Mô hình hệ thống COFDM

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Kỹ Thuật Truyền hình số (Trang 70 - 73)

Hình 3.6 mô tả một hệ thống COFDM dựa trên phép biến đổi FFT. Tín hiệu đầu vào nối tiếp được biến đổi sang dạng song song và nhóm thành từng cụm x bit và tạo nên các số phức tương ứng. Số lượng x bit xác định "chòm sao" tín hiệu đối với mỗi sóng mang. Dữ liệu số sau khi đã điều chế vào các sóng mang được đem đi thực hiện phép biến đổi FFT để tạo sự trực giao giữa các sóng mang. Sau khi đã tạo được sự trực giao giữa các sóng mang, các sóng mang này lại được chuyển về miền thời gian bằng phép biến đổi IFFT và biến đổi thành chuỗi nối tiếp để truyền đi. Khoảng bảo vệ được chèn vào giữa các symbol để tránh can nhiễu giữa các symbol do phản xạ nhiều đường.

Hình 3.6. Sơ đồ khối hệ thống COFDM

Các symbol ở dạng rời rạc được biến đổi thành dạng tương tự và qua lọc thông thấp để nâng tần. Quá trình tại hệ thống thu ngược lại với hệ thống phát. Mạch hiệu chỉnh một nhịp được sử dụng để hiệu chỉnh méo do đường truyền.

Có thể nói COFDM là phương thức phân chia kênh truyền trên cả miền thời gian lẫn miền tần số:

 Miền tần số được phân thành tập hợp các "bằng tần con" (OFDM symbol).

 Miền thời gian được phân thành một tập hợp các "khoảng thời gian nhỏ" gần kề nhau.

 Mỗi phần tần số/ thời gian được sử dụng để tại một sóng mang con riêng (một sóng mang trong OFDM symbol).

Hình 3.7. Minh hoạ COFDM trên miền tần số và thời gian

Symbol khoảng bảo vệ FFT Kênh con T

KẾT LUẬN ***

Cuốn đồ án này đã nêu được một số vấn đề cơ bản của truyền hình, từ đó ta có thể thấy được sự chuyển biến mềm dẻo và liên quan chặt chẽ tới nhau giữa các thế hệ trong lịch sử của ngành truyền hình: truyền hình đen trắng ra đời đầu tiên là nền móng cho truyền hình màu ra đời. Và tiếp đó, truyền hình số là sự xâm nhập của công nghệ số vào lĩnh vực truyền hình. Công nghệ số, cụ thể là kỹ thuật nén tín hiệu và nén băng tần phát triển chính là cơ sở để truyền hình số ra đời và tồn tại. Chuẩn nén MPEG-2 cho cả nén audio và video được sử dụng rộng rãi trong truyền hình, nó đưa ra cấu trúc của dòng truyền tải và dòng chương trình. Các dòng này có thể được truyền dẫn theo các phương pháp khác nhau, trong cuốn đồ án này chỉ đề cập cụ thể phương pháp truyền dẫn của truyền hình số mặt đất với phương pháp ghép đa tần trực giao có mã COFDM theo tiêu chuẩn DVB-T, đây cũng chính là tiêu chuẩn mà Đài truyền hình Việt Nam đã quyết định lựa chọn phát sóng truyền hình số mặt đất. Đây là một nội dung khá rộng và bao gồm nhiều vấn đền phức tạp. Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, cuốn đồ án này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em mong được sự góp ý, bổ sung của các thầy và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Kỹ Thuật Truyền hình số (Trang 70 - 73)