Các giải pháp về cầu lao động

Một phần của tài liệu Thị trường lao động ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 76)

3.2.3.1. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại ở nông thôn

Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân. Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển kinh tế trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác đi đôi với việc bảo đảm lợi ích của người trồng lúa và địa phương trồng lúa.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ ở nông thôn trong tất cả các lĩnh vực, ngành hoạt động mà kinh tế hộ gia đình có thể tham gia. Kinh tế hộ gia đình nông dân đã được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và đã chứng tỏ khả năng phát triển không chỉ trong sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực hoạt động khác như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thương mại, dịch vụ làm cho các hoạt động kinh tế nông thôn trở nên sôi động và bộ mặt nông thôn thay đổi nhiều. Mặc dù quy mô còn nhỏ và tính ổn định còn chưa cao, song kinh tế hộ đã góp phần quan trọng vào chính sách khuyến khích tự tạo việc làm của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên để phát triển kinh tế hộ lâu dài và ngày càng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ tạo ra, cần khẩn trương triển khai một số biện pháp sau:

- Cần có chính sách thích hợp nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá theo điều kiện từng vùng, đó là các chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, khoa học công nghệ và thị trường tiêu thu sản phẩm. Phát triển kinh tế hộ gia đình cần hướng vào thúc đẩy hình thành các loại hình tổ chức sản xuất hàng hoá theo mô hình kinh tế nông trại, lâm trại và ngư trại, dựa vào lợi thế của từng vùng, từng địa phương.

- Kiên trì thực hiện chủ trương khuyến khích "Ai giỏi nghề gì thì làm nghề đó, như Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã khẳng định. Trên cơ sở đó đa dạng hoá hoạt động kinh tế từng hộ theo tiềm năng nội tại, khuyến khích kinh tế hộ gia đình sử dụng lao động làm thuê tại chỗ hoặc lao động từ nơi khác đến tìm việc làm thông qua chế độ ưu đãi về cho thuê mặt bằng, trưa dụng ban đầu.

- Từng bước phát triển kinh tế hộ nông, lâm, ngư thành các doanh nghiệp nhỏ trong nông thôn, có tư cách pháp nhân, bình đẳng với các loại hình tổ chức kinh tế khác. Những hộ có đủ tiềm lực về kinh té sẽ được hướng dẫn đăng ký hoạt động theo luật doanh nghiệp.

3.2.3.2. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn

Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là một giải pháp lâu dài và hữu hiệu để thực hiện chủ trương tạo việc làm cho lao động ở nông thôn. Hiện nay số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đăng ký hoạt động ở nông thôn vẫn còn rất ít, chủ yếu vẫn là loại hình kinh tế hộ gia đình không có đăng ký hoạt động. Điều này dẫn đến sự phát triển của kinh tế hộ gia đình vẫn chưa được pháp lý bảo hộ, nên chưa đủ điều kiện phát huy hết tiềm năng thế mạnh của nó trong việc tạo việc làm cho lao động ở nông thôn. Để phát triển số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi tối đa về mặt thủ tục thành lập doanh nghiệp cho các cơ sở sản xuất ở nông thôn.

- Cần có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh chế biến nông sản về đặt cơ sở sản xuất tại các địa bàn có nguồn nguyên liệu dồi dào. Các cơ sở này một mặt sẽ thu hút một lượng lớn nguồn lao động tại chỗ tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu cho cơ sở chế biến đó, mặt khác nó cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chế biến của các cơ sở này.

- Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn, tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh doanh nghiệp, cho các chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh hiện tại và những người muốn mở doanh nghiệp.

3.2.3.3. Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống và các ngành nghề mới ở nông thôn

Ngành nghề truyền thống đã có từ rất lâu đời và đó có thể coi là một thế mạnh của nước ta. Các nghề truyền thống nổi tiếng là: nghề kim hoàn, thêu ren, dệt lụa, chạm khắc gỗ, khảm trai, sơn mài, chế biến nông sản. Ngành nghề truyền thống hiện đang giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động. Tuy nhiên từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất và các làng nghề cũng gặp không ít những khó khăn như về thị trường tiêu thụ sản phẩm, công nghệ lạc hậu, ít vốn Vì thế Nhà nước cần có một số chính sách hỗ trợ để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, mở mang các ngành nghề mới.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống bằng các chính sách hỗ trợ như: cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho thuê mặt bằng để hình thành các khu làng nghề tập trung.

