4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Với những điều kiện về tự nhiên, xã hội của tỉnh Phú Thọ hoàn toàn có cơ sở vững chắc để tổ chức thực hiện một chương trình marketing địa phương hoàn chỉnh, bài bản. Tuy nhiên, những điều kiện đó vẫn chưa được gắn kết thành một thể thống nhất cùng với các chính sách thu hút đầu tư nhằm tạo nên những sản phẩm địa phương hấp dẫn.
Hệ thống CSHT và giao thông còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu. CSHT giao thông của Phú Thọ chưa được tốt, nhiều tuyến đường xuống cấp. Bên cạnh đó, khó thu hút được nhiều các dự án có qui mô lớn do hạn chế mặt bằng SXKD.
Các hoạt động liên quan đến việc tổ chức phân phối sản phẩm địa phương chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Các nhà đầu tư vẫn còn gặp nhiều trở ngại và khó khăn để tiếp cận đầy đủ thông tin về sản phẩm địa phương của tỉnh Phú Thọ. Vai trò của chính quyền địa phương chưa được phát huy tối đa trong hoạt động thu hút đầu tư. Trong số các chỉ số bị đánh giá thấp, đặc biệt có chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo. Trong mức độ nhất định, PCI của tỉnh Phú Thọ thấp thể hiện sự không hài lòng của các doanh nghiệp đối với chất lượng giải quyết công việc của các sở ban ngành liên quan.
Việc tổ chức các hoạt động XTĐT mới chỉ được thực hiện nhỏ lẻ và không thường xuyên, sự phối hợp giữa các đơn vị chưa cao. Địa bàn tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế, nhất là không tiếp cận được với những đối tượng mục tiêu cần xúc tiến. Các hoạt động như Hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư, phát triển website, quảng bá địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn chưa được đầu tư đúng mức, không có tính đột phá và không mang lại hiệu quả cao.
Hoạt động marketing địa phương còn khá mới mẻ, phong trào làm marketing địa phương chưa được triển khai sâu rộng tới mọi đối tượng xã hội, đặc biệt là các đối tượng được coi là chủ thể thực hiện hoạt động marketing địa phương, như: cộng đồng doanh nghiệp hiện có trên địa bàn; các tổ chức, đoàn, hội và công chúng địa phương.
CHƯƠNG 3