Một số loại sâu hại chính và khả năng chống đổ của các giống đậu

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang năm 2010 - 2011 (Trang 53 - 117)

3. Yêu cầu của đề tài

3.5. Một số loại sâu hại chính và khả năng chống đổ của các giống đậu

tƣơng thí nghiệm

Sự phát triển của sâu bệnh liên quan tới từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây, đồng thời có quan hệ chặt chẽ tới thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác và khả năng chống chịu của giống.

Trong những năm qua do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hệ số sử dụng đất, đưa vào nhiều giống mới có khả năng đầu tư thâm canh cao làm thay đổi hệ sinh thái nông nghiệp, dẫn đến sự thay đổi của quần thể sâu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

bệnh hại theo hướng gia tăng và phức tạp hơn. Sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất, phẩm chất của cây trồng.

Do đó, trong công tác chọn tạo giống thì việc chọn tạo ra được giống có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt là một chỉ tiêu không thể thiếu.

Qua theo dõi về sâu bệnh hại trên các giống đậu tương tham gia thí nghiệm tại Na Hang năm 2010 - 2011 cho thấy chủ yếu xuất hiện hai loại sâu hại chính là sâu cuốn lá và sâu đục quả.

Kết quả theo dõi tình hình sâu hại và tính chống đổ của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Một số loài sâu hại chính và khả năng chống đổ của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm

TT Giống

Vụ đông năm 2010 Vụ xuân năm 2011

Sâu cuốn lá (% lá bị hại) Sâu đục quả (% quả bị hại) Khả năng chống đổ (điểm) Sâu cuốn lá (% lá bị hại) Sâu đục quả (% quả bị hại) Khả năng chống đổ (điểm) 1 ĐVN5 10,58c 9,27bc 1 4,59f 7,35b 1 2 ĐVN6 5,37f 6,64f 1 4,92ef 4,31e 1 3 ĐVN9 6,60e 7,97de 1 6,43c 5,95c 1 4 ĐVN10 6,60e 8,42cd 1 5,50d 5,39d 1 5 ĐVN11 7,02e 7,11ef 1 5,30de 4,69e 1 6 E089-8 11,42b 9,87ab 1 8,26b 7,52b 1 7 E089-10 12,39a 10,33a 1 8,88a 8,39a 1 8 DT84(Đ/C) 9,09d 7,85de 1 6,85c 5,73cd 1 CV% 3,26 6,04 4,80 4,78 LSD(05) 0,49 0,89 0,53 0,52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sâu cuốn lá - Omiodes indicata (F)\):

Loài sâu này phá hoại ở tất cả các vùng trồng đậu tương trong cả nước, chúng gây hại ở các lá bánh tẻ từ giai đoạn cây con cho tới khi cây ra hoa. Mật độ sâu tăng nhanh và gây hại mạnh nhất vào thời kỳ cây có 4 - 6 lá kép và đang hình thành quả. Sâu ăn tế bào biểu bì lá, làm cho lá bị hỏng dẫn đến mất khả năng quang hợp, do đó năng suất bị giảm.

Vụ đông năm 2010 sâu cuốn lá phá hại trên tất cả các giống đậu tương thí nghiệm và gây hại nặng nhất ở thời kỳ ra hoa. Tỷ lệ lá bị hại biến động từ 5,37 - 12,39 % . Các giống ĐVN6, ĐVN9, ĐVN10, ĐVN11 có tỷ lệ lá bị hại thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%, trong đó giống ĐVN6 có tỷ lệ lá bị sâu hại thấp nhất là 5,37%, các giống còn lại có tỷ lệ lá bị sâu hại cao hơn chắc chắn so với giống đối chứng.

Vụ xuân năm 2011 sâu cuốn lá cũng phá hại trên tất cả các giống đậu tương thí nghiệm, tỷ lệ lá bị hại biến động từ 4,59 – 8,88%. Giống ĐVN6, ĐVN11 có tỷ lệ lá bị sâu hại thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Giống E089-8, E089-10 có tỷ lệ lá bị sâu hại cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại tỷ lệ lá bị sâu cuốn lá hại tương đương giống đối chứng (DT84: 6,85% lá bị hại).

- Sâu đục quả - Etiella zinckenella (Treitschke):

Sâu thường gây hại từ khi quả được hình thành cho tới khi thu hoạch. Sâu đục vỏ quả sau đó chui vào bên trong ăn hạt làm khuyết hạt dẫn đến năng suất thu hoạch bị giảm.

