Phân tích hoạt động kinh doanh năm 2010 của PVFC

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) giai đoạn 2006 2010 (Trang 34 - 41)

Với 2 chức năng là định chế tài chính và tổ chức phi ngân hàng, khi phân tích hoạt động kinh doanh ta có thể chia theo nhiệm vụ sau:

2.2.1. Phân tích hoạt động huy động vốn.

Để thực hiện chức năng của mình công ty cần có một số vốn nhất định. Vốn này có thể là vốn tự có song nó thường chiếm một tỷ lệ nhỏ, phần lớn là nguồn vốn huy động từ nền kinh tế (từ các cá nhân và các tổ chức kinh tế khác). Do vậy huy động vốn là một hoạt động chủ yếu thường xuyên, là mối quan tâm của một định chế tài chính. PVFC huy động vốn chủ yếu dựa vào các hình thức sau:

- PVFC nhận tiền gửi của khách hàng bằng việc mở cho khách hàng sổ tiết kiệm. Khách hàng gửi tiền vào công ty dưới hình thức này chủ yếu để hưởng một tỷ lệ lãi suất trên số tiền gửi vào.

- Tổng công ty phát hành chứng từ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu. Đây là một nhiệm vụ chính đặt ra và cũng góp phần thu hút thêm một số vốn nhất định từ hoạt động này.

- Nhận ủy thác quản lý vốn và tài sản cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên, các tổ chức cá nhân khác. Đây chính là hình thức ủy thác không chỉ định mục đích.

- Ngoài ra, Tổng công ty có thể huy động vốn trên thị trường tiền tệ qua con đường như vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Việc huy động này tùy thuộc vào tình hình sử dụng vốn của Tổng công ty trong từng thời điểm.

- Hoạt động cơ bản của Tổng công ty là huy động vốn để cho vay, do vậy kết quả huy động vốn của Tổng công ty là cơ sở để đánh giá tính hiệu quả, chính sách huy động vốn và cơ cấu vốn huy động. Tình hình ổn định của đồng vốn thể hiện uy tín, lỗ lực của Tổng công ty.

Qua bảng 2-2, ta thấy lượng vốn huy động được năm 2010 của Tổng công ty là 19.860,61 tỷ đồng giảm 7.339,07 tỷ đồng tương đương giảm 26,98% so với năm 2009, và tăng 896,31 tỷ đồng so với kế hoạch. Năm 2010 có sự biến động như vậy là do:

- Vốn huy động từ tổ chức tín dụng (TCTD) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số vốn huy động được giảm mạnh so với năm 2009, giảm 9.710,55 tỷ đồng tương đương giảm 48,22% và giảm 2.003,43 tỷ đồng so với kế hoạch đầu năm.

35

- Năm 2010, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, cá nhân (TCKT, CN) đạt 3.163,31 tỷ đồng, tăng 1.394,31 tỷ đồng tương đương tăng 78,87% so với năm 2009, và tăng 120,93% so với kế hoạch. Vốn huy động từ TCKT,CN tăng là do Tổng công ty thực hiện nhiều hình thức và nhiều nguồn huy động, từ việc nhận tiền gửi có kỳ hạn cho đến công tác ủy thác cho PVFC mà không chỉ định mục đích. Thêm vào đó là các nguồn thu khác như các khoản từ tiền gửi, góp vồn liên doanh, từ việc PVFC ủy thác cho một doanh nghiệp hay một tổ chức. Ngoài ra, vào thời điểm cuối năm lãi suất tiết kiệm luôn được các tổ chức tín dụng điều chỉnh tạo ra mức lãi xuất hấp dẫn, các ngân hàng đẩy mạnh lãi suất kì hạn ngắn ngày và gia tăng sức hấp dẫn đối với kì hạn dài ngày bằng nhiều chương trình khuyến mại mong muốn huy động thêm nguồn tiền nhàn rỗi trên thị trường. Nên thu hút được khách hàng đến với Tổng công ty.

- Phát hành giấy tờ có giá là hình thức huy động vốn quan trọng của Tổng công ty. Năm 2010 Tổng công ty phát hành giấy tờ có giá đạt giá trị 6.268,19 tỷ đồng tăng 18,46% so với năm 2009, và tăng 22,93% so với kế hoạch.

