò cực kỳ quan trọng là làm vợ, làm mẹ và chăm sóc gia đình. Phần lớn phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài ở độ tuổi từ 20 - 45, đây là quãng thời gian phụ nữ có nhu cầu cao độ thực hiện vai trò của mình. Mặt khác, gia đình, chồng, con cũng khao khát sự chăm sóc, của họ. Thực tế cho thấy, phần lớn các gia đình có người vợ đi làm việc ở nước ngoài, con cái họ thường có biểu hiện thiếu hụt tình mẫu tử, người chồng của họ cũng có những biểu hiện không cân bằng trạng thái tâm, sinh lý. Không ít gia đình khi vợ đi làm việc ở nước ngoài,
80
chồng ở nhà đi ngoại tình hoặc tiêu dùng lãng phí khoản tiền của vợ gửi về, hoặc sa vào các tệ nạn xã hội khác.
Như vậy, người phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài là một sự đánh đổi giữa thu nhập với thiên chức người vợ, người mẹ trong quãng đời mà bản thân và gia đình họ có nhu cầu cao nhất về thiên chức đó.
Nhữmg rủi ro của lao động nữ khi tham gia xuất khẩu lao động.
Thứ nhất, Lao động nữ muốn đi XKLĐ nhưng không liên hệ được với cơ quan tuyển dụng của nhà nước, thường được tuyển dụng thông qua các môi giới hay đại lý tư nhân ở tại địa phương. Việc được tuyển dụng thông qua các đại lý này là rất mạo hiểm bởi họ có thể phải trả mức chi phí cao hơn nhiều lần chi phí thực tế hoặc thậm chí là sa vào cạm bẫy của những kẻ cò mồi bất lương, chuyên lừa đảo người lao động để kiếm lợi, khiến cho họ tiền mất tật mang.
Thứ hai, người lao động cũng có thể gặp nhiều rủi ro khi làm các thủ tục giấy tờ để xuất cảnh. Nhiều người cho biết họ phải ký những giấy tờ hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc. Những người khác thì lại cho biết họ phải ký rất nhiều giấy tờ khác nhau trong quá trình làm thủ tục và cuối cùng thì họ không thể nào tính được thu nhập mà họ sẽ nhận được là bao nhiêu. Người lao động được thông báo những thang bảng lương rất phức tạp và thường là bảng lương được tính bằng tiền của nước NKLĐ. Một số người phải đóng phí làm hộ chiếu hay mua vé máy bay với giá cao hơn so với mức quy định. Do thiếu thông tin nên nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ rơi vào tình trạng yếu thế, thường xuyên phải đóng các loại phí cao hơn cho nhiều loại thủ tục khi đăng ký đi XKLĐ.
81
Thứ ba, lao động nữ rất dễ bị rơi vào những cạm bẫy người trên đất khách. Họ có thể bị chủ sử dụng lao động bóc lột sức lao động dưới nhiều hình thức khác nhau như: làm việc cho rất nhiều chủ; chăm sóc nhiều người có nhu cầu; chỉ làm việc vào ca đêm, nhiều lao động nữ của Việt Nam đã trở thành nạn nhân của những vụ quấy rối tình dục hoặc cưỡng bức từ phía người chủ sử dụng hay người môi giới...
Bên cạnh vô vàn những rủi ro người đi lao động xuất khẩu phải gánh chịu, phụ nữ còn phải đối mặt với những rủi ro về thai sản trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Hậu quả khi mang thai, lao động nữ buộc phải về nước trước thời hạn hợp đồng, kéo theo nhiều nỗi bức xúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Ngoài ra, phụ nữ khi tham gia XKLĐ cũng rất dễ trở thành đối tượng của nạn buôn bán người qua biên giới. Thực trạng này đã được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập tới không ít, song trên thực tế nó vẫn diễn ra và chưa thể xử lý triệt để.
Nguyên nhân những hạn chế.
* Nguyên nhân từ phía người lao động.
Chi phí ban đầu cho xuất khẩu lao động cao, trong khi phụ nữ lại ít có cơ hội tiếp cận với nguồn lực tài chính để có thể tham gia xuất khẩu lao động.
Bảng 2.6 Chi phí trƣớc khi đi làm việc tại nƣớc ngoài của ngƣời lao động
Đơn vị: USD Thị trường Vé máy bay Visa Lệ phí sân bay phí khám sức khoẻ Giáo dục - đào tạo Hộ chiếu Hàn Quốc 350 50 14 40 70 15 Nhật Bản (*) 0 0 14 40 70 15 Đài Loan 310 66 14 40 70 15
82
Ghi chú: thị trường Nhật Bản người lao động được chủ sử dụng đài thọ một phần hoặc toàn bộ chi phí ban đầu.
