Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Một phần của tài liệu đề cương ôn ập môn lý thuyết tài chính (Trang 40)

- Các điều kiện cần thiết để hình thành thị trường tài chính:

7.2.Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

7. TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

7.2.Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

- Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài: là hình thức đầu tư quốc tế mà

chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ cho phép họ trực tiếp tham gia điều h ành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.

- Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: Tùy theo từng nước mà có những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác nhau.:

+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. + Doanh nghiệp liên doanh.

+ Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh . + Các hình thức khác.

- Lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

+Đối với các nước xuất khẩu FDI (nước chủ đầu tư)

 Mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường ảnh hưởng sức mạnh kinh tế trên thế giới, đồng thời còn là biện pháp thâm nhập thị trường, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các n ước sở tại.

 Giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận cao do lợi dụng những lợi thế so sánh của nước sở tại, giảm chi phí vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị...

 Giúp chủ đầu tư tìm được các nguồn cung cấp nguy ên vật liệu ổn định.

 Giúp các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.

+ Tác động của FDI đối với các n ước tiếp nhận đầu tư:

 Đối với những nước công nghiệp phát triển : Tạo n ên luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia, trong đó đặc biệt l à đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs), tăng c ường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế, mở rộng nguồn thu của chính phủ, giải quyết nạn thất nghiệp và kiềm chế lạm phát...

 Đối với các nước đang phát triển:

 FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

 FDI góp phần phát triển nguồn nhân lực v à tạo thêm nhiều việc làm mới; tác động tới xuất nhập khẩu.

 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thông qua chính sách thu hút vốn theo các ng ành nghề định hướng hợp lý

 Góp phần bổ sung nguồn thu quan trọng cho ngân sách của các quốc gia.

 Những mặt trái của FDI đối với các n ước nhận đầu tư :  Có thể phải tiếp nhận những công nghệ v à kỹ thuật lạc hậu.

 Các nhà đầu tư thường tính giá cao cho các nhân tố đầu v ào gây ra những thua thiệt cho n ước nhận đầu tư.

 Nước nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư từ đó có thể tạo ra sự bất lợi cho các doanh nghiệp trong n ước trong quá trình cạnh tranh...

Một phần của tài liệu đề cương ôn ập môn lý thuyết tài chính (Trang 40)