- Các điều kiện cần thiết để hình thành thị trường tài chính:
8. Công tác kiểm tra tài chính
8.1. Các vấn đề chung về công tác kiểm tra t ài chính
-
-KhKháiáinniệiệmm: Kiểm tra tài chính là loại kiểm tra được thực hiện đối với quá
trình phân phối các nguồn lực tài chính để đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý của tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
- Đặc trưng của kiểm tra tài chính:
+ Kiểm tra tài chính là kiểm tra bằng đồng tiền thực hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính (chỉ tiêu giá trị) đối với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính quốc gia.
+ Kiểm tra tài chính mang tính tổng hợp, toàn diện, thường xuyên, rộng
rãi và thể hiện tính kịp thời.
+ Kiểm tra tài chính vừa có kiểm tra thường xuyên và kiểm tra không thường xuyên.
- Tác dụng của kiểm tra tài chính:
+ Xét về phía Nhà nước:
Giúp nhà nước nắm được tình hình sử dụng vốn ngân sách Nh à nước có tiết kiệm, hiệu quả tình hình thực hiện các nhiệm vụ đ ược giao.
Giúp nhà nước nắm được tình hình kinh doanh, tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với mọi doanh nghiệp thuộc tất cả các th ành phần kinh tế.
Cho phép đánh giá hi ệu quả kinh tế, sự đúng đắn của chính sách, chế độ, luật pháp. Qua đó cho thấy nền kinh tế có khả năng tăng tr ưởng cao hay chững lại, hay suy thoái; khả năng vỡ nợ, phá sản của doanh nghiệp.
Thông qua kiểm tra tài chính, Nhà nước có thể phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh những hiện t ượng không lành mạnh, để điều chỉnh bằng hệ thống pháp luật đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, điều chỉnh chính sách thuế, chính sách chi tiêu công c ộng, chính sách lãi suất, tỷ giá,... để khai thác hết khả năng tiềm tàng của nền kinh tế, tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất, công ăn việc làm, thu nhập, giá cả, đầu tư... đảm bảo hiệu quả kinh tế ở tầ m vĩ mô cũng như tầm vi mô.
Đảm bảo cho những ng ười quản lý doanh nghiệp nắm bắt đ ược chính xác toàn diện về tình hình tài chính để điều hành và kiểm soát các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phát hiện kịp thời những tồn tại trong kinh doanh để nhanh chóng đ ưa ra các quyết định điều chỉnh hoạt động ph ù hợp với yêu cầu thị trường, phát hiện và khai thác triệt để các tiềm năng của doanh nghiệp, có biện pháp bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cũng nh ư có căn cứ để xây dựng những dự án xây dựng sản xuất kinh doanh, đ ưa ra các quyết định tài chính đúng đắn.
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các b ên tham gia vào doanh nghi ệp.
Thúc đẩy thực hiện tốt kế hoạch công tác của đ ơn vị, đảm bảo tính mục đích, tiết kiệm trong sử dụng kinh phí Nh à nước cấp, nhằm tăng c ường hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn ngân sách nh à nước…
- Các nguyên tắc kiểm tra tài chính: + Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
+ Nguyên tắc chính xác, khách quan, công khai, th ường xuyên và phổ cập
+ Nguyên tắc bảo vệ bí mật :
+ Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả + Nguyên tắc quần chúng
8.2 Nội dung kiểm tra tài chính
- Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch t ài chính:
+ Khái niệm: là loại kiểm tra được tiến hành khi xây dựng, xét duyệt, quyết định các kế hoạch tài chính (kiểm tra khi nghiệp vụ thu, chi t ài chính chưa phát sinh trong th ực tế, là kiểm tra khi xây dựng, xét duyệt dự toán ngân sách nhà nước, phân tích tính toán v à lập kế hoạch tài chính của các doanh nghiệp, dự toán kinh phí của các đ ơn vị hành chính sự nghiệp).