- Tổ chức lại các cơ sở làm nghề truyền thống trên cơ sở lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời phát triển mạnh mẽ hình thức hiệp hội, liên kết giữa các gia đình tiến tới thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Ban hành một số chính sách khuyến khích về vốn, tín dụng, thuế và giải quyết mặt bằng cho sản xuất đối với các làng nghề truyền thống ở giai đoạn khôi phục và phát triển mới. Mở rộng cung cấp tín dụng thương mại đối với các làng nghề để mở mang sản xuất, cải tiến phương thức hoạt động kinh doanh.

- Có chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân, thợ giỏi, hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để những nghề truyền thống không bị mai một.

- Tăng cường hình thành và phát triển các ngành nghề và sản phẩm mới mang tính truyền thống và bản sắc Việt Nam. Khuyến khích sự sáng tạo của mỗi cộng đồng dân cư nông thôn tự tìm cho mình một nghề, làm một loại sản phẩm độc đáo nhằm nêu danh tên tuổi của cộng đồng trên thị trường trong và ngoài nước.

3.2.3.4. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động

Nhà nước cần có các hoạt động hỗ trợ người lao động nông thôn tiếp cận được với các cơ hội việc làm ở nước ngoài trên cơ sở xây dựng một chiến lược xuất khẩu lao động nông thôn đi làm các công việc đơn giản, đòi hỏi trình độ tay nghề không cao hoặc cần thời gian đào tạo ngắn. Tìm biện pháp, cơ chế thích hợp để người lao động nghèo có thể đi xuất khẩu lao động như Nhà nước cho vay vốn ưu đãi để người lao động học nghề và những chi phí ban đầu. Song song với đó là phải hoàn thiện hệ thống luật pháp, tăng cường công tác quản lý hoạt động xuất khẩu lao động để tránh những thiệt hại cho người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động. Mặc dù khả năng xuất khẩu lao động hiện nay chưa lớn, song trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ thì trong thời gian tới vấn đề xuất khẩu lao động sẽ được mở rộng. Vì vậy phải có sự chuẩn bị trước cho lao động nông thôn các điều kiện cần thiết. Đây là một hướng giải quyết việc làm mang lại nguồn thu nhập cao cho lao động nông thôn.

Theo số liệu tổng kết của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2010 Việt Nam đưa được 85.546 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hiện Việt Nam đã đưa lao động đi làm việc ở trên hơn 40 quốc gia và vùng lãnh

thổ, tuy nhiên thực tế, số thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam thường xuyên và đều đặn không quá con số 10.

Đa số ngành, nghề, việc làm theo yêu cầu của nước ngoài thường đòi hỏi trình độ không cao nên phù hợp với khả năng lao động nông thôn Việt Nam như: xây dựng; giày da, may mặc; giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh hoặc người già yếu, tàn tật; nông nghiệp; lắp ráp điện tử… Một số quốc gia có nhu cầu ngành, nghề kỹ thuật cao nhưng chúng ta chưa đáp ứng được.

Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, thời gian qua đã điều tra, xử lý 137 vụ, khởi tố 186 bị can, xử lý hành chính 118 vụ với 133 đối tượng, đang tiếp tục điều tra 39 vụ với 88 đối tượng; tổng giá trị tài sản thiệt hại là 37,7 tỷ đồng và 1.450 USD với tổng số người bị hại trong các vụ án là 5.490 người.

Lao động phổ thông và lao động có tay nghề thấp chiếm khoảng 50- 60%, nhưng theo báo cáo của 10 tỉnh, thành phố được giám sát, tỷ lệ lao động có tay nghề ước khoảng 20 - 30%, còn tổng hợp báo cáo của các địa phương, doanh nghiệp và so sánh với kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 thì số lao động có tay nghề có thể còn thấp hơn nữa , nhiều lao động làm các công việc giản đơn, phổ thông ở các thị trường có thu nhập thấp.

Tính đến 30/6/2010 có 167 doanh nghiệp đang hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), trong đó có 98 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoặc cổ phần có vốn Nhà nước chi phối; 39 doanh nghiệp cổ phần vốn Nhà nước không chi phối; 30 doanh nghiệp tư nhân; 18 doanh nghiệp xác định hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là hoạt động kinh doanh chính, còn lại là các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành. Các doanh nghiệp là lực lượng chính thực hiện đưa khoảng 80% người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo kế hoạch hằng năm. Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong tổng số 167 doanh nghiệp dịch vụ có khoảng 30% doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao, 50% doanh nghiệp hiệu quả hoạt động trung bình và 20% doanh nghiệp còn lại hoạt động kém hiệu quả.

