Thực trạng đầu tư phát triển tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING LÃNH THỔ NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 32 - 47)

4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Thực trạng đầu tư phát triển tỉnh Phú Thọ

Trong những năm gần đây, để đẩy nhanh nhịp độ thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa như các Nghị quyết của Đảng, Chính Phủ cũng như của tỉnh, Phú Thọ đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn, nhất là nguồn lực vốn đề đầu tư cho phát triển KT – XH của tỉnh. Nhờ đó, lượng vốn đầu tư tỉnh huy động được tăng khá nhanh. Số liệu về vốn đầu tư thực hiện của tỉnh giai đoạn 2011 – 2013 được thể hiện qua bảng 2.1; về cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của tỉnh được thể hiện qua bảng 2.2.

Qua bảng 2.1. ta thấy, tổng số vốn đầu tư năm 2012 tăng 10,713% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 3,952 so với năm 2012; tương ứng với tốc độ phát triển bình quân của giai đoạn 2011 – 2013 là 115,089%. Bên cạnh tăng tổng nguồn vốn đầu tư thì cơ cấu nguồn vốn đầu tư của tỉnh Phú Thọ cũng có sự chuyển dịch dần theo hướng tiến bộ. Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước còn có nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Theo số liệu bảng 2.2, nguồn vốn ngoài nhà nước có vai trò khá quan trọng trong đầu tư phát triển của tỉnh. Năm 2013, vốn khu vực kinh tế nhà nước chiếm 48,7%, vốn ngoài nhà nước chiếm 45% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 6,3%.

Bảng 2.3. Vốn đầu tư thực hiện phân theo nhóm ngành kinh tế

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tr.đ cấu Tr.đ cấu Tr.đ cấu Tổng số 11.424.69 0 100 12.68.614 100 13.148.55 0 100

1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản 2.515.924 22 201.191 1,6 189.144 1,4

2. Công nghiệp, xây dựng 3.083.595 27 3.715.264 29,4 3.864.110 29,4

3. Dịch vụ 5.825.171 51 8.732.159 69,0 9.095.296 69,2

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2013)

Qua bảng 2.3. ta thấy, trong tổng nguồn vốn đầu tư thì đầu tư cho nông, lâm, thủy sản thấp nhất và ngày càng giảm (từ 22% năm 2011 xuống 1,4% năm 2013); đầu tư cho dịch vụ tăng cao (từ 51% năm 2011 lên 69,2% năm 2013); đầu tư cho công nghiệp, xây dựng không biến động mạnh (từ 27% năm 2011 lên 29,4% năm 2013).

Việc tăng nhanh nguồn vốn đầu tư phát triển đã tạo điều kiện cho KT – XH của tỉnh có sự phát triển khá mạnh mẽ: kinh tế tăng trưởng cao; cơ cấu lao động chuyển dịch dần sang hướng tiến bộ (giảm dần tỷ trọng lao động của khu vực nông nghiệp và tăng tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp); giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, vốn đầu tư phát triển huy động được trong thời gian qua chưa cao, quy mô vẫn còn nhỏ bé, chưa phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Trong tổng số vốn huy động được thì vốn Ngân sách nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn (48,7%). Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã có tỷ lệ ngày càng tăng song số lượng vẫn chưa lớn. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ (6,3%). Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển phân theo ngành kinh tế chưa thật hợp lý. Trong đó vốn đầu tư cho khu vực nông - lâm - thủy sản, một khu vực rộng lớn của nền kinh tế toàn tỉnh chiếm tỷ trọng quá nhỏ (1,4%), và chủ yếu là từ nguồn Ngân sách nhà nước, đầu tư của các thành phần kinh tế khác cho khu vực này rất hạn chế. Do vậy, trong thời gian tới, tỉnh cần có giải pháp để thu hút thêm vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

2.2.2. Thực trạng vận dụng marketing lãnh thổ trong thu hút đầu tư phát triển tỉnh Phú Thọ

Kết quả của Dự án đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) về môi trường kinh doanh ở Việt Nam cho thấy, cách đặt vấn đề và tiếp cận phân tích của Dự án khá phù hợp với tư duy marketing lãnh thổ. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được thiết kế nhằm thể hiện những khác biệt của các tỉnh thành về môi trường pháp lý và chính sách. Một môi trường chính sách và pháp lý tốt có thể sẽ cải thiện hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân ở mọi tình hình, bất kể các điều kiện truyền thống ban đầu của các tỉnh thành đó như thế nào. Có thể khẳng định, PCI liên quan trực tiếp đến môi trường đầu tư và do đó, đến khả năng thu hút đầu tư của Việt Nam nói chung và các tỉnh thành nói riêng.

