Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu sử dụng tài sản ngắn hạn tạ

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) giai đoạn 2006 2010 (Trang 116 - 131)

Số vòng quay tài sản ngắn hạn

3.7.1.3. Hệ số đảm nhiệm TSNH:

Cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kì thì doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn đầu tư. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng TSNH càng cao.

Kđn = TSNH bình quân (đồng/đồng) (3-9)

Doanh thu thuần

3.7.2.Phân tích sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn (Ssl)

Cho biết khi đầu tư một đồng tài sản ngắn hạn trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử dụng tài sản ngắn hạn là tốt góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ssl =

Lợi nhuận sau thuế

(3-10) Tài sản ngắn han bình

quân

3.7.3. Phân tích sức sản xuất của TSNH (Ssx )

Hệ số này đo lường việc sử dụng TSNH của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, nó cho biết cứ đầu tư một đồng TSNH thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

Doanh thu thuần

Ssx = (đồng/đồng) (3-11)

117

Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Bảng 3-11

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh thu thuần Tỷ đồng 1023,4 3144,03 3746,05 5663,51 6720,42

Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 132,47 132,47 49,86 506,107 569,252

TSNH đầu năm Tỷ đồng 6454,6 14168,99 24812,09 27936,719 37610,16 TSNH cuối năm Tỷ đồng 14168,99 24812,09 27936,719 37610,16 35479,935 TSNH bq Tỷ đồng 10311,80 19490,54 26374,4045 32773,44 36545,0475 Sức sản xuất Đ/Đ 0,099 0,161 0,142 0,173 0,184 Chỉ số định gốc % 100 162,54 143,11 174,12 185,29 Chỉ số liên hoàn % 100 162,54 88,05 121,67 106,42 chỉ số bình quân % 116,67 Sức sinh lợi Đ/Đ 0,013 0,007 0,002 0,015 0,016 Chỉ số định gốc % 100 52,91 14,72 120,21 121,25 Chỉ số liên hoàn % 100 52,91 27,81 816,87 100,87 Chỉ số bình quân % 104,93 Số vòng luân chuyển Vòng 0,099 0,161 0,142 0,173 0,184 Chỉ số định gốc % 100 162,54 143,11 174,12 185,29 Chỉ số liên hoàn % 100 162,54 88,05 121,67 106,42 chỉ số bình quân % 116,67

Thời gian của một vòng luân chuyển Ngày 3678 2263 2570 2112 1985

Chỉ số định gốc % 100 61,52 69,87 57,43 53,97 Chỉ số liên hoàn % 100 61,52 113,57 82,19 93,97 chỉ số bình quân % 85,71 Hệ số đảm nhiệm Đ/Đ 10,08 6,20 7,04 5,79 5,44 Chỉ số định gốc % 100 61,52 69,87 57,43 53,97 Chỉ số liên hoàn % 100 61,52 113,57 82,19 93,97 chỉ số bình quân % 85,71

118 * Sức sản xuất của tài sản ngắn han.

0 50 100 150 200 2006 2007 2008 2009 2010 Năm % Chỉ số định gốc Chỉ số liên hoàn

Hình 3-24: Biểu đồ sự biến động sức sản xuất tài sản ngắn hạn

Qua bảng 3-11 và hình 3-24 cho thấy số đồng doanh thu được tạo ra khi bỏ ra một đồng tài sản ngắn hạn của Tổng công ty có chiều hướng tăng dần với chỉ số tăng là

116.67%. Năm 2006 thì một đồng tài sản ngắn han bỏ ra thu được 0,099 đồng doanh

thu, năm 2007 thì tăng lên một đồng vốn bỏ ra thu được 0,161 đồng doanh thu tăng so với năm 2006 là 0,062 đồng tương ứng tăng 62,54%. Sang năm 2008 một đồng tài sản

ngắn han bỏ ra thu được 0,142 đồng doanh thu giảm so với năm 2007 là 0,037 đồng

doanh thu, giảm 11,95%. Năm 2009 một đồng tài sản ngắn han bỏ ra thu được 0,173 đồng doanh thu tăng 21,67% so với năm 2008. Và sang năm 2010 là năm phục hồi nền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kinh tế sau khủng hoảng, cứ bỏ ra một đồng tài sản ngắn hạn thì thu được 0,184 đồng

doanh thu tăng 6,42% so với năm 2009 và bằng 185,29% năm 2006. Điều đó chứng tỏ Tổng công ty đã sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả hơn.

