Thiết kế chương trình kiểm toán mẫu

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và dịch vụtin học thành phố hồ chí minh (Trang 106 - 112)

Để tạo thuận lợi cho việc kiểm toán tài sản cố định một cách nhanh chóng, chính xác. AISC nên thiết kế chương trình kiểm toán mẫu đối với phần hành tài sản cố định nói riêng và tất cả các phần hành còn lại nói chung phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau nên có chương trình kiểm toán riêng biệt nhằm giúp kiểm toán viên tiết kiệm thời gian và công sức chỉnh sửa chương trình kiểm toán sao cho phù hợp với loại hình doanh nghiệp của công ty khách hàng. Đồng thời, điều này cũng sẽ tạo điều kiện cho các kiểm toán viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn.

4.3.2 Linh hoạt phương pháp tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ

Với bảng câu hỏi, AISC nên thiết kế cả dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở để có thể thu thập được nhiều thông tin hơn. Các câu hỏi nên được chi tiết, cụ thể và thay đổi phù hợp với từng loại hình khách hàng.

Để việc đánh giá được chính xác và mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần ABC kiểm toán viên nên có sự vận dụng linh hoạt các phương pháp sử dụng bảng câu hỏi, bảng tường thuật và mô tả bằng sơ đồ. Đặc biệt là phương pháp lưu đồ.

Lưu đồ: là bảng hình vẽ biểu thị hệ thống thông tin kế toán và các hoạt động kiểm soát có liên quan của khách hàng bằng những ký hiệu đã được quy ước. Nhờ biểu thị bằng hình vẽ nên lưu đồ có thể cung cấp cái nhìn khái quát, súc tích về toàn bộ hệ thống cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các chứng từ và sổ sách,…và có tác dụng như một công cụ phân tích khi đánh giá bởi vì giúp kiểm toán viên nhận diện những sai sót của những thủ tục qua việc vận hành hệ thống.

Phương pháp này giúp kiểm toán viên có được cái nhìn khái quát, logic và xúc tích về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, dễ phát hiện những thiếu sót trong thiết kế vận hành của các quá trình và thủ tục kiểm soát.

Để thực hiện phương pháp lưu đồ, AISC nên có một hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện, các quy ước và ký hiệu được sử dụng. Do mỗi đối tượng khách hàng thuộc những lĩnh vực khác nhau nên kiểm toán viên cần áp dụng và linh hoạt phương pháp này trong từng khách hàng cụ thể.

4.3.3 Chú trọng vào các thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên khai thác bằng chứng kiểm toán nhanh chóng thông qua việc xác định những sai lệch về thông tin, những tính chất bất thường trên báo cáo tài chính, để kiểm toán viên xác định mục tiêu, phạm vi, quy mô, khối lượng công việc cần kiểm toán, từ đó có thể đi sâu nghiên cứu, kiểm toán những vấn đề mà kiểm toán viên cho là cần thiết.

Chính vì vậy, việc thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục tài sản cố địnhthông qua việc tính toán các tỷ số liên quan đến tài sản cố định cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu các tỷ số tính toán và kết quả so sánh nằm trong mức hợp lý chúng sẽ cung cấp bằng chứng để thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán như hiện hữu, đầy đủ, đánh giá, ghi chép chính xác. Ngược lại, các biến động hoặc quan hệ bất thường sẽ chỉ dẫn cho việc điều tra sâu hơn. Trong quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định của AISC có thực hiện tính toán các tỷ số nhưng chưa quan tâm, chú trọng trong việc phân tích các kết quả tính toán từ các tỷ số này. Vì vậy, kiểm toán viên cần căn cứ vào kết quả tính toán từ các tỷ số liên quan đến tài sản cố định để có cái nhìn chính xác hơn, khái quát hơn tình hình nắm giữ và sử dụng tài sản cố định tại đơn vị được kiểm toán.