Bảng phân tích tình hình hoạt động huy động vốn

ĐVT: Tỷ đồng Bảng 2-2 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh TH 2010/2009 So sánh TH/KH 2010 KH TH +/- % +/- % Huy động từ TCTD 20.139,66 12.432,54 10.429,11 -9.710,55 51,78 -2.003,43 83,89 Huy động từ TCKT, CN 1.768,46 1.432,88 3.163,31 1.394,84 178,87 1.730,43 220,77 Phát hành giấy tờ có giá 5.291,56 5.098,88 6.268,19 976,63 118,46 1.169,32 122,93 Tổng 27.199,68 18.964,30 19.860,61 -7.339,07 73,02 896,31 104,73

Cùng với sự biến động về lượng vốn huy động là sự biến động về kết cấu vốn huy động.

36

Bảng kết cấu hoạt động huy động vốn của PVFC

ĐVT: Tỷ đồng Bảng 2-3 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2010/2009 TH % TH % Huy động từ TCTD 20.139,66 74,05 10.429,11 52,51 - 21,54 Huy động từ TCKT, %CN 1.768,46 6,50 3.163,31 15,93 9,43 Phát hành giấy tờ có giá 5.291,56 19,45 6.268,19 31,56 12,11 Tổng 27.199,68 100 19.860,61 100 - Năm 2010, vốn huy động từ tổ chức tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất 52,51% giảm 21,54% so với năm 2009 là do vốn huy động từ TCTD trong năm 2010 giảm mạnh.. Đồng nghĩa đi đôi với việc giảm tỷ trọng vốn huy động từ TCTD là sự tăng lên của các nguồn huy động khác. Trong đó, vốn huy động từ TCKT,CN tăng lên chiếm 15,93% tổng vốn huy động và tăng 9,43% so với năm 2009. Còn tỷ trọng của việc phát hành giấy tờ có giá chiếm 31,56% tổng vốn huy động tăng 12,11% so với năm 2009.

2.2.2. Phân tích hoạt động sử dụng vốn.

Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động kinh doanh đặc biệt quan trọng đối với tổ chức tín dụng. Nó có quan hệ chặt chẽ với hoạt động huy động vốn để tạo ra ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty. Nếu hoạt động huy động vốn tốt mà hoạt động sử dụng vốn không tốt thì sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh không được khả quan, ngược lại hoạt động sử dụng vốn tốt nhưng nguồn cung vốn cho Tổng công ty không tốt sẽ dẫn đến Tổng công ty sẽ bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh của mình, giảm sút uy tín trên thị trường.

Hoạt động sử dụng vốn Tổng công ty gồm hoạt động tín dụng và hoạt động đầu tư và một số hoạt động khác

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty để tạo ra lợi nhuận. Chỉ có thu lãi từ hoạt động đầu tư mới bù đắp các chi phí do Tổng công ty bỏ ra như chi phí huy động vốn, chi phí kinh doanh chi phí quản lý ...Để thực hiện cho

37

vay. Tổng công ty có thể sử dụng một phần vốn tự có của mình nhưng chủ yếu vẫn là vốn huy động.

Ngoài hoạt động cho vay Tổng công ty còn có thể tham gia trực tiếp với tư cách là chủ đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế như góp vốn liên doanh, tham gia thị trường chứng khoán.

2.2.2.1. Hoạt động tín dụng

Qua bảng 2-4, 2-5 ta thấy, hoạt động tín dụng của Tổng công ty khá hiệu quả tổng vốn cho vay đạt 32.939,08 tỷ đồng tăng 6.181,64 tỷ đồng tương đương tăng 23,1% so với năm 2009 và tăng 19,77% so với kế hoạch. Có được kết quả như vậy là do trong năm 2010 nước ta đã dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, thị trường tài chính đã dần hoạt động ổn định, đây là cơ sở cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư cũng như của các doanh nghiệp dần phát triển trở lại, nhu cầu về vốn trên thị trường tăng mạnh, dẫn đến hoạt động cho vay của Tổng công ty trong năm phát triển mạnh.