Sâu đục quả gây hại ở cả vụ xuân cũng như vụ đông. Tỷ lệ sâu đục quả ở vụ đông cao hơn vụ xuân, dao động từ 6,64 - 10,33%. Trong đó giống ĐVN6 bị hại nhẹ nhất, giống ĐVN5, E089-8 và E089-10 bị hại nặng hơn đối chứng; các giống còn lại bị sâu đục quả gây hại tương đương đối chứng.Vụ xuân, tỷ lệ quả bị sâu hại dao động từ 4,31% - 8,39%, giống ĐVN6, ĐVN11 bị sâu hại nhẹ hơn so với đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%; giống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐVN5, E089-8 và E089-10 bị sâu hại nặng hơn đối chứng; các giống còn lại bị sâu đục quả gây hại tương đương giống đối chứng (5,73% quả bị hại).

- Khả năng chống đổ

Đây cũng là tiêu chí quan trọng đối với việc chọn giống cũng như trong sản xuất đậu tương đại trà. Khả năng chống đổ liên quan chặt chẽ với chiều cao cây và đường kính thân. Những cây có đốt thân ngắn, thân mập thường có khả năng chống đổ tốt và ngược lại thì có khả năng chống đổ kém. Các giống đậu tương có tính chống đổ kém thì năng suất, chất lượng hạt thường thấp hơn các giống có tính chống đổ tốt.

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy khả năng chống đổ của các giống đậu tương thí nghiệm ở cả vụ đông năm 2010 và vụ xuân năm 2011 đều tốt được đánh giá ở thang điểm 1 (không có cây bị đổ).

3.6. Hàm lƣợng protein, lipit của các giống đậu tƣơng thí nghiệm

Protein và lipit là hai chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá phẩm chất hạt của các cây họ đậu nói chung và của cây đậu tương nói riêng. Kết quả phân tích hàm lượng protein và lipit của các giống đậu tương được thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Hàm lượng protein, lipit của các giống đậu tương thí nghiệm

TT Giống Protein tổng số (%) Lipit thô (%)

1 ĐVN5 37,60 20,76 2 ĐVN6 41,69 16,27 3 ĐVN9 38,66 19,45 4 ĐVN10 39,81 19,21 5 ĐVN11 38,55 18,01 6 E089-8 37,76 19,06 7 E089-10 34,62 19,20 8 DT84 (đ/c) 35,75 17,31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy hàm lượng protein của các giống đậu tương biến động từ 34,62 đến 41,69 %. Các giống đều có hàm lượng protein cao hơn đối chứng, trừ giống E089-10 là có hàm lượng protein thấp hơn đối chứng. Hàm lượng protein cao có ý nghĩa lớn cho việc sử dụng làm thực phẩm.

Hàm lượng lipit thô của các giống đậu tương thí nghiệm dao động từ 16,27 - 20,76%. Tất cả các giống đậu tương thí nghiệm đều có hàm lượng lipit thô cao hơn giống đối chứng duy nhất chỉ có giốngĐVN6 có hàm lượng lipit thô thấp hơn đối chứng. Hàm lượng dầu cao có ý nghĩa và tạo tiền đề cơ sở cho ngành công nghiệp sản xuất dầu, nhất là việc xuất khẩu. Nhìn chung hàm lượng protein và lipit thô của các giống tham gia thí nghiệm đều đạt ở mức khá.

3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm

3.7.1. Khả năng hình thành quả và hạt của các giống đậu tương

Các yếu tố cấu thành năng suất gồm có số quả chắc/cây, số hạt chắc/quả và khối lượng 1000 hạt. Trong các nhân tố trên thì khả năng hình thành quả và hạt của cây đậu tương là hai chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng nhất để đánh giá giống. Khả năng này là kết quả của cả một quá trình sinh trưởng và phát triển. Giống có được ưa chuộng và được nhân rộng hay không cơ bản phụ thuộc vào số lượng quả và hạt chắc được hình thành, nói cách khác là phụ thuộc vào khả năng cho năng suất hạt của giống.

Khả năng hình thành quả và hạt không chỉ bị chi phối bởi yếu tố nội tại mà còn bị chi phối bởi tác nhân ngoại cảnh. Trong cùng điều kiện môi trường thì khả năng trên phụ thuộc vào yếu tố nội tại. Tuy nhiên, khi chúng ta áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất thì cũng có tác động nhất định tới khả năng hình thành quả và hạt, đặc biệt là ở các giống chịu thâm canh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện tăng năng suất cây trồng.