Bảng 2.4. Chỉ số PCI của tỉnh Phú Thọ từ 2011 - 2013

Chỉ tiêu Năm So sánh

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Chi phí gia nhập thị trường 8,43 9,05 7,28 0,62 (1,77)

Tiếp cận đất đai 5,6 5,97 5,97 0,37 0

Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

5,87 5,47 4,91 (0,4) (0,56)

Chi phí thời gian 6,9 6,26 4,89 (0,64) (1,37)

Chi phí không chính thức 6,93 5,93 6,58 (1,0) 0,65 Tính năng động của chính quyền 5,61 4,63 3,93 (0,98) (0,7)

Hỗ trợ doanh nghiệp 4,89 4 5,84 (0,89) 1,84

Đào tạo lao động 4,7 4,57 5,05 (0,27) 0,48

Thiết chế pháp lý 4,96 2,95 5,13 (2,01) 2,18 PCI 60,31 55,54 53,91 (4,77) 1,63 Xếp hạng 27 40 54 13 14 Nhóm xếp hạng Tốt Khá Tương đối thấp (Nguồn: www.pcivietnam.org)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, PCI của tỉnh Phú Thọ liên tục tụt hạng chỉ thuộc nhóm “Tương đối thấp”. Năm 2011, chỉ số này của Phú Thọ đứng thứ 27 trên 63, xếp hạng tốt; năm 2012 giảm 13 bậc so với năm 2011; và năm 2013 giảm 14 bậc so với năm 2012 (đứng thứ 54/63). Theo đó, có 4/9 chỉ số giảm so với năm 2012, trong đó chỉ số sụt giảm lớn nhất là chi phí gia nhập thị trường, sau đó là chi phí thời gian, tính năng động của chính quyền và cuối cùng là tính minh bạch.

2.2.2.1. Thực trạng sản phẩm địa phương

Sản phẩm địa phương của tỉnh Phú Thọ thể hiện chủ yếu thông qua những giá trị sản phẩm mà tỉnh Phú Thọ đang cung cấp cho nhà đầu tư. Những giá trị đó thể hiện ở khả năng đáp ứng nhu cầu về môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp đã, đang và sẽ đầu tư vào tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, nó cũng thể hiện năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ so với các địa phương khác trong thu hút đầu tư phát triển địa phương mình.

- Môi trường đầu tư:

Môi trường chính trị ổn định, an ninh, trật tự xã hội đảm bảo, không có điểm nóng về chính trị và xã hội. Chính quyền nhà nước và nhân dân địa phương thân thiện, luôn ủng hộ, sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư;

thường xuyên quan tâm giúp đỡ tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.

Thủ tục cấp phép đầu tư và triển khai thực hiện dự án theo cơ chế một đầu mối, một cửa liên thông, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư (giảm 50% so với quy định của Nhà nước) giúp nhà đầu tư giảm được thời gian và chi phí.

- Nguồn nhân lực:

Nguồn lao động dồi dào, nhân lực trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 người (tỉ lệ 60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%, tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 40%. Hầu hết lao động có trình độ học vấn, đức tính cần cù, siêng năng chịu khó, thông minh, nhanh nhẹn, dễ thích nghi với nghề nghiệp.

Cơ sở đào tạo: Phú Thọ có 2 trường đại học, 34 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và trung tâm đào tạo nghề, đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo nguồn lao động cho doanh nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng đảm bảo cho đầu tư:

+ Giao thông: Hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đường bộ có quốc lộ 2, quốc lộ 32 và quốc lộ 70 chạy qua; Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường xuyên Á và đường Hồ Chí Minh đang xây dựng. Đường sắt có tuyến Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai chạy qua và đang được mở rộng thành tuyến liên vận quốc tế. Đường thủy có 3 con sông (sông Hồng, sông Lô và sông Đà), cảng Việt Trì (trên Sông Lô, sông Hồng), cảng Yến Mao (trên sông Đà) và cảng Bãi Bằng (trên sông Lô) thuận lợi lưu thông về cảng Hà Nội, Hải Phòng.

