Dòng cơ sở

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Kỹ Thuật Truyền hình số (Trang 42 - 45)

Dòng cơ sở có hai loại là audio và video, thực chất dòng này chính là đầu ra của bộ mã hóa và nén theo tiêu chuẩn MPEG-2, nó chứa những thông tin tối thiểu để bộ giải mã có thể tạo lại hình ảnh hoặc âm thanh ban đầu. Các dòng này có thể coi là có độ dài tùy ý. Mặc dù dòng cơ sở video như đã trình bày ở trên chỉ bao gồm thông tin của một đoạn chương trình và phần mở đầu, tuy nhiên mỗi đoạn chương trình chứa khá nhiều nhóm ảnh, mỗi nhóm lại bao gồm một số các ảnh. Vì vậy dòng cơ sở video chứa thông tin của rất nhiều ảnh, nên ta có thể xem nó có độ dài lớn tùy ý.

Để có thể truyền với độ tin cậy cao, dòng dữ liệu cơ sở được chia thành các gói nhỏ có kích thước phù hợp, tạo nên dòng dữ liệu cơ sở đóng gói PES.

Hình 2.7. Dòng cơ sở đóng gói PES

Tương ứng với dòng dữ liệu cơ sở audio và video ta cũng có dòng cơ sở dữ liệu đóng gói audio và video. Những gói dữ liệu này được nhận diện bởi tín hiệu "tiêu đề" (header) và có chứa "nhãn thời gian" phục vụ cho việc đồng bộ.

Độ dài của dòng PES là tùy ý để phù hợp cho từng ứng dụng. Chiều dài của gói có thể tới vài trăm Kbyte, thay đổi tùy theo nhu cầu, chiều dài cực đại là 216 byte. Cú pháp của dòng sơ sở đóng gói như sau:

Tiền tố mã khởi đầu PES

(3 byte) Nhận dạng dòng (1byte) Độ dài gói PES (2byte) Tiêu để PES Các byte đệm Dữ liệu gói PES

Dòng cơ sở đóng gói bao gồm dữ liệu tiêu đề và dòng dữ liệu có ích. Dữ liêu tiêu đề có chứa các thông tin:

• Tiền tố mã khởi đầu PES gồm 3 byte (24 bit) trong đó 23 bit giá trị 0 và một bit có giá trị 1 ($00$00$01).

• Nhận dạng dòng có độ dài 1byte phân biệt được 16 dòng chương trình video và 32 dòng chương trình audio, trong đó:

$CO -$DF: Số hiệu dòng chương trình audio $EO - $ EF: Số hiệu chương trình video

$FO - FF: Số hiệu dòng dữ liệu

• Độ dài gói PES (2 byte): cho biết thông tin về số byte có trong dữ liệu bắt đầu tùy chọn trước khi bắt đầu dòng dữ liệu có ích.

• Các byte tiêu đề và các byte đệm không có độ dài quy định, mang nhiều thông tin chẳng hạn như các thông tin điều khiển: điều khiển đảo mã, sắp xếp dữ liệu, điều khiển kỹ xảo (chạy tới nhanh, chuyển động chậm, đông hình, chạy lùi nhanh hay chỉ hiển thị một mành...), chế độ ưu tiên (xác định gói PES có ưu tiên không), các thông tin về bản quyền: bản gốc hay bản sao, được bảo vệ quyền tác giả hay không được bảo vệ...Ngoài ra còn có thông tin về tốc độ dòng dữ liệu, thông tin đồng bộ. Thông tin đồng bộ bao gồm thông tin về nhãn thời gian hiển thị PTS và nhãn thời gian giải mã DTS. PTS xác định thời điểm một đơn vị truy cập được tách ra và hiển thị còn DTS xác định một đơn vị truy cập được tách ra và đưa đến bộ giải mã. Đối với nhiều loại dữ liệu chỉ cần nhãn thời gian hiện thị PTS. Tuy nhiên đối với dữ liệu video cần thêm nhãn thời gian giải mã DTS bởi vì trong chuẩn nén MPEG, các ảnh I, P, B không bao giờ được giải mã đồng thời. Ảnh B chỉ có thể giải mã sau khi đã xác định được các ảnh I, P. Các ảnh I, P phải được lưu lại trong bộ nhớ để phục vụ cho việc giải mã các ảnh tiếp theo. Nhãn thời gian DTS đi kèm với nhãn thời gian PTS sẽ giúp cho việc giải mã và hiển thị chính xác tín hiệu video. Ngoài ra để hỗ trợ thêm cho việc đồng bộ còn có các thông tin chuẩn đồng hồ dòng cơ sở. Còn các byte đệm tạo ra từ bộ mã hóa dùng để ổn định tốc độ bit, nó sẽ được loại bỏ khi giải mã.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Kỹ Thuật Truyền hình số (Trang 42 - 45)