Những vấn đề chung về tài chính quốc tế

Một phần của tài liệu đề cương ôn ập môn lý thuyết tài chính (Trang 38)

- Các điều kiện cần thiết để hình thành thị trường tài chính:

7. TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

7.1. Những vấn đề chung về tài chính quốc tế

- Khái niệm: Tài chính quốc tế là hệ thống những quan hệ t ài chính nảy

sinh giữa các chủ thể của một n ước với các chủ thể của n ước khác, và với các tổ chức quốc tế, gắn liền với các d òng lưu chuyển hàng hóa và vốn trên

thế giới theo những nguyên tắc nhất định.

- Cơ sở của các quan hệ tài chính quốc tế : Các quan hệ kinh tế quốc tế cũng như các quan hệ tài chính quốc tế được hình thành và phát triển trên các cơ sở sau đây:

+ Sự hợp tác quốc tế, đặc biệt l à sự hợp tác quốc tế về kinh tế. Hợp tác quốc tế được thực hiện trên cơ sở phân công lao động quốc tế.

+ Các quan hệ chính trị giữa các n ước trong cộng đồng quốc tế (quan hệ đối ngoại). Các quan hệ n ày tuỳ thuộc chủ yếu vào các yếu tố kinh tế, vào lợi ích của những bên tham gia và do các quy luật của nền kinh tế hàng hoá chi phối và tuỳ thuộc vào những yếu tố chính trị.

- Những nguyên tắc cơ bản của kinh tế quốc tế v à tài chính quốc tế:

+ Tôn trọng độc lập chủ quyền v à không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Yêu cầu các bên:

 Không đưa ra những điều kiện làm phương hại đến lợi ích của nhau.

 Không dùng các th ủ đoạn có tính chất can thiệp v ào nội bộ của quốc gia có quan hệ, nhất là dùng thủ đoạn kinh tế – kỹ thuật và kích động để can thiệp vào đường lối chính trị của các quốc gia đó.

Tôn trọng các điều khoản trong các văn bản đ ã được thỏa thuận và ký kết với nhau.

+ Bình đẳng: Yêu cầu phải coi mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế l à một quốc gia độc lập có chủ quyền v à là một thành viên, được bình đẳng trong quan hệ, có quyền tự do kinh doanh, quyền tự chủ như nhau.

+ Cùng có lợi: Các quốc gia trên cơ sở khai thác những lợi thế so sánh của mình để đạt được những mục tiêu nhất định, đặc biệt là các lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội.

- Đặc trưng của tài chính quốc tế:

+ Tài chính quốc tế chịu ảnh hưởng rất lớn bởi rủi ro hối đoái v à rủi ro chính trị, thể hiện :

 Tỷ giá hối đoái tác động đến nền kinh tế x ã hội của hầu hết các n ước: khi đồng tiền của một nước tăng giá (tăng giá trị so với các đồng tiền khác) th ì hàng hóa của nước đó tại nước ngoài trở nên đắt hơn và hàng hoá nước ngoài tại nước đó rẻ hơn (giá nội địa tại hai nước giữ nguyên) và ngược lại. Tương tự, giá cả, doanh số v à lợi nhuận của các nhà nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng bởi những biến động đột ngột của tỷ giá.

 Rủi ro chính trị: đảo chính, thay đổi thể chế, cải tổ... dẫn đến thay đổi về đường lối, chính sách quản lý kinh tế - tài chính của một quốc gia và các

chủ thể liên quan phải gánh chịu và không thể kháng cự...

+ Sự thiếu hoàn hảo của thị trường: Đó là những luật lệ, những chính sách được các quốc gia lập ra để ngăn chặn các l òng lưu chuyển tự do của nhân lực, hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các quốc gia.

+ Môi trường quốc tế mở ra nhiều c ơ hội để phát triển tài chính quốc tế.

- Vai trò của tài chính quốc tế:

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia h òa nhập vào nền kinh tế thế giới

+ Mở ra cơ hội cho các quốc gia phát triển kinh tế - xã hội, giúp các nước giải quyết được những vấn đề riêng của mình như các vấn đề về vốn, công nghệ, thị trường, lao động...

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng của các nguồn lực t ài chính với những khả năng phân tán các kho ản đầu tư, c quốc gia có thể trang trải chi ti êu bằng vay mượn nước ngoài trong những năm khó khăn.

Một phần của tài liệu đề cương ôn ập môn lý thuyết tài chính (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)