Bảng phân tích tình hình hoạt động cho vay tín dụng của PVFC

ĐVT: Tỷ đồng Bảng 2-4 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh TH 2010/2009 So sánh TH ,KH 2010 KH TH +/- % +/- % 1. Cho vay các TCTD 480,56 0 0 -480,56 0 - Cho vay 484,00 0 0 -484,00 0 - Dự phòng rủi ro -3,44 0 0 3,44 0 2.Cho vay các TCKT, 23.767,85 24.657,32 26.288,32 2.520,47 110,60 1.630,99 106,61 3. Cho vay bằng CKTP giấy tờ có giá 1,08 0,99 0 -1,08 0,00 -0,99 0,00 4. Cho vay bằng vốn

tài trợ, ủy thác đầu tư 2.507,90 2.843,77 6.650,72 4.142,82 265,19 3.806,96 233,87 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 26757,39 27.502,08 32.939,04 6.181,64 123,10 5.436,96 119,77

38

Bảng kết cấu hoạt động tín dụng của PVFC

ĐVT: Tỷ đồng Bảng 2-5 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh TH (%) TH (%) 2010/2009 1. Cho vay các TCTD 480,56 1,80 0 0 - 1,80 - Cho vay 484,00 1,81 0 0 - 1,81 - Dự phòng rủi ro -3,44 - 0,01 0 0 0,01 2. Cho vay các TCKT, CN 23.767,85 88,83 26.288,32 79,81 - 9,02 3. Cho vay bằng CKTP và giấy tờ có giá khác 1,08 0,00 0 0 - 0,00

4. Cho vay bằng vốn tài

trợ, ủy thác đầu tư 2.507,90 9,37 6.650,72 20,19 10,82

Tổng 26757,39 100,00 32.939,04 100 - Năm 2010, thị trường tài chính đang biến động mạnh mẽ nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính không lương trước được sự thay đổi nên gặp khó khăn trong hoạt đông của mình . Nên Tổng công ty đã không dùng vốn của mình vào hoạt động cho vay các tổ chức tín dụng và hoạt động cho vay bằng chiết khấu thương phiếu ( Cho vay bằng chiết khấu thương phiếu là một hình thức tín dụng ngắn hạn của tổ chức tín dụng được thực hiện dưới hình thức khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đến hạn thanh toán cho các tổ chức tín dụng để nhận được một khoản tiền thấp hơn mệnh giá của thương phiếu). Ngoài thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như trái phiếu, tín phiếu kho bạc Nhà nước, kỳ phiếu, cổ phiếu, sổ gửi tiền tiết kiệm cũng được thực hiện chiết khấu và giấy tờ có giá khác mà Tổng công ty chỉ chú trọng sử dụng vốn vào cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân và hoạt động cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư. Cụ thể là:

Cho vay các tổ chức kinh tế là hoạt động kinh doanh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty bởi các tổ chức kinh tế là các khách hàng vay với lượng vốn lớn, có khả năng thu hồi nhanh và là những khách hàng quen thuộc. Bên cạnh đó, cho vay cá nhân bao gồm dịch vụ đảm bảo bằng cổ phần và dịch

39

vụ mua trả góp là loại hình cho vay đã tạo ra uy tín của Tổng công ty trên thị trường. Với phương châm như vậy nên năm 2010 Tổng công ty tiếp tục tham gia hoạt động này và đã đạt 26.288,32 tỷ đồng tăng 2520,47 tỷ đồng tương đương tăng 10,6% so với năm 2009 và tăng 6,61% so với kế hoạch. Tuy nhiên, tỷ trọng của hình thức cho vay này lại giảm từ 88,83% năm 2009 xuống còn 79,81% năm 2010. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của hình thức cho vay này nhỏ hơn so với tỷ lệ tăng của toàn bộ hoạt động cho vay.

Năm 2010 chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của hình thức cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Năm 2010, hình thức này đạt 6.650,72 tỷ đồng chiếm 20,19% so với tổng vốn cho vay tăng 4.142,82 tỷ đồng tương đương tăng 165,19% so với năm 2009 và tăng 133,87% so với kế hoạch.

Nói chung hoạt động tín dụng năm 2010 của PVFC là khá tốt và cân đối với hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, để có sự đánh giá tốt cần có sự phân tích thêm chất lượng nợ của Tổng công ty.