+ Mục đích của kiểm tra tr ước: xác định đúng đắn hợp lý về tổ chức các
nguồn vốn trên cơ sở xác định quy mô, số l ượng vốn cần thiết, lựa chọn nguồn vốn và quy mô thích hợp của những nguồn đó .
+ Nội dung kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính:
Kiểm tra các căn cứ xây dựng kế hoạch t ài chính sự phù hợp của kế hoạch tài chính với nhiệm vụ của ng ành, của đơn vị với yêu cầu của thị trường trong kỳ kế hoạch t ài chính để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ kế hoạch đó.
Kiểm tra khi xây dựng các kế hoạch, các chỉ ti êu thu - chi tài chính căn cứ trên các chỉ tiêu của kế hoạch kinh tế - xã hội, đảm bảo sự thống nhất v à quan hệ chặt chẽ giữa chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị trong các kế hoạch, xem xét sự hợp lý của các định mức, các chi phí làm căn cứ tính toán đưa ra các chỉ tiêu tài chính, tính tiết kiệm, hiệu quả của các hợp đồng đã ký (nếu có), giá cả dùng để tính, khả năng dự trữ, dự ph òng, các giải pháp kinh tế - tài chính, so sánh với kế hoạch tài chính, khả năng thực hiện ở năm kế hoạch, tham khảo tài liệu năm báo cáo. Kiểm tra việc chấp hành các định mức thu, định mức tiêu chuẩn chi tiêu được thể hiện trong kế hoạch.
Kiểm tra việc khai thác khả năng tiềm t àng làm cho kế hoạch tài chính có tính tiên tiến, tích cực
Kiểm tra các phương pháp tính toán, l ập kế hoạch như phương pháp tính các nguồn thu,các khoản mục chi, phương pháp tính toán các d ự án đầu tư, tính chi phí thường xuyên, hoặc phương pháp tính chi phí trong s ản xuất kinh doanh, tính khấu hao tài sản cố định, tiền lương, bảo hiểm xã hội, kế hoạch vật tư lao động, tính cân đối trong kế hoạch t ài chính.
- Kiểm tra tài chính trong quá trình th ực hiện kế hoạch tài chính:
+ Khái niệm: là loại kiểm tra thường xuyên tiến hành trong quá trình các ngành, các doanh nghiệp các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ tài chính đã được phê duyệt, là sự kiểm tra khi các nghiệp vụ thu, chi t ài chính nảy sinh trong thực tiễn.
+ Nội dung của kiểm tra trong quá tr ình thực hiện kế hoạch tài chính:
Kiểm tra chấp hành pháp luật, các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu của nhà nước đã ban hành và đang có hiệu lực thi hành
Kiểm tra việc sử dụng các nguồn t ài chính, các loại vốn kinh doanh
như: kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn l ưu động thông qua các chỉ tiêu tài chính (hệ số hao mòn, vòng quay vốn lưu động...).
Kiểm tra các khoản chi phí, doanh thu, lỗ, l ãi trong từng hoạt động kinh doanh, phân chia lợi nhuận, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dự báo về xu hướng phát triển của doanh nghiệp.
Kiểm tra và phân tích các kho ản kinh phí do ngân sách Nh à nước cấp phát, chấp hành các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu, mục đích của tiền vốn,
mức độ tiết kiệm và hiệu quả của các khoản chi, so sánh với các quy định của nhà nước.
+ Khái niệm: là loại kiểm tra được tiến hành sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kế hoạch tài chính. Đây là hoạt động kiểm tra được thực hiện sau khi các hoạt động tài chính, các nghiệp vụ tài chính đã diễn ra, đã được ghi chép vào hệ thống sổ sách, báo biểu.
