Đây là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn rất quan trọng của mọi cuộc kiểm toán, bởi thực hiện tốt giai đoạn này thì quá trình thực hiện kiểm toán mới đạt hiệu quả cao nhất. Áp dụng th o đoạn 2, VSA 300 – Lập kế hoạch kiểm toán, “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả”. AISC cũng tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. Quá trình này bao gồm việc lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán.
Lập kế hoạch chiến lược
AISC chỉ lập kế hoạch chiến lược cho các cuộc kiểm toán có quy mô lớn, tính chất phức tạp, địa bàn rộng, kiểm toán cho nhiều năm. Kế hoạch chiến lược vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán. Kế hoạch chiến lược do trưởng nhóm kiểm toán lập và trình trưởng phòng xem xét và phê duyệt.
Lập kế hoạch tổng thể
Kế hoạch tổng thể là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán nhằm thực hiện công việc một cách có hiệu quả và đúng thời gian dự kiến. Kiểm toán viên cần thực hiện các công việc như: tìm hiểu khách hàng, phân tích sơ bộ, xác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Thu thập thông tin về khách hàng
Th o chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 quy định: “…để thực hiện kiểm
toán Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích những sự kiện, nghiệp vụ và thực ti n hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng
trọng yếu đến Báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc tới Báo cáo tài chính”.
Để đảm bảo hiệu quả cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện thu thập thông tin về khách hàng nhằm có được những hiểu biết đầy đủ về hoạt động của đơn vị, hệ thống kế toán, ngành nghề kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như các vấn đề khác. Từ đó, xác định được trọng tâm cuộc kiểm toán và từng phần hành kiểm toán.
Cụ thể, tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc nắm rõ đặc điểm ngành nghề kinh doanh của khách hàng rất quan trọng, điều này đảm bảo cho kiểm toán viên có được cái nhìn nhận đầy đủ về khách hàng từ đó xác định được trọng tâm của công việc đáp ứng cho yêu cầu công việc sau này.
Cụ thể những thông tin về khách hàng mà kiểm toán viên cần thu thập bao gồm:
Những thông tin chung:
- Năng lực Ban lãnh đạo công ty.
- Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
- Bộ máy tổ chức và điều hành sản xuất.
- Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Mục tiêu, phương hướng phát triển chiến lược của công ty trong giai đoạn
hiện tại.
- Mọi thông tin về nguồn tài trợ, nhân sự chủ chốt, các bên liên quan của
khách hàng, các đối tác thường xuyên.
Thông tin về khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao
- Lĩnh vực kinh doanh của khách hàng ảnh hưởng đến tài sản cố định.
- Kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản cố định
- Chính sách kế toán mà khách hàng, các văn bản, quy định, quy chế khách
hàng áp dụng đối với tài sản cố định như quy định về mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
Xác lập mức trọng yếu
Thông tin được cho là trọng yếu khi nếu thiếu thông tin đó hay thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên xác lập mức trọng yếu tổng thể (PM) và mức trọng yếu thực hiện được (MP), MP nghĩa là số tiền sai lệch tối đa cho phép, để căn cứ vào đó thiết kế các thủ tục kiểm soát thích hợp nhằm phát hiện các sai lệch trọng yếu đến Báo cáo tài chính. Nếu mức trọng yếu thấp, nghĩa là sai lệch được phép nhỏ, kiểm toán viên cần phải mở rộng phạm vi kiểm tra như tăng cỡ mẫu của các thử nghiệm cơ bản.
Tại AISC, để xác lập mức trọng yếu ban đầu kiểm toán viên ước tính về tính trọng yếu căn cứ vào tỷ lệ % các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, tài sản… cho toàn bộ Báo cáo tài chính. Tiếp đó tiến hành xác lập mức trọng yếu cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Tuy nhiên, AISC không tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục mà lấy một mức trọng yếu chung cho tất cả các khoản mục. Mức trọng yếu này được gọi là mức trọng yếu thực hiện được xác định qua công thức: MP = (50%-70%)*PM.
