Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang năm 2010 - 2011 (Trang 28 - 30)

3. Yêu cầu của đề tài

1.3.2 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

Cây đậu tương có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là ở những vùng nông thôn nghèo, có nền kinh tế chưa phát triển. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu chế biến làm thực phẩm cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

con người, nguyên liệu cho xuất khẩu, cây đậu tương còn là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi rất tốt.

Cây đậu tương có khả năng thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái khác nhau, đối với đất bạc màu và khô hạn thì cây đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Đồng thời nó cũng đóng góp rất lớn vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, góp phần cải tạo đất đai, cải tạo môi trường.

Cả nước đã hình thành 6 vùng sản xuất đậu tương chính, đó là vùng Đông Nam Bộ có diện tích lớn nhất 26,2%, miền núi Bắc Bộ 24,7%, đồng bằng sông Hồng 17,5%, đồng bằng sông Cửu Long 12,4%. Tổng diện tích 4 vùng này chiếm 80% diện tích trồng đậu tương của cả nước. Đậu tương trồng ở vụ xuân chiếm 14,2%, vụ hè thu 31,6%, vụ hè 2,68%, vụ thu đông 22,1%, vụ đông xuân 29,7%. Về sản lượng, riêng 3 vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long chiếm 63,8% sản lượng đậu tương của cả nước. Đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 12,4% diện tích nhưng lại chiếm 20,9% sản lượng đậu tương và năng suất bình quân cao nhất là 16 tạ/ha (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [6]. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam trong 5 năm gần đây được trình bày trong bảng 10.

Bảng 10: Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 5 năm gần đây

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 2005 204.100 14,341 292.700 2006 185.600 13,906 258.100 2007 187.400 14,701 275.500 2008 191.500 14,026 268.600 2009 146.200 14,610 213.600

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Diện tích đậu tương của nước ta có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, năm 2005 diện tích đạt 204.100 ha nhưng đến năm 2009 giảm xuống 146.200 ha, sản lượng cũng giảm xuống 79.100 tấn. Tuy nhiên, xét về mặt năng suất thì năng suất đậu tương của nước ta trong những năm vừa qua có sự tăng lên đáng kể từ 13,906 tạ/ha năm 2006 tăng lên 14,61 tạ/ha vào năm 2009. Mặc dù năng suất đậu tương trong những năm vừa qua có tăng nhưng còn thấp hơn nhiều so với năng suất bình quân của thế giới (28,72 tạ/ha). Do đó, có thể khẳng định rằng năng suất là một lợi thế có thể khai thác để tăng sản lượng, hạ giá thành trong thời gian tới. Đây cũng là mục tiêu số một đặt ra cho các nhà chọn, tạo giống trong nước.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang năm 2010 - 2011 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)