Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) giai đoạn 2006 2010 (Trang 48 - 58)

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là yếu tố đặc biệt vì nó quyết định thành công của mọi doanh nghiệp. Vì vậy việc phân tích tình hình lao động và tiền lương là công cụ đắc lực cho công ty để đưa ra quyết sách phù hợp và đảm bảo nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên được ổn định, tạo tâm lý thoải mái để nâng cao đời sống, phục vụ hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.

2.4.1 Phân tích tình hình sử dụng lao động

Lao động là một trong những yếu tố không thể thiếu hợp thành mọi quá trình kinh doanh, bên cạnh đối tượng lao động và tư liệu lao động. Nhưng trong ba yếu tố này thì lao động luôn đóng vai trò chủ đạo. Số lượng lao động và chất lượng lao động còn thể hiện ở quy mô, trình độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình sử dụng lao động nhằm mục đích biết người lao động có đáp ứng được yêu cầu của công việc hay không, cả về số lượng và chất lượng từ đó tìm ra những biện pháp quản lý, sử dụng lao động một cách hợp lý và có hiệu quả hơn.

2.4.1.1 Phân tích số lượng lao động

Với phương châm mở rộng phát triển Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí thành một Tập đoàn tài chính hùng mạnh, trong những năm qua Tổng công ty đã có những cố gắng mở rộng kinh doanh theo đó là nhu cầu phát triển về nhân sự. Vì vậy,

49

trong năm 2010 Tổng công ty đã tổ chức các cuộc thi tuyển nhằm tuyển chọn thêm cán bộ công nhân viên vào những vị trí còn thiếu để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng phân tích số lượng lao động

ĐVT: Người Bảng 2-14 STT Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2010/2009 So sánh TH/KH 2010 KH TH +;- % +;- % I Ban lãnh đạo 14 16 14 0 100 -2 87,50 II Hội sở 430 416 417 -13 96,98 1 100,24 1 Khối quản lý 160 164 156 -4 97,50 -8 95,12 2 Khối hổ trợ kinh doanh 84 85 74 -10 88,10 -11 87,06 3 Khối kinh doanh 186 167 187 1 100,54 20 111,98

III Các chi nhánh 432 502 504 72 116,67 2 100,40

IV Công ty thành viên 255 266 267 12 104,71 1 100,38

Tổng 1131 1200 1202 71 106,28 2 100,17

Qua bảng 2.14 ta thấy năm 2010, số lượng lao động là 1202 người tăng 71 ngư- ời, so với năm 2009 và tốc độ tăng là 106,27% ,vượt chỉ tiêu kế hoạch 0,17% tương ứng vượt 02 người. Chủ yếu tăng ở các chi nhánh (tăng 72 người) và công ty thành viên (tăng 12 người) cho thấy Tổng công ty đang mở rộng phát triển các hoạt động kinh doanh đặc biệt là ở các chi nhánh trên toàn quốc.

Tuy số lượng lao động của Tổng công ty tăng lên nhưng số lượng lao động tại

hội sở lại giảm,và thực tế trong cả ba khối thì số lượng ở khối khối quản lý và khối hổ

trợ kinh doanh giảm xuống, còn ở khối kinh doanh số lao động vẫn tăng 20 người so

với kế hoạch, tương ứng tăng 11,98%, tăng 1 người so với năm 2009 tương ứng tăng

0,53%. Điều đó cho thấy Tổng công ty đang mở rộng kinh doanh và có cơ cấu lao đông ngày càng phù hợp với tình hình kinh doanh.

Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng lao động về mặt số lượng của Tổng công ty trong năm 2010 ta sẽ đặt tốc độ tăng trưởng lao động trong mối quan hệ tương quan

50

với tốc độ tăng trưởng doanh thu để tính được mức tiết kiệm hay lãng phí tương đối lao động. LĐ tiết kiệm (lãng phí) : LĐtk = LĐbq2010 - 2009 2010 DT DT x LĐbq2009 ( 2-8) = 1202 - 51 , 5663 42 , 6720 x 1131 = -140 (người)

Kết quả trên cho thấy năm 2010 Tổng công ty đã sử dụng lao động hiệu quả, tiết

kiệm được 140 người. Việc tuyển thêm lao động trong năm là hoàn toàn hợp lý, cho

thấy quy mô hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đã tăng lên đáng kể.