Kết quả theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giống đậu tương thí nghiệm năm 2010 - 2011 được trình bày ở bảng 3.9.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết của các giống đậu tương thí nghiệm

TT Giống Vụ đông 2010 Vụ xuân 2011 Số quả chắc /cây Số hạt chắc /quả KL 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) Số quả chắc /cây Số hạt chắc /quả KL 1000 hạt (gr) NSLT (tạ/ha) 1 ĐVN5 20,00d 1,85c 139,73e 18,12c 23,17d 1,83c 145,13f 21,59d 2 ĐVN6 25,30a 2,00a 156,17a 27,66a 30,57a 2,02a 159,60b 34,43a 3 ĐVN9 22,77c 2,00a 145,43cd 23,17b 29,53b 1,99ab 153,53de 31,63b 4 ĐVN10 23,70bc 1,96ab 143,37de 23,27b 30,30ab 1,93b 156,27cd 32,03b 5 ĐVN11 24,53ab 2,01a 151,57ab 26,14a 29,63ab 2,03a 164,93a 34,67a 6 E089-8 19,70d 1,93abc 149,83bc 19,93c 22,40de 1,85c 158,47dc 22,99d 7 E089-10 19,13d 1,8bc 145,73cd 18,43c 21,80e 1,84c 156,5bcd 21,95d 8 DT84 (đ/c) 22,40c 1,90bc 149,17cd 22,15b 27,70c 2,01a 152,35e 29,74c CV% 3,59 2,49 1,92 4,67 2,05 1,90 1,20 3,13 LSD(05) 1,39 0,08 4,97 1,82 0,96 0,06 3,27 1,57 - Số quả chắc/ cây

Số quả chắc/cây là nhân tố rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất hạt khi thu hoạch. Số quả chắc/cây là tính trạng số lượng, cho nên số lượng quả của cây được hình thành nhiều hay ít không chỉ phụ thuộc vào đặc tính của giống mà còn chịu sự chi phối rất nhiều của các yếu tố ngoại cảnh như ẩm độ, nhiệt độ, ánh sáng..., các biện pháp kỹ thuật canh tác và thời vụ gieo trồng trong năm.

Số quả chắc/cây có sự biến đổi giữa hai vụ và các giống. Trong vụ đông số quả chắc/cây đạt 19,13 - 25,30 quả, trong đó giống ĐVN6, ĐVN11 có số quả chắc/cây cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%; giống ĐVN9, ĐVN10 có số quả chắc/ cây tương đương giống đối chứng (DT84:22,40 quả); các giống còn lại có số quả chắc/cây thấp hơn giống đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

chứng. Số quả chắc/cây trong vụ Xuân cao hơn vụ đông dao động từ 21,80 - 30,57 quả, giống ĐVN6, ĐVN9, ĐVN10, ĐVN11 có số quả chắc/ cây cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%, các giống còn lại đều có số quả chắc/cây thấp hơn giống đối chứng.

- Số hạt chắc/ quả:

Số hạt chắc/quả ở vụ đông cao hơn vụ xuân dao động từ 1,8 - 2,01 hạt. Các giống ĐVN6, ĐVN9, ĐVN11 có số hạt chắc/ quả cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%; giống ĐVN5có số hạt chắc/ quả thấp hơn đối chứng; các giống còn lại có số hạt chắc/quả tương đương đối chứng (DT84: 1,90 số hạt chắc/ quả).

Vụ xuân số hạt chắc/quả dao động từ 1,83 - 2,03 hạt. Trong thí nghiệm giống ĐVN5, ĐVN10, E089-8 và E089-10 có số hạt chắc/quả thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có số hạt chắc/ quả tương đương giống đối chứng (DT84: 2,01 số hạt chắc/ quả).

- Khối lượng 1000 hạt:

Khối lượng 1000 hạt phụ thuộc vào yếu tố di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ và dinh dưỡng ở thời kỳ ra hoa và vào chắc. Khối lượng 1000 hạt có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của giống. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy: Vụ đông khối lượng nghìn hạt giống đậu tương thí nghiệm biến động từ 139,73 - 156,17 g. Giống ĐVN6, ĐVN11 có khối lượng nghìn hạt cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Giống ĐVN5 có khối lượng nghìn hạt thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có khối lượng nghìn hạt tương đương giống đ/c (DT84: 149,17g).