Bảng phân tích chất lượng nợ của PVFC

ĐVT: Tỷ đồng Bảng 2-6 STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 TH Tỷ trọng (%) TH Tỷ trọng (%) 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 25.155,82 94,01 30.791,59 93,48 2 Nợ cần chú ý 1.233,19 4,61 1.507,29 4,58

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 17,09 0,07 206,27 0,63

4 Nợ nghi ngờ 90,42 0,34 139,63 0,42

5 Nợ có khả năng mất vốn 260,88 0,97 294,26 0,89

Tổng 26.757,39 100 32.939,04 100

Qua bảng tính toán trên nhìn chung chất lượng nợ của Tổng công ty là khá tốt, có tính an toàn. Tuy nhiên , Tổng công ty cũng cần xem xét lại mốt số khoản nợ.

Tỷ lệ nợ tiêu chuẩn thường chiếm tỷ lệ cao trên 90% năm 2010 đạt 93,48%. Tỉ lệ nợ cần chú ý và nợ có khả năng mất vốn giảm. Tuy nhiên, nợ dưới tiêu chuẩn lại

40

tăng nhiều từ 0,07% lên 0,63% và nợ nghi ngờ tăng từ 0,34% lên 0,42%. Vì vậy, Tổng công ty cần xem lại một số khoản nợ để có biện pháp xử lý kịp thời.

2.2.2.2. Hoạt động đầu tư

Bảng phân tích hoạt động đầu tư của PVFC

ĐVT: Tỷ đồng Bảng 2-7 chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh So sánh TH/KH 2010/2009 TH 2010/2009 KH TH +/- % +/- %

1. Đầu tư chứng từ có giá 4781,8 4901 5015,63 233,83 104,89 114,63 102,34

- Chứng khoán kinh doanh 288,76 67 11,95 -276,8 4,14 -55,05 17,84

- Chứng khoán đầu tư 4493,04 4834 5003,7 510,64 111,37 169,68 103,51

2. Đầu tư dài hạn 3590,24 3609 3810,17 219,93 106,13 201,17 105,57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 8372,04 8510 8825,8 453,76 105,42 315,8 103,71

Bảng phân tích kết cấu hoạt động đầu tư năm 2010 của PVFC ĐVT: Tỷ đồng Bảng 2-8 STT Các chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2010/2009 TH % TH %

1 Đầu tư chứng từ có giá 4781,8 57,12 5015,63 56,83 -0,29

- Chứng khoán kinh doanh 288,76 3,45 11,95 0,14 -3,31

- Chứng khoán đầu tư 4493,04 53,67 5003,68 56,69 3,03

2 Đầu tư dài hạn 3590,24 42,88 3810,17 43,17 0,29

Tổng 8372,04 100 8825,80 100 - Năm 2010, hoạt động đầu tư có bước tiến triển chậm, đạt 8825,8 tỷ đồng tăng

453,76 tỷ đồng tương đương tăng 5,42% so với năm 2009, và tăng 3,71% so với kế hoạch. Cụ thể:

41

Hoạt động đầu tư chứng từ có giá có tỷ trọng lớn trong hoạt động đầu tư đạt 5015,63 tỷ đồng tăng 233,83 tỷ đồng tương ứng tăng 4,89% so với năm 2009 và tăng 2,34% so với kế hoạch đề ra. Trong đó, chứng khoán đầu tư tăng 11,37% so với năm 2009 và vượt 3,51% so với kế hoạch đề ra. Còn chứng khoán kinh doanh lại giảm mạnh giảm tới 95,86% so với năm 2009, năm 2010 hình như công ty không tham gia vào lĩnh vực chứng khoán kinh doanh.

Năm 2010, hoạt động đầu tư dài hạn lại có bước tiến triển tỷ trọng tăng lên chiếm 43,17% trong hoạt động đầu tư, đạt 3810,17 tỷ đồng tăng 219,93 tỷ đồng tưng ứng tăng 6,13% so với năm 2009 và tăng 5,57% so với kế hoạch.

2.2.2.3. Các hoạt động khác

Bên cạnh các hoạt động huy động vốn và cho vay, Tổng công ty còn được phép hoạt động trong các lĩnh vực khác như hoạt động bảo lãnh, ủy thác và đại lý…

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) giai đoạn 2006 2010 (Trang 34 - 41)