2.4.1.2 Phân tích chất lượng lao động của Tổng công ty

Chất lượng lao động là chỉ tiêu không thể thiếu trong việc đánh giá tình hình sử dụng lao động của một doanh nghiệp. Chất lượng lao động chủ yếu thể hiện ở trình độ văn hóa, ngoài ra còn thể hiện ở cả kết cấu lao động theo độ tuổi và giới tính. Phân tích chất lượng lao động cho ta biết được trình độ lao động của Tổng công ty có đảm bảo được hay không, kết cấu lao động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty hay không.

Qua bảng phân tích 2-15 ta thấy, trình độ văn hóa của CBCNV trong Tổng công ty thể hiện trình độ năng lực chung của Tổng công ty. Năm 2009, số lượng lao động có trình độ trên đại học là 102 người thì đến năm 2010 con số đó đã là 118 người tăng 16 người tương ứng 15.69%,chiếm tỷ trọng chiếm 9.82% trong tổng số cán bộ công nhân viên. Trình độ Đại học chiếm tỷ trọng lớn nhất 80.62% tương ứng với 969 người tăng 61 người so với năm 2009 tương ứng tăng 6.72%. Số lượng lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp là 69 người chỉ chiếm 5,74%% tổng số lao động trong toàn Tổng công ty. Còn lại là công nhân kỹ thuật và lao động động phổ thông. Như vậy ta thấy chất lượng lao động của Tổng công ty rất tốt. Tổng công ty được xem là một trong những công ty có chất lượng lao động tốt nhất trong các công ty hoạt động trong lĩnh vưc tài chính- tiền tệ hiện nay. Tốc độ tăng số lượng lao động có trình độ Đại học là lớn nhất cho thấy một điều Tổng công ty đang hướng sang sử dụng nguồn lao động có đầu vào ban đầu cao hơn.

51

Bảng phân tích chất lượng lao động của PVFC

ĐVT: Tỷ đồng Bảng 2-15 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 So sánh năm

2010/2009 Số người Tỷ trọng Số người Tỷ trọng +;- % 1 Trình độ chính trị Đảng 230 20,34 339 28,20 109 147,39 Đoàn 901 79,66 863 71.80 -38 95,78 2 Trình độ văn hóa Trên đại học 102 9,02 118 9,82 16 115,69 Đại học 908 80,28 969 80.62 61 106,72 Cao đẳng, trung cấp 70 6,19 69 5,74 -1 98,57 CNKT 8 0,71 6 0,50 -2 75 LĐPT 43 3,8 40 3,33 -3 93,02 3 Giới tính Nam 457 40,41 468 38,94 11 102,41 Nữ 674 59,59 734 61.06 60 108,90 4 Độ tuổi < 30 650 57,47 749 62,31 99 115,23 30 - 40 413 36,52 393 32,70 -20 95,15 40 – 50 61 5,39 54 4,49 -7 88,52 > 50 7 0,62 6 0,50 -1 85,71 Tổng số CBCNV 1.131 100 1.202 100 71 106,28

Nếu xét theo độ tuổi ta thấy Tổng công ty là một doanh nghiệp trẻ. Các CBCNV trong doanh nghiệp đa số có tuổi đời nhỏ hơn 40.Số lượng lao động có tuổi đời nhỏ

52

hơn 30 chiếm tới 62,31% toàn bộ lao động. Đây là lực lợng nòng cốt cho sự sáng tạo và nhiệt huyết đối với các hoạt động kinh doanh trong thời đại mới, nhanh nhẹn và nhạy bén với sự biến động của thị trường, tuy nhiên điều hạn chế ở độ tuổi này là kinh nghiệm nghề nghiệp chưa cao, có tính chủ quan trong công việc. Nhóm tuổi từ 30 đến 40 là 393 người chiếm tỷ trọng 32,70%. Đây là nhóm tuổi vừa có kinh nghiệm vừa có khả năng làm việc cao có thể truyền đạt kinh nghiêm và hớng đi của Tổng công ty trong thời gian tới. Nhóm tuổi từ 40 đến 50 cũng chiếm 4,49% số lao động trong Tổng công ty. Phần lớn các lãnh đạo của Tổng công ty đều nằm ở nhóm tuổi này, họ là những người có kinh nghiệm đã cống hiến nhiều năm cho sự phát triển của Tổng công ty.