Khối lượng nghìn hạt của các giống đậu tương thí nghiệm ở vụ xuân dao động từ 145,13 - 164,93g. Giống ĐVN6, ĐVN10, ĐVN11, E089-8 và E089-10 có khối lượng nghìn hạt cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Giống ĐVN5 có khối lượng nghìn hạt thấp hơn giống đối chứng. Các giống còn lại có khối lượng nghìn hạt tương đương đối chứng (DT84: 152,35g).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Năng suất lý thuyết:

Năng suất lý thuyết của một giống phản ánh tiềm năng cho năng suất tối đa của giống đó trong điều kiện nhất định. Năng suất lý thuyết của các giống đậu tương thí nghiệm vụ đông đều thấp hơn vụ xuân dao động từ 18,12 - 27,66 tạ/ha. Giống ĐVN6, ĐVN11 có năng suất lý thuyết cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Giống ĐVN5, E089-8 và E089-10 có năng suất lý thuyết thấp hơn giống đối chứng. Các giống còn lại có năng suất tương đương đối chứng (DT84: 22,15 tạ/ha).

Trong vụ xuân năng suất lý thuyết của các giống đậu tương thí nghiệm dao động từ 21,59- 34,67 tạ/ha. Giống ĐVN6, ĐVN9, ĐVN10, ĐVN11 có các yếu tố cấu thành năng suất khá cao nên năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có năng suất lý thuyết thấp hơn đối chứng.

3.7.2. Năng suất thực thu của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm Bảng 3.10. Năng suất thực thu của các giống đậu tương thí nghiệm Bảng 3.10. Năng suất thực thu của các giống đậu tương thí nghiệm

TT Giống Năng suất thực thu (tạ/ha)

Vụ đông Vụ xuân 1 ĐVN5 15,04c 17,27d 2 ĐVN6 22,96a 27,54a 3 ĐVN9 18, 84b 25,09b 4 ĐVN10 19,32b 25,63b 5 ĐVN11 21,70a 27,73a 6 E089-8 16,54c 18,39d 7 E089-1 0 15,30c 17,56d 8 DT84 (đ/c) 18,39b 23,80c C V% 4,66 3,14 LSD(0 5) 1,52 1,26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua số liệu của bảng 3.10 cho thấy: Vụ đông năm 2010, năng suất thực thu của các giống đậu tương thí nghiệm dao động từ 15,04 - 22,96 tạ/ha. Giống ĐVN6, ĐVN11 có năng suất cao hơn giống đối chứng và các giống khác ở mức tin cậy 95%; 3 giống là ĐVN5, E089-8 và E089-10 có năng suất thực thu thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có năng suất thực thu tương đương với giống đối chứng (DT84: 18,39 tạ/ha).

Vụ xuân, năng suất thực thu của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm đều cao hơn vụ đông biến động từ 17,27 - 27,73 tạ/ha. Giống ĐVN6, ĐVN9, ĐVN10, ĐVN11 có năng suất thực thu cao hơn đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%, trong đó giống ĐVN6, ĐVN11 vẫn có năng suất thực thu cao hơn chắc chắn các giống khác. Các giống còn lại đều có năng suất thực thu thấp đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Như vậy: Qua theo dõi về thời gian sinh trưởng, khả năng chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm vụ đông năm 2010 và vụ xuân năm 2011 tại huyện Na Hang chúng tôi thấy có 2 giống đậu tương có triển vọng đó là ĐVN6, ĐVN11. Đây là 2 giống có khả năng chống chịu khá, năng suất cao và ổn định, qua 2 vụ thí nghiệm đều cho năng suất cao hơn giống đối chứng.

3.8. Kết quả thí nghiệm trên đồng ruộng của nông dân

3.8.1. Năng suất thực thu của các giống đậu tương sản xuất thử trên đồng ruộng nông dân vụ xuân năm 2011 ruộng nông dân vụ xuân năm 2011

Căn cứ vào kết quả thí nghiệm của vụ đông năm 2010 về khả năng cho năng suất, thời gian sinh trưởng, màu sắc hạt và khả năng chống chịu của các giống đậu tương thí nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chúng tôi tìm ra 2 giống đậu tương có triển vọng là giống ĐVN6,

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang năm 2010 - 2011 (Trang 53 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)