Phần mã hóa kênh truyền

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Kỹ Thuật Truyền hình số (Trang 53 - 54)

Phần này có chức năng chính là mã hóa và tạo dòng dữ liệu một cách phù hợp sao cho hiệu quả truyền dẫn đạt được là cao nhất.

* Khối ghép kênh tương thích và trải năng lượng - Mux Adaptation, Energy Dispersal.

Để đảm bảo việc truyền dẫn không có lỗi, dòng dữ liệu TS đến từ khối nén sẽ được ngẫu nhiên hóa. Các gói dữ liệu này đầu tiên được nhận dạng bởi chuỗi ngẫu nhiên PRBS. Mục đích của quá trình này là phân tán năng lượng trong phổ tín hiệu số và xác định số nhị phân thích hợp (loại bỏ các chuỗi dài "0" và "1"), đồng thời đây cũng được xem là quá trình phối hợp để ghép kênh truyền tải.

* Khối mã hóa ngoài RS và tráo ngoài - Outer encoder and Interleaver

Dòng dữ liệu sau khi đã được ngẫu nhiên hóa sẽ tiếp tục được xử lý tại khối mã ngoài và tráo ngoài. Sở dĩ gọi là "ngoài" vì việc xử lý ở đây là theo byte, còn mã "trong" và tráo "trong" là xử lý theo "bit". Bộ mã ngoài sử dụng mã Reed - Solomon RS (204, 188, t = 8) để mã hóa dữ liệu đã được ngẫu nhiên hóa nhằm tạo ra các gói dữ liệu đã được bảo vệ lỗi. Do được mã hóa theo mã RS (204, 188, t = 8) nên mỗi gói dữ liệu sẽ được thêm 16 byte sửa lỗi và nó có khả năng sửa tới 8 lỗi trong một gói.

Việc ghép ngoài chính là ghép các byte với một chu kỳ ghép quy định trước, thường độ sâu ghép là l = 12. Đây cũng chính là việc nhằm giảm tính thống kê của lỗi

* Khối mã trong và tráo trong - Inter encoder and Interleaver

Đây là quá trình mã hóa tiếp theo nhưng việc mã sẽ chi tiết đến từng bit. Thông số mã hóa ở đây chính là tỷ lệ mã hóa n/m (1/2, 2/3, 3/4...). Nghĩa là cứ m bit truyền đi thì chỉ có n bit mang thông tin, các bit còn lại là để sửa lỗi. Tiếp theo dữ liệu sẽ được tráo hoàn toàn theo từng bit, thông tin sẽ rất khác so với ban đầu. Quá trình này để giảm lỗi đến mức tối đa.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Kỹ Thuật Truyền hình số (Trang 53 - 54)