Bảng 2.7 Mức thu tiền đặt cọc tối đa từ tháng 9 năm 2003
Nước, khu vực Mức đặt cọc
Nhật Bản 01 lượt máy bay và 03 tháng lương hợp đồng
Hàn Quốc 01 lượt máy bay và 02 tháng lương hợp đồng
Đài Loan 01 lượt máy bay và 01 tháng lương hợp đồng
Nguồn: Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/07/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là những quy định trên giấy tờ. Thực tế, chi phí đi XKLĐ còn cao hơn rất nhiều. Để đi XKLĐ sang Đài Loan. Sau khi liên hệ xong với đại lý trung gian, người lao động phải đóng trước một khoản tiền dao động từ 1.000 USD nếu đi làm giúp việc gia đình và khoảng 6.000 - 8.000 USD nếu muốn đi làm việc trong các nhà máy. Mức độ chi trả ban đầu là rất khác nhau - một số người phải trả một khoản ban đầu nhiều hơn trong khi những người khác lại trả ít hơn và sau đó họ lại bị trừ nhiều hơn vào tiền lương của họ trong năm làm việc đầu tiên.
Đối với thị trường Hàn Quốc, tuy người lao động sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình cấp phép mới vốn là chương trình phi lợi nhuận, lao động chỉ phải nộp 654 USD để chi trả cho việc tuyển chọn, xử lý hồ sơ, đào tạo, làm visa, mua vé máy bay… Song trên thực tế, người lao động phải bỏ ra số tiền cao hơn gấp 10 lần con số này. Trong số 3 thị trường lao động ở khu vực Đông Bắc Á, thị trường lao động Nhật Bản được xem là khá tốt, công việc làm ổn định, mức lương lại cao, nhưng ngoài các khoản chi phí, thủ tục
83
tốn khoảng 30 triệu đồng thì người lao động còn phải đóng tiền cọc thế chân trên 100 triệu đồn. Do đó, Nhật Bản được ví là “thị trường lao động dành cho người giàu”. Đây thực sự là trở ngại lớn nhất cho người lao động nghèo, nhất là phụ nữ khi muốn đi làm việc ở nước ngoài. Đối với những gia đình có đủ điều kiện về tài chính để cho người thân đi XKLĐ thì con trai bao giờ cũng được ưu tiên hơn con gái. Trong thực tế, phụ nữ ít có khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức, nếu tất cả các khoản vay của nam giới từ ngân hàng của Chính phủ là 33% thì tỷ lệ này của nữ chỉ là 18%. Nguồn vay của phụ nữ chủ yếu là nguồn vay không chính thức (vay từ bà con, bạn bè, hoặc vay của tư nhân với lãi suất cao), các trường hợp vay đòi hỏi thế chấp chiếm tới 41% các khoản vay của nam giới thì ở giới nữ, tỷ lệ này chỉ có 27%.
Phụ nữ bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin nói chung và thông tin về thị trường lao động nói riêng
Do mất quá nhiều thời gian vào các công việc tạo thu nhập và nội trợ nên phần lớn chị em không có cơ hội để tham gia vào các cuộc hội họp ở làng xã cũng như theo dõi tin tức, tình hình trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là chị em ở các dân tộc miền núi. Theo kết quả nghiên cứu về giới tại 3 xã điểm ở vùng đồng bằng và vùng miền núi thì phụ nữ thu thập thông tin chủ yếu thông qua việc đi chợ (bán và mua sản phẩm hàng hoá) và tần suất ra khỏi địa hạt cư trú của họ. 72% thông tin họ thu được từ việc đi chợ, và tần suất ra khỏi địa hạt cư trú của họ cũng rất thấp: chỉ có 1,8% số được điều tra đi ra khỏi khu vực của mình hàng ngày; 3,3% đi hàng tuần và 3,5% đi hàng tháng. Đặc biệt, việc đi khỏi địa bàn cư trú với mục đích kinh tế rất thấp: chỉ có 5,8% đi chợ buôn bán hàng ngày.
Yếu tố tâm lý - xã hội cũng là nhân tố quan trọng khiến lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài chưa nhiều.
84
Tuy đã có nhiều tiến bộ về bình đẳng giới, song, trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, miền núi, các tập quán và chuẩn mực xã hội vẫn là nhân tố hàng đầu quyết định vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình và cộng đồng. Theo đó, phụ nữ phải đảm trách việc chăm sóc gia đình còn nam giới thì phải “xông pha” làm những công việc bên ngoài. Điều đáng nói là không chỉ nam giới nghĩ như vậy mà ngay chính bản thân những