+ Điện: Hệ thống điện quốc gia đã phủ kín tất cả các huyện, xã trong tỉnh, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Mạng lưới trung thế và hạ thế đảm bảo nhu cầu sản xuất của các khu công nghiệp và sinh hoạt.

+ Nước: Các thành phố, thị xã, thị trấn các huyện đã có nhà máy cung cấp nước sạch, tổng công suất trên 150.000 m3/ngày đêm, thỏa mãn nhu cầu cấp nước cho sản xuất và tiêu dùng.

+ Thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh Phú Thọ được

Internet ADSL; viễn thông; chuyển phát nhanh DLH, EMS… đáp ứng mọi hoạt động liên lạc trong nước và quốc tế.

+ Dịch vụ ngân hàng, tài chính, hải quan, logictis: Phú Thọ hiện có sàn giao

dịch chứng khoán; trên 50 chi nhánh các ngân hàng, tổ chức tín dụng đang hoạt động; chi nhánh hải quan, cảng cạn và tổng kho ngoại quan kết hợp với trung tâm phân phối hàng hóa; dịch vụ bảo hiểm; vận chuyển hàng hóa… đã và đang hoạt động hiệu quả, đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của Nhà đầu tư.

+ Khách sạn, dịch vụ du lịch, giải trí: Hệ thống nhà hàng, khách sạn đáp ứng

yêu cầu ăn, nghỉ; có khách sạn 3-4 sao, các điểm vui chơi giải trí đạt chất lượng cấp vùng và được gắn kết với các điểm vui chơi giải trí cao cấp lân cận, đáp ứng yêu cầu vui chơi giải trí; 01 dự án sân golf 36 lỗ đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt đầu tư tại huyện Tam Nông và đang triển khai đầu tư xây dựng.

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều tiềm

năng, là cửa ngõ của vùng thị trường Tây Bắc Việt Nam và Trung Bắc chiếm khoảng 20% dân số của cả nước và kết nối với thị trường rộng lớn của Trung Quốc - Hà Nội và Đồng bằng sông Hồng sẽ là thị trường khả quan tiêu thụ sản phẩm.

Về cơ bản, tỉnh Phú Thọ đã cung cấp cho các nhà đầu tư giá trị sử dụng, khai thác sản phẩm địa phương một cách thuận lợi nhất, đáp ứng tối đa yêu cầu của nhà đầu tư trong giới hạn khuôn khổ của pháp luật cho phép. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã nhận được những đánh giá cao về các dịch vụ hỗ trợ như: bưu chính viễn thông, điện, nước, đô thị, công tác đào tạo đội ngũ lao động bổ sung cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề mà chính quyền tỉnh Phú Thọ cần phải tiếp tục cải thiện hơn nữa để gia tăng sự thỏa mãn cho nhà đầu tư.

2.2.2.2. Thực trạng giá sản phẩm địa phương

Giá cả là nhân tố đo lường giá trị sản phẩm địa phương ở từng thời điểm và mức độ của nhu cầu đầu tư nhất định. Đối với tỉnh Phú Thọ, hiện nay, giá cho sản phẩm địa phương được tính bao gồm: giá thuê mặt bằng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo niên kỳ và các khoản thuế khác.

Trong đó, chi phí thuê đất của nhà đầu tư ở tỉnh Phú Thọ chiếm không nhiều và khá ưu đãi. Các mức giá đất được phân chia theo khu vực. Giá thuê đất được

quy định cụ thể trong Quyết định số 1753/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Phú Thọ về việc quy định đơn giá thuê đất đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Qua bảng 2.4 ta thấy, chỉ số chi phí gia nhập thị trường năm 2013 giảm 1,77 điểm so với năm 2012. Với chỉ số này, điểm số cao nhất là 9,47 và thấp nhất là 6,10. Như vậy, bên cạnh việc chỉ số này của tỉnh Phú Thọ giảm khá nhiều thì đây cũng là điểm số thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư khi đến tỉnh Phú Thọ phải trả chi phí gia nhập thị trường là khá cao, do đó sẽ giảm sức cạnh tranh của tỉnh trong việc thu hút đầu tư.

