Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu một số kiểu lỗi thường gặp trong văn bản báo cáo tiếng việt (Trang 88 - 91)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Nguyên nhân chủ quan

Có nhiều nguyên nhân chủ quan của ngƣời viết dẫn đến báo cáo mắc lỗi nhƣ đã miêu tả ở chƣơng 2. Song, có hai nguyên nhân cơ bản không thể không nhắc đến:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Thứ nhất, do ngƣời viết thiếu ý thức trong việc sử dụng các phƣơng

tiện ngôn ngữ cũng nhƣ những qui định về thể thức và kĩ thuật trình bày khi soạn thảo văn bản báo cáo;

- Thứ hai, do ngƣời viết không nắm đƣợc những tri thức cơ bản về tiếng Việt nói chung và tri thức về văn bản báo cáo nói riêng.

3.1.1.1. Về nguyên nhân ý thức của người viết

- Nói đến ý thức của ngƣời soạn thảo văn bản, trƣớc hết là nói đến vấn đề ý thức lựa chọn, sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ.

Thực tế sử dụng ngôn ngữ cho thấy, có những lỗi ngƣời soạn thảo văn bản mắc không phải do không nắm đƣợc tri thức ngôn ngữ mà là do “cẩu thả”, “thiếu ý thức” trong việc lựa chọn, sử dụng ngôn từ.

Chẳng hạn, qui tắc chính tả tiếng Việt qui định: phải viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đứng ngay sau dấu ngắt câu. Qui định này chắc không mấy ai

không biết khi sử dụng tiếng Việt (!). Nhƣng những hiện tƣợng vi phạm qui tắc viết hoa kiểu này lại gặp khá nhiều trong văn bản báo cáo theo khảo sát của chúng tôi. Nguyên nhân này là gì nếu đó không phải là ý thức chƣa tốt của ngƣời viết văn bản? (Biết mà không thực hiện). Tƣơng tự, tên riêng của ngƣời hay địa danh, v.v… cũng phải viết hoa tất cả các chữ cái đầu của âm tiết. Những ngƣời đã phải thực hiện nhiệm vụ viết báo cáo thì không ai lại không hiểu điều đó, nhƣng từ chỗ hiểu đến chỗ thực hiện là cả một vấn đề. Nó liên quan đến ý thức của ngƣời viết văn bản.

Tóm lại, việc lựa chọn, sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ là công việc đầu tiên đặt ra đối với ngƣời soạn thảo văn bản và là khâu góp phần không nhỏ để tạo nên một văn bản hay hoặc ngƣợc lại.

Ở chƣơng 2, luận văn đã trình bày kết quả khảo sát lỗi trong một số văn bản báo cáo tiếng Việt, trong đó, các kiểu lỗi về sử dụng ngôn ngữ chiếm số lƣợng không nhỏ. Điều này một phần do ý thức lựa chọn, sử dụng phƣơng tiện ngôn ngữ của ngƣời viết báo cáo chƣa tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 82 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nói đến ý thức của ngƣời soạn thảo văn bản, cũng không thể không nói đến vấn đề ý thức tuân thủ các qui định về hình thức và nội dung của văn bản, trong đó có báo cáo.

Để viết một văn bản đƣợc tốt, trong đó có báo cáo, ngƣời viết trƣớc tiên phải chú ý đến những yêu cầu chung và riêng của loại văn bản cần soạn thảo. Chẳng hạn, khi soạn thảo một báo cáo, ngƣời viết phải chú ý thực hiện yêu cầu thể thức, yêu cầu về kĩ thuật trình bày, v.v… để tạo ra đƣợc một văn bản báo cáo đúng phong cách văn bản hành chính - công vụ, đúng với yêu cầu của một văn bản báo cáo. Không tuân thủ những yêu cầu này, ngƣời viết sẽ tạo ra những sản phẩm mắc lỗi.

Tƣơng tự nhƣ đã nói ở trên, có không ít lỗi trong văn bản báo cáo do ngƣời viết thiếu ý thức khi lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ, thiếu ý thức trong việc thực hiện những qui định về soạn thảo văn bản. Những tri thức ngôn ngữ đơn giản nhƣ một bản báo cáo phải có Quốc hiệu hoặc tiêu đề; phải có ngày, tháng, năm ban hành hay số báo cáo, v.v… là những tri thức mà có lẽ bất cứ ngƣời viết báo cáo nào cũng biết. Vậy tại sao vẫn có những văn bản báo cáo mắc lỗi (?!), nếu đó không phải là ý thức của ngƣời viết báo cáo không tốt.

3.1.1.2. Do trình độ tiếng Việt của người soạn thảo báo cáo còn hạn chế

- Một trong những nguyên nhân mắc lỗi trong văn bản báo cáo mà chúng tôi khảo sát đƣợc là do trình độ tiếng Việt của một số ngƣời viết báo cáo còn hạn chế. Theo điều tra của chúng tôi, nhiều ngƣời soạn thảo văn bản ở cấp xã chƣa tốt nghiệp THPT. Có ngƣời còn không hề biết các quy tắc chính tả, qui tắc dùng từ và nhất là càng không biết kiến thức về câu hay về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản báo cáo. Khá nhiều ngƣời thƣờng xuyên viết báo cáo nhƣng không hề biết đến qui định cỡ chữ, phông chữ, định lề, v.v… của một văn bản báo cáo là gì. Vì không nắm đƣợc yêu cầu tối thiểu nhƣng rất cần thiết đó cho nên các văn bản báo cáo mà những ngƣời này soạn thảo mắc lỗi không có gì lạ: không biết qui định về phông chữ, không biết qui tắc để lề, … không thể viết và thực hiện đúng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 83 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực tế cho thấy, trình độ soạn thảo văn bản của một số ngƣời chƣa tốt. Biết qui tắc chính tả, có vốn từ phong phú, v.v… chƣa đủ, ngƣời soạn thảo báo cáo còn phải biết cách trình bày văn bản theo đúng thể thức, đúng qui định về kĩ thuật trình bày… Không có kĩ năng này, văn bản mà họ soạn thảo khó tránh khỏi lỗi.

- Ngoài những tri thức về tiếng Việt, tri thức về ngôn ngữ và đặc điểm của văn bản báo cáo, về các thao tác viết báo cáo, v.v… ngƣời soạn thảo báo cáo cần phải có kĩ năng sử dụng máy tính (tuy đây chỉ là kĩ năng nằm ngoài kĩ năng ngôn ngữ). Nếu kĩ năng này không tốt, ngƣời soạn thảo văn bản nói chung, soạn thảo văn bản báo cáo nói riêng cũng có thể tạo ra những sản phẩm mắc lỗi (nếu họ tự soạn thảo văn bản bằng máy tính).

Một phần của tài liệu một số kiểu lỗi thường gặp trong văn bản báo cáo tiếng việt (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)