Thông qua các biện pháp kiểm toán, kiểm toán viên đánh giá mức độ sai sót thực tế của tài sản cố định và so sánh với mức có thể chấp nhận được đã xác định từ trước để từ đó đưa ra ý kiến của kiểm toán viên.
Ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải ước tính toàn bộ sai sót có thể chấp nhận được. Cơ sở để AISC xác lập mức trọng yếu:
Doanh thu: được áp dụng khi đơn vị chưa có lãi ổn định nhưng đã có doanh thu ổn định và doanh thu là một trong những nhân tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động. Tỷ lệ được các công ty kiểm toán lựa chọn thường từ 0.5%-3% doanh thu.
Lợi nhuận trước thuế: được áp dụng khi đơn vị có lãi ổn định. Lợi nhuận là chỉ tiêu được nhiều kiểm toán viên lựa chọn vì đó là chỉ tiêu được đông đảo người sử dụng
báo cáo tài chính quan tâm, nhất là cổ đông của các công ty. Tỷ lệ được lựa chọn nằm trong khoảng 5%-10% lợi nhuận trước thuế.
Tổng tài sản: được áp dụng đối với các công ty có khả năng bị phá sản có lỗ lũy kế lớn so với vốn góp. Người sử dụng có thể quan tâm nhiều hơn về khả năng thanh toán thì việc sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản hợp lý. Tỷ lệ được chọn thường là 2% tổng tài sản.
Đánh giá rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán là những rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn những sai sót trọng yếu. Để đánh giá rủi ro kiểm toán có thể đánh giá 3 loại rủi ro: rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát(CR), rủi ro phát hiện(DR). Đây là 3 bộ phận cấu thành của rủi ro kiểm toán. Điều này được thể hiện qua công thức sau:
Hay
Rủi ro kiểm toán và tính trọng yếu luôn đi cùng với nhau và có mối quan hệ khăng khít. Nếu mức trọng yếu được đánh giá cao thì rủi ro kiểm toán giảm xuống và ngược lại thì rủi ro kiểm toán tăng lên, bằng chứng kiểm toán phải thu thập nhiều hơn.
Khi tiến hành kiểm toán TSCĐ cần lưu ý những rủi ro có thể xảy ra:
- Liên quan đến nguyên giá TSCĐ: có thể bị phản ánh sai lệch với thực tế. Ghi nhận không đúng giá trị tài sản tăng giảm, kết chuyển nguồn không đúng. - Liên quan đến khấu hao TSCĐ: phương pháp tính khấu hao không phù hợp,
cách tính và phân bổ không hợp lý, không phù hợp với quy định hiện hành. - Liên quan đến sửa chữa nâng cấp TSCĐ: nghiệp vụ sửa chữa có thể bị hiểu
lầm về bản chất với nghiệp vụ nâng cấp và ngược lại. Do đó, việc ghi nhận tăng tài sản cố định không đúng.
- Liên quan đến hoạt động thanh lý: xác định nhầm giá trị còn lại của tài sản mang thanh lý. Tài sản đã hết giá trị khấu hao nhưng vẫn tiếp tục trích khấu hao.
- Đối với hoạt động cho thuê và đi thuê TSCĐ: nhiều nghiệp vụ đi thuê không được phân loại đúng hình thức thuê cũng như những tài sản cho thuê không được ghi nhận đúng như nội dung hợp đồng cho thuê.
Trên đây chỉ là một số sai sót tiềm tàng hay gặp phải khi kiểm toán TSCĐ mà kiểm toán viên cần phải lưu ý. Trong quá trình tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng các biện pháp kỹ thuật kiểm toán để phát hiện những sai sót tiềm tàng và hạn chế tối đa rủi ro này.
Thiết kế chương trình kiểm toán
Th o chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 300: “Chương trình kiểm toán là toàn bộ
những ch dẫn cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện theo d i, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán ch dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành.”
Dựa vào kế hoạch kiểm toán tổng thể đã được duyệt, thiết lập một chương trình kiểm toán phù hợp sẽ giúp kiểm toán viên thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp với chi phí và thời gian kiểm toán hợp lý.
3.1.2 Thực hiện kiểm toán