Với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nên tính chất của các hoạt động tương đối nhẹ nhàng, vậy nên số lao động nữ bao giờ cũng nhiều hơn số lao động nam trong Tổng công ty. Điển hình số lao động nữ của Tổng công ty năm là 734 người, chiếm 61,06% tổng số lao động, còn số lao động nam là 468 người với tỷ trọng là 38,94%.Lượng tăng của lao động nữ so với lao động nam trong năm cũng lớn hơn, số lao động nữ trong năm tăng 60 người trong khi số lao động nam trong năm chỉ tăng 11 người.

Nhìn chung, Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí là một trong những doanh nghiệp có chất lượng lao động tốt nhất trong các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Cho thấy, trình độ sử dụng lao động rất tốt của Tổng công ty và uy tín của Tổng công ty trên thị trường lao động hiện nay.

2.4.2 Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động

Với mục đích đánh giá hiệu quả của việc sử dụng lao động, tính hợp lý của chế độ công tác và ảnh hưởng của việc tận dụng thời gian lao động đến kết quả kinh doanh, đánh giá tình trạng kỷ luật lao động, ta tiến hành phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động.

Thời gian làm việc chế độ trong năm được tính: T

cđ = 365 – (52CN + 52T7 + 9 lễ,tết) = 252 ngày

Việc phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động để biết được thời gian lao động bị tổn thất hay hiệu quả thế nào để từ đó tính được số cán bộ cần thiết, đánh giá

tiềm năng sử dụng lao động, tính thích hợp của chế độ công tác và ảnh hởng của việc

53

Bảng phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động

Bảng 2-16 STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh TH/KH 2010 So sánh TH, KH 2010/2009 KH TH +;- % +;- % 1 Số lượng LĐ 1131 1200 1202 2 100.16 71 106.27 2 Tổng số ngày làm việc theo lịch 412815 438000 438730 730 100.16 25915 106.27 3 Tổng số ngày làm việc theo chế độ 285012 302400 302904 504 100.16 17892 106.27

4 Thời gian nghỉ phép trong năm

10179 9600 10577 977 110.17 398 103.91 - Nghỉ phép 8822 8160 9135 975 111.94 313 103.54 - Nghỉ khác 1357 1440 1442 2 100.19 85 106.26 5 Tổng số ngày làm việc thực tế có hiệu quả 273702 295200 294850 -350 99.88 21148 107.72

6 Số giờ làm việc hiệu quả bình quân

7.68 7.88 7.79 -0.09 98.85 0.11 101.43

7 Tổng số giờ làm việc có hiệu quả

54

Qua bảng tính toán trên ta thấy, giờ công làm việc hiệu quả không đạt so với kế hoạch. Chỉ tiêu giờ công là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình sử dụng thời gian lao động. Theo kế hoạch chỉ tiêu này phải đạt 7,88 giờ/ngày nhưng trên thực tế chỉ tiêu này chỉ đạt 7,79 giờ/ngày.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc không đạt chỉ tiêu kế hoạch này là do: - Vắng mặt và ngừng việc trọn ngày

- Vắng mặt và ngừng việc không trọn ngày

Từ số ngày làm việc có thực tế có hiệu quả và số lao động ta tính được số ngày làm việc hiệu quả bình quân trong năm theo kế hoạch là 246 ngày và thực tế trong năm là 245,3 ngày.

Số ngày công vắng mặt và ngừng việc trọn ngày thực tế là: ( 246 - 245,3 ) x 1202 = 842 (ngày)

Số giờ công vắng mặt và ngừng việc không trọn ngày là : ( 7,88 – 7,79 ) x 294850 = 26536,5(giờ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số giờ công lãng phí bởi cả hai nguyên nhân: 842 x7,88 + 26536,5 = 33171,6 (giờ)

Điều này làm cho năng suất lao động của doanh nghiệp giảm xuống đáng kể gây tổn thất đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể tính đợc mức tổn thất do việc sử dụng không tốt thời gian lao động nh sau:

Mức tổn thất = Tổng giờ công lãng phí * Năng suất LĐ trên 1 giờ công (2-9) (tỷ đồng)

Năng suất LĐ

trên 1 giờ công =

Doanh thu

(Tr.đồng/giờ) (2-10) Số giờ làm việc thực tế có hiệu quả

= 5 , 2296881 6720420 = 2,93 tr.đồng/giờ Mức lãng phí = 33171,6 * 2,93 = 97192,8 tr.đồng

Do việc vắng mặt và ngừng việc trọn ngày và không trọn ngày của cán bộ công nhân viên đã làm tổn thất của Tổng công ty hơn 97 tỷ đồng.

