Mối liên quan giữa rối loạn các thành phần lipid máu với một số biến chứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với một số biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang (Trang 61 - 87)

chứng thƣờng gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp.

* Biến chứng mạnh vành

Đối tượng có tăng cholesterol có biến chứng mạch vành là 51,9%, tăng cholesterol có nguy cơ biến chứng mạch vành cao gấp 2,95 lần đối tượng không có tăng cholesterol. Tăng triglycerid có biến chứng mạch vành là 52,0%, tăng triglycerid có nguy cơ biến chứng mạch vành cao gấp 2,1 lần đối tượng không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

62

có tăng triglycerid, khoảng tin cậy 95% từ 1,63 đến 2,7; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết qủa nghiên cứu của một số tác giả [14], [31], [57], [58]. Trong cơ thể triglycerid có 2 nguồn chính. Thứ nhất triglycerid được tổng hợp từ tế bào ruột, gọi là triglycerid ngoại sinh. Ngay từ khi lipid trong thực phẩm vào ống tiêu hóa, dưới tác dụng của enzym, triglycerid của thực phẩm sẽ thoái hóa thành acid béo tự do, hấp thu qua màng ruột. Sau khi qua màng tế bào acid béo tự do sẽ được este hóa tạo thành lipoprotein. Thứ 2, triglycerid nội sinh do gan tổng hợp. Acid béo tự do tạo thành sau khi thoái hóa, được este hóa còn sót lại được gan giữ lại để làm nguyên liệu tổng hợp triglycerid. Trong nghiên cứu của chúng tôi có đến 56,5% đối tượng thừa cân, vòng bụng khá lớn 97,8 ± 15,0 cm (béo bụng) (bảng 3.2). Những đối tượng này sẽ có thay đổi bất thường trong máu, trong đó có hàm lượng triglycerid tăng cao trong máu, có liên quan đến bệnh tim mạch, trong đó có mạch vành [6], [60], [62], [63], [65].

Đối tượng có giảm HDL – C có biến chứng mạch vành là 53,3%,

tăng LDL C có biến chứng mạch vành là 49,3%. Không tìm thấy mối liên quan giữa giảm HDL – C, LDL – C với biến chứng mạch vành ở bệnh nhân tăng huyết áp, với p > 0,05.

Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi có mối liên quan giữa tăng cholestrerol, triglycerid với biến chứng mạch vành ở bệnh nhân tăng huyết áp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Nguyễn Kim Lương và Huỳnh Văn Minh [33], [38].

Theo nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh sự biến đổi lipid gây nguy cơ tim mạch ở các đối tượng nghiên cứu có sự khác biệt giữa hai nhóm người tăng huyết áp và huyết áp bình thường và không rối loạn lipid máu, sự biến đổi cholesterol, điện tim bệnh lý ở đối tượng tăng huyết áp có sự bất thường mạch vành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

63

Nghiên cứu ở Thụy Điển trong 8 năm cho thấy sự xuất hiện bệnh mạch vành có liên quan với cholesterol, triglycerid. Một khảo sát trên 3390 người tại Australia trên 21 người sống tại Buselton trong 12 năm cho thấy HATT, HATTr, cholesterol có tương quan ý nghĩa với sự xuất hiện tai biến mạch vành chết người [68]. Mạch vành cũng chịu sự ảnh hưởng của các rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp. Khi có sự xơ cứng mạch trong toàn cơ thể, tất yếu có sự xơ cứng mạch vành.

* Biến chứng suy tim

Đối tượng có tăng cholesterol có biến chứng suy tim là 46,5%, tăng cholesterol có nguy cơ biến chứng suy tim cao gấp 1,81 lần đối tượng không có tăng cholesterol, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (bảng 3.16). Tăng triglycerid có biến chứng suy tim là 48,0% và có nguy cơ biến chứng suy tim cao gấp 1,71 lần đối tượng không có tăng triglycerid, khỏang tin cậy 95% :

1.26 – 2.32, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (bảng 3.17). Tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Kim Lương tìm thấy mối liên quan giữa tăng cholesterol và trigycerid với biến chứng suy tim ở bệnh nhân tăng huyết áp [33].