Ngoài chi phí gia nhập thị trường, các nhà đầu tư vào địa phương còn phải chịu một khoản chi phí không chính thức. Chỉ số chi phí không chính thức của tỉnh nằm ở mức trung bình khá so với các tỉnh thành khác trong cả nước (cao nhất là 8,94 điểm; thấp nhất là 4,33 điểm).

2.2.2.3. Thực trạng phân phối sản phẩm địa phương

 Tiến trình phân phối sản phẩm địa phương

Hiện tại, việc phân phối sản phẩm địa phương ở tỉnh Phú Thọ chủ yếu được thực hiện trực tiếp, nghĩa là, nhà đầu tư đến trực tiếp Sở Kế hoạch và đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết. Sau đó, Sở kế hoạch đầu tư xem xét, đánh giá dự án. Nếu hồ sơ đầy đủ sẽ được trình lên UBND tỉnh để cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong trường hợp hồ sơ dự án chưa đầy đủ sẽ hoàn trả lại nhà đầu tư để tiếp tục hoàn thiện.

UBND tỉnh Xem xét hồ sơ dự án và quyết định việc cấp giấy chứng nhận đầu tư Sở KH&ĐT tỉnh Phú Thọ và các ngành - Sở KH&ĐT nhận và xem xét dự án hợp lệ

- Gửi hồ sơ dự án cho các ngành của tỉnh

- Sở KH&ĐT tổng hợp ý kiến, soạn thảo giấy chứng nhận đầu tư trình UBND tỉnh Nhà đầu tư - Lập hồ sơ dự án - Nộp lên Sở KH&ĐT tỉnh Phú Thọ 3 ngày 4 ngày

Hình 2.1: Tiến trình phân phối sản phẩm địa phương ở tỉnh Phú Thọ

Theo kết quả điều tra về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam công bố, từ năm 2011 đến năm 2013, chỉ số chi phí thời gian lại liên tục giảm: từ 6,9 điểm năm 2011 xuống 6,26 điểm năm 2012 (giảm 0,64 điểm) và xuống còn 4,89 điểm năm 2013 (giảm 1,37 điểm). Đây là điểm số thấp nhất trong cả nước (cao nhất là tỉnh Kiên Giang với 8,94 điểm). Điều này thể hiện tỉnh Phú Thọ chưa thực sự làm tốt trong việc rút ngắn chi phí thời gian cho nhà đầu tư. Trong thời gian tới, để thu hút đầu tư, tỉnh Phú Thọ cần phải có những giải pháp để rút ngắn thời gian chờ đợi cho các nhà đầu tư nhằm giảm chi phí thời gian xuống mức thấp nhất.

 Những hoạt động thu hẹp khoảng cách giữa địa phương và nhà đầu tư Là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Phú Thọ có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua như Quốc lộ 2, QL32, QL32B, QL32C, QL70, đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có nhiều tuyến sông trung ương chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi để Phú Thọ có thể giao lưu và trao đổi thuận lợi với Hà Nội, các tỉnh trong vùng và cả nước.

Mạng lưới giao thông được phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn, có 3 phương thức vận tải là đường bộ, đường thuỷ nội địa và đường sắt, rất thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá và hành khách trong và ngoài tỉnh. Mạng lưới đường bộ hiện tại bao gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn xóm; tổng cộng chiều dài hiện có khoảng 10.000 km. Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua: Sông Hồng, Sông Lô và Sông Đà gặp nhau tại thành phố Việt Trì; ngoài ra còn có một số sông nhánh như Sông Chảy, Sông Bứa, tạo thành một mạng lưới vận tải đường thủy rất thuận lợi; tổng chiều dài đường thủy đã phân

cấp ở Phú Thọ là 248 km, đảm bảo cho tàu kéo, đẩy và xà lan hoạt động tốt trong mùa mưa.

Xác định kết cấu hạ tầng là mấu chốt ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế -

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING LÃNH THỔ NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH PHÚ THỌ (Trang 32 - 47)