Chơng 3: vịêc giảng dạy thơ trần đăng khoa trong trờng tiểu học

Một phần của tài liệu Nghệ thuật những bài thơ viết về thế giới trẻ thơ trong góc sân và khoảng trời của trần đăng khoa (Trang 50 - 54)

trong trờng tiểu học

3.1 Thơ Trần Đăng Khoa trong trờng tiểu học và việc giảng dạy các bài thơ này thơ này

Nh đã nói ở phần mở đầu, Tràn Đăng Khoa là một trong số rất ít tác giả có thơ đa vào sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 . Sở dĩ nh vậy là do thơ Khoa đợc nhìn, đợc cảm bằng con mắt trẻ thơ, ngôn ngữ thơ dung dị, rất gần gũi nên đợc các em vô cùng yêu thích. Cái thế giới trong thơ Khoa phong phú, đa dạng, giàu màu sắc, âm thanh, ánh sáng tinh tế và vô cùng đáng yêu.

Theo chơng trình SGK cải cách trớc năm 2000 trong phân môn Tập đọc thơ Trần Đăng Khoa có 5 bài đợc chọn giảng là:

Trăng sáng sân nhà em

Cây dừa

Nghe thầy đọc thơ ò ...ó...o

Hạt gạo làng ta

Sau năm 2000 thì số lợng bài đã tăng lên 8 bài: lớp 1: Kể cho bé nghe, ò ...ó...o

lớp 2: Cây dừa, Tiếng võng kêu lớp 3: Khi mẹ vắng nhà

lớp 4: Mẹ ốm, Trăng ơi...từ đâu đến? lớp 5: Hạt gạo làng ta.

Số lợng các bài thơ Trần Đăng Khoa trong chơng trình Tiếng Việt Tiểu học đã khẳng định giá trị tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của chú bé Khoa, thấy đợc tài năng thơ của thần đồng Trần Đăng Khoa. Nhng vấn đề đặt ra ở

đây là giáo viên cần hớng dẫn học sinh học nh thế nào để các em thấy hết đợc cái đẹp của bài thơ.

Trớc hết giáo viên cần thấy đợc những bài thơ đợc chọn giảng là những bài thơ rất điển hình, mẫu mực về nội dung và tiêu biểu cho nghệ thuật Trần Đăng Khoa trong tập “ Góc sân và khoảng trời”. Các bài thơ này viết về thiên nhiên, gia đình, về những ngời trong gia đình trong đó hình ảnh ngời mẹ là đậm nét hơn cả.

Trong qui trình dạy một bài tập đọc thờng gồm 2 phần, cơ bản là “luyện đọc và tìm hiểu bài” “ ”. ở phần luyện đọc giáo viên cần huớng dẫn cho các em tìm ra giọng đọc đúng biết ngắt nghỉ hơi đúng, là cơ sở để các em tìm hiểu bài tốt hơn khi bớc sang phần tìm hiểu bài, bằng hệ thống câu hỏi gợi ý giáo viên giúp các em hiểu đợc nội dung bài thơ. Cụ thể:

Bài “ kể cho bé nghe” đợc viết theo thể thơ 4 chữ và mang phong cách đồng giao. Cần đọc bài thơ này với giọng vui vẻ hồn nhiên, đọc liền mạch

Bài “ ò...ó...o” đợc viết với thể thơ tự do, số lợng tiếng trong một dòng thơ không cố định (2-3 tiếng) khi đọc cần đọc hết một dòng thơ mới nghỉ hơi. Đọc với giọng nhanh và khỏe .

Lớp 1 việc xác định các biện pháp tu từ là cha cần thiết nhng giáo viên cần nhấn mạnh, gợi cho học sinh thấy đợc cái hay, cái sinh động của các hình ảnh thơ:

Hay nói ầm ĩ là con vịt bầu Hay hỏi đâu đâu là con chó vện

Giáo viên hỏi học sinh

+ Các con thấy Trần Đăng Khoa tả con “ vịt bầu” và “con chó” thế nào? Có hay không?

+ Hoạt động của con chó, con vịt có giống con ngời không? Vì sao con biết?

Bài “Cây dừa” đợc viết theo thể thơ lục bát các em hay ngắt nhịp 2/2/2 và 2/2/2/2. Nhng trong bài có nhiều câu thơ nếu ngắt nh vậy sẽ không đúng với nội dung bài thơ. Trong phần luyện đọc đoạn giáo viên cần hớng dẫn học sinh cách đọc một số câu thơ khó đọc, ví dụ:

- Cây dừa xanh / toả nhiều tàu

- Quả dừa / đàn lợn con / nằm trên cao - Ai đeo / bao hũ rợu / quanh cổ dừa.