Đối tượng có giảm HDL – C có biến chứng suy tim là 62,2%. Có mối liên quan giữa giảm HDL– C, với biến chứng suy tim ở bệnh nhân tăng huyết áp, với p<0,01 (bảng 3.18). HDL– C bình thường được coi là yếu tố bảo vệ, chống vữa xơ mạch, phòng chống bệnh tim mạch. HDL– C do tế bào gan và ruột tổng hợp. HDL–C có nhiều vai trò trong chuyền hóa, đóng vai trò trung tâm trong quá trình vận chuyển cholesterol từ tế bào ngoại vi trở về gan.

Đối tượng có tăng LDL – C có biến chứng suy tim là 34,8%. Đối tượng có có tăng LDL – C có nguy cơ biến chứng suy tim cao gấp 0,65 lần đối tượng không có tăng LDL – C (p>0,05) (bảng 3.19). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp. LDL– C trong huyết tương có nguồn gốc từ chuyển hóa VLDL trong mạch máu. LDL là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của VLDL, thoái biến LDL

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

64

Xảy ra tại tế bào gan và tế bào ngoại vi, trong đó gan là nơi đào thải chính. LDL- C vận chuyển cholesterol đến các tế bào của cơ thể. Khi hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, sẽ làm tăng lắng đọng cholesterol ở thành mạch, gây cản trở sự lưu thông máu. Sự tăng hàm lượng LDL– C là yếu tố nguy hiểm, gây vữa xơ động mạch dẫn đến tăng gánh thất trái, suy vành và hậu quả là suy tim ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi có mối liên quan giữa tăng cholestrerol, triglycerid, HDL– C với biến chứng suy tim ở bệnh nhân tăng huyết áp, với p < 0,01. Do vậy, ở bệnh nhân tăng huyết áp, có các rối loạn lipid máu cần được khuyên bảo hướng dẫn cụ thể hơn trong chế độ ăn, luyện tập. Hạn chế các thức ăn có giàu cholesterol, luyện tập hợp lý để phòng ngừa biến chứng gây ra.

* Biến chứng mạch não

Tai biến mạch máu não là vấn đề khá phổ biến và đang trở thành vấn đề thời sự của y học và xã hội đối với tất cả các nước trên thế giới. Nguyên nhân tổn thương xơ vữa mạch não là nguyên nhân chính gây ra bệnh cảnh của tai biến mạch não. Tổn thương nội mạc và tăng sự chết theo chương trình của các tế bào nội mạc mạch máu trong tăng huyết áp làm vữa xơ mạch máu, kết hợp với rối loạn chuyển hóa lipid làm thúc đẩy quá trình xơ vữa tăng nguy cơ biến chứng trên bệnh nhân tăng huyết áp.

Trong nghiên cứu của chúng tôi đối tượng có tăng cholesterol có biến chứng tại não là 25,7%, có mối liên quan giữa tăng cholestrerol, giảm HDL– C, tăng LDL– C với biến chứng tại não ở bệnh nhân tăng huyết áp, với p < 0,05 (bảng 3.20).

Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa rối loạn chuyển hóa lipid huyết thanh và bệnh não cục bộ là không rõ như trong bệnh lý tim do mạch vành. Vai trò của tăng nồng độ cholesterol huyết thanh xem như là một yếu tố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

65

nguy cơ đối với tai biến mạch máu não vẫn chưa được chứng minh một cách thuyết phục cho tới thời điểm hiện nay. Các nghiên cứu đưa ra kết luận khác nhau, một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa nồng độ cao của cholesterol máu với nhồi máu não, một số nghiên cứu thì cho kết luận ngược lại. Gần đây nhiều nghiên cứu phát hiện mối liên quan nổi bật của nồng độ cao triglycerid và giảm HDL– C với nhồi máu não. Một nghiên cứu thuần tập ở Châu Á - Thái Bình Dương (2004) trên 96.224 người theo dõi qua nhiều năm. Kết quả cho thấy triglycerid huyết thanh một yếu tố tiên đoán độc lập và quan trọng cho nguy cơ tai biến mạch máu não và bệnh mạch vành ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương [16]. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Lương, Tô Văn Hải (2005) cũng cho thấy tăng triglycerid có khả năng dự báo biến chứng mạch não ở bệnh nhân tăng huyết áp [14], [33].

