Dòng truyền tải

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Kỹ Thuật Truyền hình số (Trang 47 - 51)

Dòng truyền tải được thiết kế để truyền trong môi trường có nhiều khả năng gây ra sai lầm. Dòng truyền tải TS ghép các gói dữ liệu của dòng cơ sở video PES và audio PES của một hoặc nhiều chương trình thành một dòng truyền tải duy nhất.

Dòng truyền tải mang thông tin của nhiều chương trình khác nhau, mỗi chương trình có thể sử dụng một hệ số nén và tốc độ bit khác nhau cho dù tốc độ bit của toàn hệ thống là không đổi. Tính chất này cho phép một chương trình truyền tải dữ liệu phức tạp có thể mượn dải tần của chương trình truyền tải dữ liệu đơn giản.

Dòng truyền tải được ghép từ nhiều gói truyền tải TS, gói truyền tải TS được tạo ra như sau: các gói PES có độ dài khác nhau được chia thành các gói

nhỏ TS có độ dài không đổi (188 byte) và truyền đi sau khi đã cộng với dòng bit điều khiển dùng để mô tả chương trình, ta sẽ có dòng truyền tải TS.

Gói truyền tải có độ dài 188 byte chia thành dữ liệu tiêu đề (header) và dữ liệu có ích.

Dữ liệu tiêu đề có độ dài tối thiểu là 4 byte và chứa những thông tin cơ bản sau:

• Các thông tin về đồng bộ: Byte đồng bộ có giá trị cố định là 047 (hexa) dùng cho đồng bộ giữa bên thu và phát, thông tin về chuẩn đồng hồ chương trình và chuẩn đồng hồ chương trình gốc.

• Các thông tin hỗ trợ cho việc truyền tải được chính xác: bit chỉ thị lỗi truyền, ưu tiên truyền gói, nhận dạng gói, các bit đếm xuôi và đếm lùi các gói TS đã truyền, các bit thông báo điều khiển đảo mã ở phần dữ liệu có ích.

• Các thông tin đặc tả chương trình bao gồm 4 loại bảng như sau:

 Bảng bản đồ chương trình PMT: mỗi chương trình trên dòng truyền tải đều có một PMT tương ứng. Bảng này mô tả chi tiết về chương trình và các dòng gói sơ cấp tạo nên chương trình đó.

 Bảng kết hợp chương trình PAT: Danh sách tất cả các chương trình trong dòng truyền tải sẽ được ghi trên PAT (bảng PAT có PID = 0). Mỗi chương trình được liệt kê cùng với giá trị PID của gói TS có chứa PMT của chương trình đó. Một PMT cũng có thể chứa chi tiết của nhiều chương trình, thay vì chỉ một chương trình, khi các chi tiết của chương trình này đủ ngắn.

 Bảng thông tin mạng NIT (Network Infomation Table): cung cấp các thông tin về mạng vật lý dùng để truyền tải như: tần số kênh truyền, đặc tính điều chế... tuy nhiên bảng này là tùy chọn, có thể có hoặc không có.

 Bảng truy cập có điều kiện CAT (Conditional Access Table): nếu có dòng sơ cấp đóng gói nào trong dòng truyền tải được xáo trộn, bảng CAT phải hiện diện để cung cấp thông tin chi tiết về hệ thống xáo trộn được sử dụng và cung cấp giá trị của PID của gói TS chứa thông tin về việc quản lý việc truy cập có điều kiện.

• Các byte đệm : do độ dài của các gói PES không phải bao giờ cũng bằng nguyên lần 188 byte, trong trường hợp này ta thêm vào các byte độn vào gói TS thiếu. Tuy nhiên người ta cố gắng chọn chiều dài gói PES là hợp lý để các byte độn là ít nhất.

CHƯƠNG III

TRUYỀN DẪN DÒNG TRUYỀN TẢI ***

3.1.Giới thiệu chương

Dòng tín hiệu truyền hình số sau khi nén và ghép kênh (dòng truyền tải) có thể truyền đi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Có ba phương thức truyền dẫn chính là: truyền dẫn bằng hệ thống cáp quang, truyền dẫn qua vệ tinh và truyền dẫn vô tuyến trực tiếp trên mặt đất (truyền hình số mặt đất). Ba phương thức này phát triển song song và bổ trợ cho nhau:

 Truyền hình vệ tinh đảm bảo vùng phủ sóng và số kênh truyền lớn tuy nhiên giá thành máy thu đắt và khả năng thu lưu động kém.

 Truyền hình cáp có ưu thế trong việc phục vụ cho các khu dân cư tập trung với mật độ cao nhưng không đảm bảo khả năng thu lưu động.

 Truyền hình số mặt đất cho phép thu lưu động và khá thuận lợi cho việc phủ sóng các vùng dân cư đông đúc ở đô thị cũng như ở các vùng dân cư thưa thớt.

Để thực hiện các phương thức truyền dẫn trên hiện nay trên thế giới đang tồn tại ba tiêu chuẩn chính. Đó là: ATSC (Advanced Television Systems Commitee) – phát triển ở Mỹ; DVB (Digital Video Broadcasting) – phát triển ở Châu Âu và ISDB (Intergeted Serrvices Digital Broadcasting) – phát triển ở Nhật. Sau một thời gian khảo sát phân tích ngày 26/3/2001 Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt nam đã ký quyết định chọn tiêu chuẩn DVB của Châu Âu làm tiêu chuẩn cho phát sóng truyền hình số của Việt nam. Ứng với ba phương thức truyền dẫn đã nêu, tiêu chuẩn DVB phân thành:

 DVB-S (Digital Video Broadcasting – Satellite): dùng cho phát sóng truyền hình số qua vệ tinh;

 DVB-C (Digital Video Broadcasting – Cable): dùng cho phát sóng truyền hình số qua hệ thống cáp;

 DVB-T (Digital Video Broadcasting – Terrestrial): dùng cho phát sóng truyền hình số mặt đất;

Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên chương 3 chỉ đề cập tới truyền hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB-T. Trong đó tập trung chủ yếu và phân tích kỹ thuật COFDM (Coded Orthogonal Frenquency Division Multiplex - Ghép kênh đa tần trực giao có mã).

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Kỹ Thuật Truyền hình số (Trang 47 - 51)