+ Nội dung của kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch bao gồm:
Kiểm tra tình hình khoá sổ cuối năm, mở sổ đầu năm, tính ph ù hợp, hợp lý giữa các chỉ tiêu tài chính với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã thực hiện được, mức độ đạt được của các chỉ tiêu kế hoạch, tốc độ tăng tr ưởng hay giảm sút của từng chỉ ti êu so với kỳ trước, so với kế hoạch đ ã vạch ra
Kiểm tra tình hình công nợ... để đánh giá chính xác khả năng thanh toán của các doanh nghiệp, các c ơ quan; kiểm tra tình hình sử dụng các khoản đầu tư đã hoàn thành, mức độ chưa hoàn thành, số tài sản tăng lên do kết quả đầu tư, xem xét chi phí s ản xuất kinh doanh, chi phí quản lý, các khoản lương, thưởng, phúc lợi, tình hình dự trữ vật tư, hàng hoá.
Kiểm tra việc phân phối lợi nhuận trước thuế và sau thuế, năng lực tích luỹ của các doanh nghiệp, lợi tức cổ phần, trích lập quỹ của doanh nghiệp, phát hiện những sai sót, những gian lận l àm thất thoát hay lũng loạn t ài chính của doanh nghiệp, của nh à nước, cũng như phát hiện những vi phạm chính sách, chế độ, kỷ luật tài chính.
8.3. Phương pháp kiểm tra tài chính
-
- KKhhááii niniệệm:m: Phương pháp kiểm tra tài chính là cách thức tiến hành kiểm
tra tài chính, nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. - Các phương pháp kiểm tra :
+ Dựa vào phạm vi kiểm tra tài chính :
Kiểm tra toàn diện: là kiểm tra toàn bộ các hoạt động tài chính, các
nghiệp vụ tài chính đã phát sinh trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị. Phương pháp kiểm tra này được tiến hành bởi các cán bộ tài chính, thanh tra tài chính, thanh tra thu ế, kiểm soát thuế, kiểm soát vi ên công ty....
Kiểm tra trọng điểm (hay kiểm tra chuyên đề): là cách kiểm tra chỉ lựa chọn một hay một số hoạt động t ài chính chủ yếu, có giới hạn của một doanh nghiệp, một cơ quan, một đơn vị để kiểm tra.
Kiểm tra tổng hợp: là tiến hành kiểm tra toàn bộ công tác của khách thể kiểm tra một cách có hệ thống từ tr ên xuống dưới từ các cơ quan quản lý cấp trên tới các đơn vị trực thuộc cơ quan đó.
Kiểm tra điển hình (kiểm tra chọn mẫu): là cách kiểm tra có tính chất
chọn lựa nội dung tài chính hoặc một nghiệp vụ tài chính của một hoặc một số đơn vị trong nhiều đơn vị có cùng tính chất chức năng như nhau.
+ Dựa vào căn cứ tiến hành kiểm tra tài chính: phương pháp ki ểm tra tài chính được chia thành hai phương pháp là: ki ểm tra qua chứng từ v à kiểm tra thực tế.
Kiểm tra qua chứng từ: Phương pháp kiểm tra này thực hiện kiểm tra
bằng cách dựa vào các báo biểu, báo cáo, sổ sách, số liệu hách toán thống k ê - kế toán, các chứng từ ban đầu do đơn vị chịu sự kiểm tra gửi đến c ơ quan kiểm tra (hoặc có thể đến đ ơn vị)
Kiểm tra thực tế: là cách kiểm tra được thực hiện tại chỗ, tại hiện trường, tại doanh nghiệp, c ơ quan, đơn vị nơi diễn ra các hoạt động kinh tế - tài chính của đơn vị được kiểm tra.
8.4. Các chủ thể tiến hành kiểm tra tài chính
+ Chủ thể kiểm tra đối với ngân sách nh à nước:bao gồm
Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp
Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp Bộ Tài chính
Thanh tra tài chính
Cơ quan tài chính các c ấp Bộ kế hoạch và đầu tư Kiểm toán nhà nước Ngân hàng Nhà nước:
Kiểm tra nội bộ: Là việc các doanh nghiệp thuộc mọi th ành phần kinh
tế, các cơ quan hành chính, các đơn v ị sự nghiệp tiến hành kiểm tra tài chính ngay trong đơn vị mình.
+ Đối với tài chính doanh nghiệp Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Kế toán trưởng
Bộ máy tài chính kế toán ở đơn vị Kiểm toán nội bộ …