* Tỷ suất sinh lợi tài sản ngắn han.

Qua tính toán trên bảng 3-11 và hình 3-25 cho thấy số doanh lợi thu được khi bỏ đồng tài sản ngắn han cũng tăng giảm thất thường nhưng theo xu hướng tăng với chỉ số bình quân là 104,93%. Năm 2006 cứ bỏ ra một đồng tài sản ngắn han thì thu được 0,013 đồng lợi nhuận. Sang năm 2007, mặc dù năm vốn điều lệ tăng 3000 tỷ đồng nhưng Tổng công ty kinh doanh không hiệu quả, nên việc sử dụng tài sản ngắn hạn của Tổng công ty cũng không tốt, một đồng tài sản ngắn han bỏ ra chỉ thu được 0,007 đồng

lợi nhuận giảm 0,006 đồng so với năm 2006 tương ứng giảm 47,09%. Đến năm 2008

thì vốn điều lệ tăng lên 5000 tỷ đồng nhưng do ảnh hưởng của sự suy thoái nền kinh tế thế giới nên đây là năm kinh doanh không có hiệu quả được thể hiện cứ bỏ ra một đồng tài sản ngắn han chỉ thu được 0,002 đồng lợi nhuận giảm so với năm 2007 là 0,005 đồng tương ứng giảm 85,28%. Tới năm 2009 nền kinh tế thế giới dần ổn định nên viêc

119

sử dụng tài sản ngắn hạn của Tổng công ty khá hiệu quả cứ bỏ ra một đồng tài sản ngắn

han thì thu được 0,015 đồng lợi nhuận tăng 0,013 đồng so với năm 2008. và đến năm

2010 thì con số này đã tăng lên 0,016 đồng. Như vây, qua sự phân tích trên ta thấy tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn của Tổng công ty ngày theo xu hướng tốt lên tuy nhiên con số đạt được là khó nhỏ.Vì vậy Tổng công ty cần có các giải pháp để sử dụng hiệu quả hơn nữa tài sản ngắn hạn trong thời gian tới.

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2006 2007 2008 2009 2010 Năm % Chỉ số định gốc Chỉ số liên hoàn

Hình 3- 25: Biểu đồ chỉ số biến động sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn * Số vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn:

0 50 100 150 200 2006 2007 2008 2009 2010 Năm % Chỉ số định gốc Chỉ số liên hoàn

Hình 3- 26: Biểu đồ thể hiện chỉ số biến động của vòng luân chuyển Dựa vào bảng 3- 11 và hình 3- 26 ta thấy, số vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn chính bằng sức sản xuất của tài sản ngắn hạn. Trong giai đoạn 2006- 2010 số vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn theo xu hướng tăng dần chứng tỏ khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn ngày càng tốt.

120

* Thời gian một vòng luân chuyển: do số vòng luân chuyển tăng dần nên thời gian một vòng luân chuyển tài sản ngắn hạn sẽ giảm dần. Đó là một tín hiệu đáng mừng đối với Tổng công ty. 0 20 40 60 80 100 120 2006 2007 2008 2009 2010 Năm % Chỉ số định gốc Chỉ số liên hoàn

Hình 3- 27: Biểu đồ thể hiện chỉ số biến động thời gian luân chuyển

Qua bảng 3-11 và hình 3-27 cho thấy giai đoạn 206- 2010 thời gian để thực hiện

1 vòng luân chuyển của PVFC giảm dần năm 2006 là 3678 ngày, năm 2007 giảm còn

2263 ngày giảm 1415 ngày so với năm 2006 tương ứng giảm 38,48%, sang năm 2008 có tăng lên thành 2570 ngày nhưng năm 2009 lạ giảm xuống còn 2112 ngày và tới năm 2010 chỉ còn 1985 ngày giảm 6,03% so với năm 2009 và giảm 46,03% so với năm

2006. Như vậy ta có thể thấy rằng giai đoạn 2006- 2010 là giai đoạn mà Tổng công ty

PVFC đi vào ổn định sản xuất nên thời gian của một vòng luân chuyển giảm, cho thấy tỷ lệ quay vòng vốn của PVFC nhanh từ đó cho thấy thị trường của PVFC khá lớn. Năm 2010 là năm phát triển của PVFC.

