6. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Nhận xét chung
- Về tư liệu khảo sát: Nhƣ đã trình bày ở mục Phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đã tập hợp 400 văn bản báo cáo thuộc 4 cấp và một số đơn vị trƣờng học ban hành để khảo sát lỗi. Có nhiều loại văn bản báo cáo (BC), tùy theo tiêu chí phân loại. Luận văn này cũng chỉ chọn ba kiểu: báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề và báo cáo đột xuất để khảo sát lỗi. Theo đó, các lỗi trong báo cáo
cũng đƣợc phân loại và tổng kết theo ba kiểu báo cáo này.
Có thể hình dung số lƣợng các kiểu văn bản báo cáo đƣợc phân theo loại theo chủ thể ban hành bằng bảng tổng hợp 2.1.
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các loại văn bản báo cáo đƣợc chọn làm ngữ liệu khảo sát Loại BC Chủ thể BC BC định kì BC chuyên đề BC đột xuất Tổng số Cấp Trung ƣơng 20 5 5 30 Cấp tỉnh 60 30 10 100 Cấp huyện 60 30 10 100 Cấp xã 60 30 10 100 Trƣờng học 40 20 10 70 Tổng kết 240 115 45 400
- Về thực trạng văn bản BC mắc lỗi: Theo kết quả khảo sát, các văn bản đƣợc chọn làm nguồn ngữ liệu khảo sát mắc lỗi khá nhiều. Chúng tôi đã thống kê đƣợc 10.812 lỗi / 400 văn bản báo cáo. Nhƣ vậy, trung bình mỗi văn bản báo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cáo mắc xấp xỉ 27,03 lỗi (cả hai nhóm: lỗi thể thức & kỹ thuật trình bày; lỗi về sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ).
- Về các kiểu lỗi trong văn bản BC: Nhƣ đã nói ở chƣơng 1, khó có thể
bao quát đƣợc tất cả các kiểu lỗi trong văn bản nói chung, trong văn bản báo cáo nói riêng. Luận văn giới hạn phạm vi khảo sát và phân loại lỗi văn bản báo cáo theo hai tiêu chí lớn: 1) Lỗi thể thức và kỹ thuật trình bày, và 2) Lỗi sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ.
Cũng cần nói thêm rằng, sự phân loại lỗi theo hƣớng này chỉ có tính chất tƣơng đối chứ khó có sự rạch ròi. Bởi vì nhƣ chúng ta đã biết, thể thức hay kỹ thuật trình bày văn bản liên quan đến vấn đề sử dụng phƣơng tiện ngôn ngữ và ngƣợc lại, phƣơng tiện ngôn ngữ trong văn bản báo cáo đƣợc dùng cũng không tách rời thể thức hay kỹ thuật trình bày báo cáo. Song, để tiện cho việc phân loại và miêu tả các kiểu lỗi, chúng tôi tạm chia nhƣ vậy.
- Về tần số xuất hiện của các kiểu/ loại lỗi: Tần số xuất hiện lỗi của từng loại lỗi không giống nhau. Trong tổng số 400 văn bản báo cáo với 10.812 lỗi đã thống kê nói trên, kiểu lỗi về thể thức và kỹ thuật trình bày có tần số xuất hiện thấp hơn kiểu lỗi về sử dụng phƣơng tiện ngôn ngữ (Kiểu lỗi về thể thức và kỹ thuật trình bày có 2.120 lƣợt/ 10.812, chiếm xấp xỉ 19,6%; kiểu lỗi về sử dụng phƣơng tiện ngôn ngữ có 8.692/ 10.812 lƣợt, chiếm xấp xỉ 80,4%).
Chi tiết các loại lỗi trong hai nhóm trên cũng có sự khác biệt rất lớn. Cùng là báo cáo do một cấp ban hành, cùng là một loại văn bản báo cáo nhƣng có những loại lỗi chỉ thấy xuất hiện 73 lƣợt, ngƣợc lại, có loại lỗi xuất hiện tới 193 lần (Xem phụ lục VIII: So sánh lỗi dùng từ và lỗi chính tả trong kiểu báo cáo chuyên đề do cấp tỉnh ban hành).
Nhìn tổng quát, số lỗi trong các văn bản báo cáo do các chủ thể ban hành khác nhau cũng không giống nhau. Nói cách khác, các văn bản báo cáo do chủ thể ban hành khác nhau cũng có số lỗi khác nhau.
Theo khảo sát, báo cáo do cấp xã ban hành mắc lỗi nhiều nhất (5.233/10.812, xấp xỉ 48,4%, tiếp đến là báo cáo do cấp huyện ban hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(2.137/10.812, xấp xỉ 19,8%), tiếp nữa là văn bản báo cáo do cấp tỉnh ban hành (1.736/10.812, xấp xỉ 16,0 %), văn bản báo cáo do các trƣờng học ban hành (1.322/10.812, xấp xỉ 12,2 %), và cuối cùng là báo cáo do cấp Trung ƣơng ban hành mắc lỗi ít nhất (384/10.812, xấp xỉ 3,6 %).
Có thể hình dung tần số xuất hiện lỗi / các văn bản báo cáo phân loại theo chủ thể ban hành bằng bảng tổng kết 2.3, mục 2.1.2.