Vì vậy Tổng công ty cần có những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

55

2.4.3 Phân tích năng suất lao động

Năng suất lao động là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Năng suất lao động biểu thị khối lượng (giá trị) sản phẩm do một người lao động làm ra trong một đơn vị thời

gian, phản ánh rõ rệt nhất chất lượng sử dụng sức lao động. Trong một ý nghĩa rộng

hơn thì đó là chi phí tổng hợp lao động xã hội, tức là gồm cả lao động vật hóa và lao động sống trên một đơn vị sản phẩm. Là một Tổng công ty tài chính, năng suất lao động của Tổng công ty được thể hiện bằng giá trị kinh doanh của một lao động trong 1 đơn vị thời gian.

Năng suất lao động được tính theo công thức:

; trđ/ng-tháng (2- 11)

Bảng phân tích năng suất lao độngcủa PVFC năm 2009-2010

Bảng 2-17 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh TH 2010/2009 So sánh KH,TH 2010 KH TH +;- % +;- % Tổng doanh thu (tỷ đồng) 5663,51 5059 6720,4 1056,9 118,67 1661,4 132,84 Số lao động (người) 1131 1200 1202 71 106,17 2 100,16

Năng suất lao động bình quân (trđ/ng.tháng)

417,29 351,32 465,92 48,63 111,65 114,6 132,62

Qua bảng tính toán trên ta thấy năng suất lao động năm 2010 là 465,92 tr.đồng/ng.tháng tăng 48,63 tr.đồng/ng.tháng so với năm 2009 tương ứng tốc độ tăng năng suất lao động là 111,65%. Năng suất lao động năm 2010 còn vượt kế hoạch đề ra là 114,6 tr.đồng/ng.tháng tương ứng tăng 32,62%.

NSLĐ theo giá trị =

Khối lượng công tác theo giá trị Số lượng lao động x12

56

Có sự tăng lên của năng suất lao động là vì năm 2010 Tổng công ty đã có bước phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh so với năm 2009. doanh thu tăng mạnh và tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của số lượng lao nên năng suất lao động tăng. Năng suất lao động tăng là tiền đề cho việc tăng tiền lương và đảm bảo cho đời sống của CBCNV trong Tổng công ty.

2.4.4 Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương

Tiền lương là một phần sản phẩm xã hội được biểu hiện bằng tiền mà Nhà nước, doanh nghiệp phân phối cho người lao động nhằm bù đắp lại những hao phí sức lao động mà họ bỏ ra.

Tiền lương mang ý nghĩa kinh tế và xã hội nên việc trả lương phải đảm bảo hai yêu cầu:

Về mặt kinh tế: trả lương phải xét đến hiệu quả kinh tế vì lương là đòn bẩy kinh tế tăng năng suất lao động, tăng sản lợng, tăng chất lợng sản phẩm dịch vụ và giảm chi phí. Về mặt xã hội: Lương đảm bảo thu nhập cho ngời lao động tái sản xuất sức lao động và nâng dần mức sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để phân tích quỹ tiền lương và tiền lương bình quân ta có số liệu sau:

Tình hình lao động-tiền lương của PVFC năm 2009-2010

Bảng 2-18 STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh TH 2010/2009 So sánh TH/KH2010 KH TH +;- % +;- % 1 Tổng doanh thu (tỷ đồng) 5663,51 5059 6720,42 1056,91 118,67 1661,42 132,84 2 Số lao động (người) 1131 1200 1202 71 106,17 2 100,16 3 Tổng quỹ lương (tỷ đồng) 215,9 228 249,8 34 115,74 22 109,64 4 Tiền lương bình quân (tr.đồng/ng.tháng) 14 15 15,7 1,7 112,14 0,7 104,67

57

5 Năng suất lao

động bình quân 417,29 351,32 465,92 48,63 111,65 114,6 132,62 Năm 2010 mặc dù lượng lao động tăng lên 6,17% so với năm 2009 và chỉ tăng 0,16% so với kế hoạch đề ra nên tiền lương bình quân của lao động đạt 15,7 tr.đồng/người.tháng tăng lên so với năm 2009 là 1,7 tr.đồng/nưgời.tháng tương ứng tăng 12,14% và vượt kế hoạch là 0,7 tr.đồng/người.tháng tương ứng vượt 4,67%.Tổng quỹ lương của Tổng công ty tăng lớn hơn tỷ lệ tăng lao động, tốc độ tăng tổng quỹ lương so với năm 2009 là 15,74%, so với kế hoạch là 9,64%.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) giai đoạn 2006 2010 (Trang 48 - 58)