Đến lớp 2 thì việc xây dựng các biện pháp tu từ cũng cha đặt ra, nhng giáo viên cần cho các em thấy đợc cái hay trong cách tả của Trần Đăng Khoa. Đây cũng là một cách tốt để giúp các em học các biện pháp tu từ trong các lớp trên.

Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) đợc so sánh với những gì? – Khi so sánh nh vậy thì em thấy có tác dụng gì? (Em dễ tởng tợng hơn về các bộ phận của cây dừa).

Qua câu: “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”. Giáo viên hỏi học sinh: - Tác giả đã dùng hình ảnh của ai để tả cây dừa. Việc dùng những hình ảnh này nói lên điều gì?

Học sinh: Tác giả đã dùng hình ảnh của con ngời để tả cây dừa (dang tay). Việc dùng hình ảnh này nói lên: Con ngời rất yêu quý thiên nhiên, thiên nhiên và con ngời hoà hợp, gắn bó với nhau.

Với học sinh nhỏ tuổi giáo viên chỉ nên đặt các câu hỏi cụ thể chỉ có một cách hiểu để tránh cho học sinh hiểu lầm. Ví dụ giáo viên nên hỏi: “ Con thích câu thơ nào nhất. Vì sao? .” Đặc biệt giáo viên có thể gợi ý cho học sinh để các em mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình, giáo viên không nên áp đặt mà phải tôn trọng ý kiến của các em.

Bài “Tiếng võng kêu” đợc viết theo thể thơ 4 chữ đọc với giọng chậm, đều, đọc liền giọng nh nhịp võng đa.

Bài “Khi mẹ vắng nhà” đợc viết theo thể thơ tự do. Các câu có cấu trúc giống nhau và ở phần đầu cụm từ “Khi mẹ vắng nhà” đợc lặp lại ở đầu mỗi câu thơ, sau dấu phẩy là các công việc bạn nhỏ đã làm để giúp mẹ. Các câu còn lại viết về các kết quả công việc em bé đã làm đợc vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Qua bài thơ ta thấy bạn nhỏ trong bài là một em bé ngoan, một ngời con hiếu thảo.

Bài “Trăng ơi... từ đâu đến?” – Viết theo thể thơ 5 chữ, ngắt nhịp 2/3 và một số cách ngắt nhịp khác. Bài thơ đọc với giọng nhẹ nhàng, lúc lên giọng, lúc xuống giọng theo sự luân phiên của thanh bằng, thanh trắc. Gieo vào lòng ngời đọc nhiều ấn tợng đẹp, sự phát hiện độc đáo, liên tởng bất ngờ về trăng của tác giả. Đồng thời học sinh cũng bớc đầu đợc làm quen với biện pháp nhân hoá qua cách gọi trăng thân mật của Trần Đăng Khoa và bớc đầu làm quen với biện pháp lặp, qua câu gợi ý của giáo viên:

+ Cách gọi trăng cho các em thấy tình cảm của nhà thơ đối với trăng nh thế nào?

+ Trong bài câu “Trăng ơi ... từ đâu đến?” đợc nhắc lại mấy lần? Nó có tác dụng gì?

Khi dạy bài “Hạt gạo làng ta” giáo viên có thể cho học sinh thể hiện bài thơ này bằng bài hát, vì bài thơ rất giàu tính nhạc. Mỗi vần thơ nh một nốt nhạc trầm bổng gieo vào lòng ngời đọc biết bao cảm xúc. Đặc biệt với học sinh lớp 5 các em đã đợc học lịch sử thì bài thơ này sẽ giúp các em cảm nhận đợc sâu sắc những vất vả cơ cực của ngời nông dân, của nhân dân ta trong những năm bom đạn ác liệt cùng tội ác dã man của giặc Mĩ và thiên nhiên khắc nghiệt để làm ra đợc hạt gạo

Những năm bom Mĩ Trút lên mái nhà

Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy

Qua bài thơ giáo viên rèn thêm cho học sinh kỹ năng cảm thụ văn học: Hạt gạo là sự kết tinh của nhiều yếu tố : vị phù sa, có hơng sen thơm, có lời mẹ hát ... có cả ngọt bùi, đắng cay ... Các em biết quý trọng hạt gạo và yêu quý ngời nông dân.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật những bài thơ viết về thế giới trẻ thơ trong góc sân và khoảng trời của trần đăng khoa (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w