Hiện nay, bệnh nhân tăng huyết áp đều có chương trình quản lý tại địa phương. Các phương tiện truyền thông đã có nhiều hình thức để tuyên truyền cách phòng bệnh và phòng các biến chứng, trong đó có phòng biến chứng mạch máu não. Biến chứng mạch máu não ở bệnh nhân cao huyết áp có tỷ lệ khá cao, gây ra gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Trong một nghiên cứu trên 5.000 người độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi được theo dõi trong vòng 18 năm, cho thấy khả năng THA gây TBMMN gấp 7 lần so với người không THA. Người ta thấy rằng HATT 160 mmHg hoặc HATTr 95 mmHg nguy cơ TBMMN tăng gấp 3 lần. Trong điều trị tăng huyết áp nếu giảm 10mmHg huyết áp sẽ giảm 35 – 45% yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não [2]. Do vậy, đối với bệnh nhân tăng huyết áp, ngoài việc khám, kê đơn thuốc thường xuyên cần được kiểm tra lipid máu; từ đó cán bộ y tế sẽ có lời khuyên hợp lý về chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý để kiểm soát lipid máu kịp thời, hạn chế xảy ra các biến chứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa tăng triglycerid với biến chứng mạch não ở bệnh nhân tăng huyết áp có lẽ do kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

66

thuật chuẩn đoán biến chứng mạch máu não của chúng tôi còn hạn chế, chủ yếu chẩn đoán bằng lâm sàng. Tuy nhiên qua nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ rối loạn lipid của chúng tôi là cao, đối tượng của chúng tôi còn chưa thực sự được quan tâm tới điều trị rối loạn lipid máu. Tăng triglycerid đặc biệt là giảm HDL– C là những yếu tố dự báo nguy cơ tai biến mạch não, một biến chứng rất dễ gây tử vong cho người bệnh. Cần tích cực điều trị rối loạn lipid đặc biệt là triglycerid và giảm HDL - C máu góp phần hạn chế nguy cơ biến chứng tai biến mạch não cho người bệnh tăng huyết áp.

* Biến chứng mắt

Trên những bệnh nhân tăng huyết áp khi đã phát hiện tổn thương đáy mắt thì đó là yếu tố tiên lượng nặng của bệnh và yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, mạch thận và nhồi máu não. Biến chứng thứ phát của đáy mắt không phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tăng huyết áp. Biến chứng mắt tăng huyết áp không gây tử vong nhưng làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi thấy có 25,5% bệnh nhân có biến chứng tại mắt ở các giai đoạn khác nhau, trong đó những bệnh nhân có tăng cholesterol có nguy cơ bị biến chứng tại mắt gấp 3,93 lần những bệnh nhân không có tăng cholesterol máu (bảng 3.24). Bệnh nhân có tăng LDL – C thì nguy cơ biến chứng mắt cũng tăng lên 2,8 lần so với ngững người không bị tăng LDL – C (bảng 3.27). Soi đáy mắt giúp phát hiện những tổn thương mắt trên bệnh nhân tăng huyết áp. Việc phát hiện những tổn hại mắt có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những để dự phòng tăng huyết áp và điều trị mà còn có các biện pháp điều trị kịp thời ở những tổn thương phối hợp ở cơ quan đích do tăng huyết áp. Bản chất biến chứng tại mắt là tổn thương động, tĩnh mạch võng mạc ở giai đoạn sớm, muộn hơn dẫn đến xuất tiết, xuất huyết, thậm chí phù gai thị. Kiểm soát tốt rối loạn các thành phần Lipid máu đặc biệt là Cholesterol và LDL– C góp phần hạn chế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

