Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các giống đậu tương tham

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang năm 2010 - 2011 (Trang 49 - 52)

3. Yêu cầu của đề tài

3.4.2.Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các giống đậu tương tham

tham gia thí nghiệm

Cây đậu tương chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng, một phần chính là nhờ khả năng cải tạo đất thông qua nốt sần hệ rễ. Nốt sần là phần vỏ rễ phình ra và trong đó có vi khuẩn Rhizobium Japonicum sống. Vi khuẩn này hình gậy, sống trong đất, có khả năng đi vào rễ và cố định đạm từ khí trời. Nốt sần phân bố trên các rễ ở độ sâu cách mặt đất 1 m. Nốt sần sinh ra khi vi khuẩn tấn công tế bào biểu bì. Nốt sần hình thành sớm trên rễ chính, có thể quan sát thấy rõ khoảng 15 - 20 ngày sau gieo và nó phát triển nhanh về số lượng và kích thước cả trên rễ chính lẫn rễ phụ. Các nốt sần bên trong có mầu hồng là đang ở thời kỳ hoạt động cố định đạm, nếu bên trong có mầu xanh xám là đó hết khả năng hoạt động. Nốt sần có nhiều và hoạt động mạnh nhất vào giai đoạn trước và trong lúc ra hoa, sau đó giảm dần và hết tác dụng.

Để đánh giá khả năng tạo thành nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm chúng tôi tiến hành theo dõi số lượng và khối lượng nốt sần ở hai thời kỳ hoa rộ và chắc xanh. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.5. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm

TT Giống

Vụ Thu đông năm 2010 Vụ Xuân năm 2011

Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ chắc xanh Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ chắc xanh

Số lƣợng (cái/ cây) Khối lƣợng (g/cây) Số lƣợng (cái/ cây) Khối lƣợng (g/cây) Số lƣợng (cái/ cây) Khối lƣợng (g/cây) Số lƣợng (cái/ cây) Khối lƣợng (g/cây) 1 ĐVN5 12,33d 0,23d 20,33d 0,44e 18,41f 0,27e 24,55d 0,47d 2 ĐVN6 18,00a 0,36a 26,89a 1,00a 24,44a 0,44a 30,66a 1,26a 3 ĐVN9 14,22c 0,30b 25,11b 0,76c 21,22bc 0,39ab 29,00b 1,04b 4 ĐVN10 15,44b 0,28bc 23,78b 0,87b 20,22cd 0,34c 27,22c 1,04b 5 ĐVN11 17,67a 0,31b 24,67b 0,89b 21,67b 0,41ab 30,10a 1,05b 6 E089-8 12,22d 0,26cd 19,11de 0,41e 19,78de 0,37bc 23,78d 0,45d 7 E089-10 12,00d 0,25cd 18,78e 0,41e 18,78ef 0,32cd 23,89d 0,48d 8 DT84(Đ/C) 14,11c 0,30b 21,78c 0,58d 20,56cd 0,28de 28,00c 0,64c CV% 3,90 7,59 3,47 6,15 2,96 8,01 1,97 3,80 LSD(05) 0,99 0,04 1,37 0,07 1,07 0,05 0,94 0,05

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua số liệu ở bảng 3.5 cho thấy: Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các giống đậu tương ở vụ xuân cao hơn vụ đông cả ở thời kỳ hoa rộ và thời kỳ chắc xanh, cả về số lượng cũng như về khối lượng nốt sần.

Trong vụ đông, ở thời kỳ hoa rộ số lượng nốt sần của dao động từ 12,00 - 18,00 cái/cây, khối lượng nốt sần đạt 0,23 - 0,36 gam/cây. Giống ĐVN6, ĐVN10, ĐVN11 có số lượng nốt sần cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%, giống ĐVN9 tương đương với giống đối chứng, các giống còn lại đều thấp hơn so với đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Về khối lượng nốt sần đạt cao nhất là giống ĐVN6 (0,36 gam/cây), giống ĐVN9, ĐVN11, ĐVN10 tương đương với giống đối chứng, các giống còn lại có khối lượng nốt sần thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Thời kỳ chắc xanh có số lượng và khối lượng nốt sần dao động từ 18,78 - 26,89 cái/cây và 0,41- 1,00 g/cây; 4 giống ĐVN6, ĐVN9, ĐVN10, ĐVN11 có số lượng, khối lượng cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%, còn lại các giống đều thấp hơn so với đối chứng;

Vụ xuân 2011, ở thời kỳ hoa rộ số lượng nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm dao động từ 18,41 - 24,44 cái/cây, khối lượng nốt sần đạt 0,27- 0,44 g/ cây. Giống ĐVN6, ĐVN11 có số lượng nốt sần cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%; các giống ĐVN9, ĐVN10, E089-8 có số lượng nốt sần tương đương với giống đối chứng, các giống còn lại có số lượng nốt sần thấp hơn so với đối chứng. Về khối lượng nốt sần, 5 giống có số lượng nốt sần cao hơn so với đối chứng là ĐVN6, ĐVN9, ĐVN10, ĐVN11 và E089-8, các giống còn lại đều có số lượng nốt sần tương đương với giống đối chứng.

Ở thời kỳ chắc xanh số lượng và khối lượng nốt sần đều tăng nhanh đạt từ 23,78 - 30,66 cái/cây và 0,45 - 1,26 g/cây. GiốngĐVN6, ĐVN9, ĐVN11 có số lượng nốt sần cao hơn so với đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%; giống ĐVN10 có số lượng nốt sần tương đương đối chứng; các giống còn lại đều thấp hơn so với giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Về khối lượng nốt sần đạt cao hơn so với đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% là giống ĐVN6, ĐVN9, ĐVN11; các giống còn lại thấp hơn so với đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang năm 2010 - 2011 (Trang 49 - 52)