* Mức đảm nhiệm của một đồng tài sản ngắn han.

Mức đảm nhiệm của tài sản ngắn han qua tính toán ở bảng trên cho thấy số đồng tài sản ngắn han bỏ ra để tạo ra một đồng doanh thu giảm ( chỉ tăng năm 2008) với chỉ số tăng bình quân đạt 86,73%. Năm 2006 để tạo ra một đồng doanh thu công ty phải bỏ ra 10,08 đồng tài sản ngắn han. Năm 2007 thì để tạo ra một đồng doanh thu Tổng công ty phải bỏ ra 6,2 đồng tài sản ngắn han, giảm so với năm 2006 là 9,88 đồng tài sản ngắn han giảm 38,48%. Năm 2008 do khủng hoảng kinh tế nên hoạt động kinh doanh của Tổng công ty không tốt để tạo ra một đồng doanh thu công ty phải bỏ ra 7,04 đồng tài sản ngắn han, tăng 0,84 đồng tài sản ngắn han và tăng 13,57% so với năm 2007. Năm 2009 Tổng công ty bắt đầu có sự khởi sắc trong mức đảm nhiệm khi nền kinh tế

121

thế giới dần đi vào ổn định trong năm này để tạo ra một đồng doanh thu thì chỉ phải bỏ ra 5,79 đồng tài sản ngắn han giảm 1,25 đồng so với năm 2008. Và tới năm 2010 thì để

tạo ra một đồng doanh thu chỉ mất có 5,44 đồng tài sản ngắn hạn giảm 6,03% so với

năm 2009 và bằng 53,97% năm 2006. Như vậy năm 2010 Tổng công ty đã sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn. Nói chung giai đoạn 2006- 2010 Tổng công ty hầu như sử dụng đồng vốn có hiệu quả, chỉ có năm 2008 do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế thế giới cũng như ở trong nước nên tài sản ngắn han sử dụng không được hiệu quả nên hệ số đảm nhiệm có tăng nhưng tăng tương đối ít. Nhìn chung thì việc sử dụng tài sản ngắn han của Tổng công ty là có chiều hướng tốt hơn.

0 20 40 60 80 100 120 2006 2007 2008 2009 2010 Năm % Chỉ số định gốc Chỉ số liên hoàn

Hình 3-28: Biểu đồ thể hiện chỉ số biến động của hệ số đảm nhiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.8. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam ( PVFC)

Đối với mỗi doanh nghiệp, vốn nói chung hay tài sản ngắn hạn nói riêng là nguồn lực sống còn, vì vậy phải sử nó sao cho có hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của tài sản ngắn hạn trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh nên việc quản lý và sử dụng tà sản ngắn hạn sao cho hợp lý và đạt kết quả cao nhất là một trong những kế hoạch lớn của PVFC. Để đạt được mục tiêu trên công ty nên xem xét một số kiến nghị của tác giả như sau:

3.8.1. Quản trị lượng tiền mặt

Tiền mặt là loại “tài sản không sinh lời”. Tổng công ty dùng tiền để thanh toán tiền công CBNV, mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, thanh toán các nghĩa vụ thuế, cho vay, thanh toán cổ tức và thanh toán các khoản khác. Tiền mặt tự nó không sinh ra lợi nhuận. Do vậy, mục tiêu của quản trị tiền mặt là tối thiểu hóa lượng tiền mặt

122

mà Tổng công ty dùng để duy trì mọi hoạt động nghiên cứu khoa học và dịch vụ của

mình một cách bình thường.

Năm 2010 lượng tiền mặt tại quỹ của Tổng công ty là 8038,656 tỷ đồng chiếm 22,66% trong tổng số tài sản ngắn hạn của Tổng công ty. Như vậy lượng tiền mặt của Tổng công ty đang chiếm khá cao đồng nghĩa với việc Tổng công ty giải quyết khá tốt công tác chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày, trả cho nhà cung cấp, trả CBNV, trả thuế, dự phòng các khoản chi ngoài kế hoạch, dự phòng phát sinh đột ngột…Tuy nhiên lượng tiền mặt tại quỹ nhiều cũng sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn, tăng rủi ro về tỷ giá (nếu dự trữ ngoại tệ), tăng chi phí sử dụng vốn (vì tiền mặt tại quỹ không sinh lãi, tiền mặt tại tài khoản thanh toán ngân hàng thường có lãi rất thấp so với chi phí lãi vay của DN). Hơn nữa, sức mua của đồng tiền có thể giảm sút nhanh do lạm phát. Vì thế dể quản lý tốt lượng tiền mặt Tổng công ty cần xem xét các biện pháp như:

- Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt để nhanh chóng thu hồi tiền đưa vào đầu tư chi tiêu càng sớm càng tốt bằng cách như sử dụng hệ thống ngân hàng để thanh toán.