4.3.4 Sử dụng ý kiến chuyên gia

Việc đánh giá tài sản cố định đối với kiểm toán viên là khó khăn, độ chính xác không cao. AISC nên thuê chuyên gia bên ngoài. Sử dụng ý kiến của chuyên gia là một loại bằng chứng đặc biệt trong kiểm toán khoản mục tài sản cố định, giúp kiểm toán viên đánh giá chính xác hơn số liệu kiểm toán.

Khi mời các chuyên gia cần xem xét tới trình độ cũng như sự khách quan của các chuyên gia và giá phí của việc thuê chuyên gia này nhằm đảm bảo chất lượng của các ý kiến đánh giá cũng như các chi phí kiểm toán được hợp lý.

Tóm lại, chương 4 nhận xét và kiến nghị bao gồm hai phần: phần 1 nhận xét những ưu điểm, nhược điểm về quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính tại công ty cổ phần ABC do công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Tp.HCM (AISC) thực hiện. Phần 2 kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình dựa trên những nhược điểm trình bày tại phần 1.

Từ những nhận xét và kiến nghị về quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định của AISC tôi nhận thấy bên cạnh những ưu điểm thì quy trình cũng c n một số khuyết điểm cần khắc phục. Tuy nhiên, không phải vì thế mà kết quả kiểm toán bị giảm bớt vì công ty cũng đang nỗ lực hoàn thiện quy trình và tôi mong rằng những nhận xét cũng như các kiến nghị của mình sẽ góp phần hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định nói riêng và quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung.

KẾT LUẬN

Tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị và tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, th o từng loại hình kinh doanh của đơn vị. Vì thế, trong mọi trường hợp, khoản mục tài sản cố định phản ánh tình trạng trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Điều này khiến cho khoản mục tài sản cố định trở thành một khoản mục quan trọng khi tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính. ặt khác, do chi phí hình thành tài sản cố định rất lớn và khả năng quay v ng vốn chậm nên việc kiểm toán khoản mục tài sản cố định sẽ giúp cho kiểm toán viên đánh giá được tính kinh tế và tính hiệu quả của việc đầu tư cho tài sản cố định từ đó đưa ra được định hướng đầu tư và nguồn sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định một cách hiệu quả nhất.

Trong khóa luận tốt nghiệp, tôi đã trình bày một cách chi tiết nhất về quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu haotrong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Tp.HCM thực hiện. Đồng thời, đưa ra một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình tại công ty. Tuy nhiên, do còn là một sinh viên nên hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu thực tế ngắn ngủi nên báo cáo này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn của các thầy cô bộ môn kiểm toán và anh chị trong công ty.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ kiểm toán Tp.HC đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được thực tập tại công ty. Bên cạnh đó, sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị tại công ty. Các anh, chị đã tạo điều kiện và chỉ bảo tôi rất nhiều trong việc thực hành kiểm toán. Tôi xin chân thành cảm ơn ThS.Trịnh Ngọc Anh - Giảng viên hướng dẫn - cô đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Qua chuyên đề này, tôi cũng mong nhận được nhũng lời phê bình và góp ý của các anh chị kiểm toán viên tại công ty, của cô giáo hướng dẫn để tôi có thể trau dồi thêm kiến thức phục vụ cho công việc trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học

Thành phố Hồ Chí Minh

2. Đồng chủ biên: TS.Vũ Hữu Đức, ThS. Võ Anh Dũng (2007). Lý thuyết kiểm

toán, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Quy trình kiểm toán của Hội nghề nghiệp kiểm toán VACPA

4. Sổ sách, chứng từ Công ty Cổ phần ABC

5. Tài liệu làm việc của Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành

phố Hồ Chí Minh

6. Trang mạng điện tử: www.thuvienphapluat.vn

www.kiemtoan.com.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục A: Giấy tờ làm việc của Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh (AISC)

Phụ lục B: Báo cáo tài chính năm 2012 của Công ty cổ phần ABC Phụ lục C: Các bằng chứng thu thập của kiểm toán viên

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và dịch vụtin học thành phố hồ chí minh (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)