Chỉ có 17 doanh nghiệp mỗi năm đưa từ 1.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài; 29 doanh nghiệp từ 500 lao động đến dưới 1.000 lao động;

50 doanh nghiệp từ 300 lao động đến dưới 500 lao động và 52 doanh nghiệp đưa dưới 100 lao động mỗi năm.

50/63 tỉnh, thành phố không nắm được số lượng lao động về nước (cả lao động hoàn thành hợp đồng và lao động về trước hạn).

Trong 167 doanh nghiệp với gần 300 ngàn lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài tại khoảng 40 thị trường chỉ có 22 văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài. 70 - 80% người lao động không được tuyển dụng trực tiếp bởi doanh nghiệp về tư vấn, tuyển dụng tại địa phương mà được tuyển dụng qua môi giới. Tổng số lao động được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gần 82 nghìn người với tổng số vốn cho vay đạt xấp xỉ 1.700 tỷ đồng.

Từ năm 2007 đến nay Bộ đã tiếp nhận, xử lý 1.184 khiếu nại của người lao động; thanh tra, kiểm tra 191 lượt doanh nghiệp, xử lý vi phạm hành chính 119 lượt doanh nghiệp (trong đó có 76 doanh nghiệp bị phạt vì vi phạm chế độ báo cáo), thu hồi giấy phép của 04 doanh nghiệp.

Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, tính đến ngày 31/12/2009 số dư là 114,278 tỷ đồng, trong đó thu từ các doanh nghiệp và người lao động chỉ có 29,112 tỷ đồng, còn lại là phần kết dư của các năm trước và gần một nửa do chuyển từ khoản tiền xử lý sau thanh tra đối với Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3.2.3.5. Phát triển hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động

Đây là một giải pháp cần được quan tâm thực hiện sớm để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia thị trường lao động. Thực hiện giải pháp này cần thực hiện các hoạt động cụ thể sau:

- Điều tra, khảo sát, tập hợp, xử lý và lưu trữ các thông tin về thị trường lao động. Tổ chức việc liên thông các nguồn thông tin về cung và cầu lao động giữa hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động với các tổ chức cung và cầu lao động nhằm cung cấp đầy đủ, nhanh chóng và thuận tiện các thông tin về người cần việc làm, việc cần người, về các yêu cầu nghề nghiệp, kỹ năng.

- Tuyên truyền phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến thị trường lao động như pháp luật lao động, chính sau cho vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ giải quyết việc làm.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường lao động ngoài nước, xây dựng các kênh thông tin, cung cấp thông tin về nhu cầu lao động trên thị trường quốc tế, yêu cầu về chất lượng lao động cho nước ngoài để phục vụ cho việc đào tạo tuyển chọn lao động xuất khẩu.

- Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động.

3.2.3.6. Tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

Hiện tại việc làm cho nông dân bị thu hồi đất danh cho phát triển các khu công nghiệp và đô thị trên địa bàn nông thôn cả nước đang là vấn đề rất bức xúc. Trong giai đoạn tới, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa nông thôn tiếp tục được đẩy mạnh và quỹ đất nông nghiệp tiếp tục giảm cho phát triển công nghiệp và đô thị. Do vậy, giải quyết việc làm cho những người bị thu hồi đất vẫn là vấn đề thời sự, cấp bách. Cần có các giải pháp cho vấn đề này. Trước hết, việc quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải gắn chặt với kế hoạch đào tạo và sử dụng lao động ở những vùng bị thu hồi đất.; khi thu hồi đất, Nhà nước cần xác định giá đất đền bù cho người nông dân hợp lý tạo cho nông dân một nguồn lực cho sự phát triển bền vững của họ; cần tổ chức điều tra, thống kê, phân loại lao động về cả số lượng và chất lượng, trình độ, kỹ năng… tại các vùng mất đất để có các chính sách và biện pháp tạo việc làm cụ thể đối với lao động; cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí cho nông dân bị thu hồi đất; lập quỹ đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật, trợ cấp thất nghiệp cho lao động bị thất nghiệp sau khi giao đất…

KẾT LUẬN

Từ khi chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, quốc phòng an ninh được giữ vững, bộ

Một phần của tài liệu Thị trường lao động ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)