- Giảm tốc độ chi tiêu ví dụ như trì hoãn việc thanh toán nếu co thể được để tận dụng thời gian sử dụng vốn nhưng phải trong phạm vi thời gian cho phép.

- Xây dựng các mô hình dự báo nhu cầu tiền mặt và áp dụng để xác định chính xác hợp lý nhu cầu tiền mặt của Tổng công ty.

- Đầu tư thích hợp những khoản tiền nhàn rỗi như đầu tư tài chính dài hạn phù hợp.

3.8.2. Quản trị các khoản phải thu

Nhận thấy các khoản phải thu của Tổng công ty năm 2010 chiếm tỷ trọng cao chiếm 29,64% trong tổng số tài sản ngắn hạn. vì thế mà quản lý các khoản phải thu cũng là việc quan trọng nhất trong việc quản lý tốt tài sản ngắn hạn của Tổng công ty. Thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì khả năng quay vòng vốn càng tốt. Tổng công ty nên đưa ra một hệ thống toàn diện từ chính sách, hệ thống, con người, công cụ hỗ trợ, kỹ năng, quy trình thu nợ,…để giảm thiểu các khoản phải thu thấp nhất, tránh bị chiếm dụng vốn.

Tổng công ty nên quy đinh về điều kiện khách hàng đủ tiêu chuẩn được nợ, hạn mức nợ sau khi đã kiểm tra các thang bậc đánh giá cho từng tiêu chí cụ thể về khả năng thanh toán, doanh thu dự kiến, lịch sử thanh toán, cơ sở vật chất... của từng khách hàng.

123

từ tổng giám đốc, giám đốc, trưởng phòng, đến cán bộ nhân viên. Thưởng hợp lý cho những nhân viên thu nợ đạt được chỉ tiêu đề ra để động viên, khuyến khích nhân viên làm việc. Các chính sách này là nền tảng, là tài liệu hướng dẫn cho cả hệ thống và là một kênh thông tin hiệu quả liên kết các phòng, ban trong Tổng công ty trong quá trình phối kết hợp để quản lý công nợ.

3.8.3. Một số kiến nghị khác 3.8.3.1.Đối với Chính phủ

Để tạo môi trường pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các công ty có Công ty Tài chính hoạt động. Chính phủ cần nghiên cứu xây dựng và sớm ban hành Nghị định của Chính phủ về Tập đoàn kinh tế theo hướng: TĐKT được thành lập trong một số lĩnh vực then chốt nhất của nền kinh tế; có điều kiện, thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả như: Dầu khí, Viễn thông.

Đồng thời chính phủ cũng nên ban hành nghị định trong đó xác định rõ mô hình Công ty Tài chính trong Tổng công ty theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng không mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp Nhà nước về quản trị, điều hành và kiểm soát. Ngoài ra cũng phải xác định rõ chức năng quyền hạn của Tổng công ty đối với Công ty Tài chính , bởi vì thực tiễn hoạt động cho thấy công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động, phân công quyền hạn nhiệm vụ của Tổng công ty đối với Công ty Tài chính có sự khác nhau. Có Tổng công ty sử dụng Công ty Tài chính như một công cụ để quản lý vốn cho Tổng công ty, giao cho Công ty Tài chính nhiều chức năng hoạt động, có Tổng công ty giao cho Công ty Tài chính ít chức năng hơn hoặc chỉ coi Công ty Tài chính như một đơn vị thành viên đơn thuần chỉ làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ. Sự không thống nhất này đã ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ, hiệu quả hoạt động của các Công ty Tài chính trong đó có PVFC.

3.8.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính ,

là cơ quan quản lý, giám sát, thanh tra và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đối với tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính. Do đó để tạo được một môi trường pháp lý và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Tổng công ty có Công ty Tài chính hoạt động, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, xem xét và ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của Công ty Tài chính trong đó:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) giai đoạn 2006 2010 (Trang 116 - 131)