67

biến chứng tại mắt cũng như hạn chế sự tiến triển của biến chứng đó ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Khác với nghiên cứu của Nguyễn Kim Lương [33] không tìm thấy mối liên quan giữa rối loạn chuyển hóa lipid với biến chứng mắt ở bệnh nhân tăng huyết áp. Biến chứng tại mắt là biến chứng tương đối sớm của THA, việc xuất hiện biến chứng tùy thuộc và thời gian mắt bệnh THA và mức độ kiểm soát huyết áp. Các nghiên cứu về liên quan giữa rối loạn chuyển hóa lipid với biến chứng mắt ở bệnh nhân tăng huyết áp còn hạn chế nên vấn đề này cần phải nghiên cứu thêm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

68

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 200 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Tình trạng rối loạn một số thành phần lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện đa khoa Lục Ngạn, tỉnh bắc Giang

- Giá trị nồng độ trung bình cholesterol trong máu là 5,63 ± 1,27 mmol/l, triglycerid là 2,84±1,73 mmol/l, HDL là 1,34±0,73 mmol/l và LDL là 2,85±0,65 mmol/l.

- Tỷ lệ bệnh nhân có tăng cholesterol máu là 64,5%, tỷ lệ tăng triglycerid là

50,0%, tỷ lệ giảm HDL– C là 22,5%, tỷ lệ tăng nồng độ LDL– C 34,5%.

- Nồng độ trung bình cholestrerol, triglycerid, LDL – C tăng theo độ tăng huyết áp, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.

- Tỷ lệ tăng cholesterol tăng lên theo nhóm tuổi, ở nhóm trên 70 tuổi cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân <50 tuổi (p<0,01). Nồng độ trung bình của cholestrerol ở bệnh nhân tăng huyết áp tăng lên theo nhóm tuổi (p <0,05).

- Không có sự khác biệt về rối loạn cholestrerol, triglycerid, HDL-C, LDL – C theo giới (p > 0,05).

2. Mối liên quan giữa rối loạn một số thành phần lipid máu với một số biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp

- Có mối liên quan giữa tăng cholestrerol, triglycerid với biến chứng mạch vành ở bệnh nhân tăng huyết áp, với p < 0,01.

- Có mối liên quan giữa tăng cholestrerol, triglycerid và giảm HDL– C với biến chứng suy tim ở bệnh nhân tăng huyết áp, với p < 0,01.

- Có mối liên quan giữa tăng cholestrerol, giảm HDL– C với biến chứng tại não ở bệnh nhân tăng huyết áp, với p < 0,05

- Bệnh nhân có tăng cholesterol và tăng LDL– C có nguy cơ bị biến chứng mắt với p<0,01.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

69

KHUYẾN NGHỊ

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của chúng tôi đưa ra kiến nghị sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Cần phát hiện sớm, điều trị tích cực, kiểm soát tốt các rối loạn lipid máu ở bệnh nhân THA nhằm hạn chế và ngăn chặn các biến chứng tim mạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Đào Duy An (2009), "Ảnh hưởng của chế độ ăn uống đối với tăng huyết

áp", Thời sự Tim mạch học Việt Nam, 112, Tr: 37 - 39.

2. Đào Duy An (2005), "Cải thiện tình trạng nhận biết, điều trị và kiểm soát

tăng huyết áp: Thách thức và vai trò của truyền thông - Giáo dục sức khoẻ",

Tạp chí Y học Việt Nam, số đặc biệt tháng 12, Tr: 36-47.

3. Đào Duy An (2003), "Điều tra ban đầu chỉ số huyết áp và tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân tộc thiểu số thị xã Kon Tum", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 35, Tr: 47- 50.

4. Đào Duy An (2007), "Tăng huyết áp thầm lặng như thế nào", Thời sự tim mạch học, 111, Tr: 33 - 36.

5. Bộ Y tế (2007), "Định nghĩa toàn cầu về hội chứng chuyển hóa – đồng

thuận của liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF)", Tạp chí nội tiết và các rối loạn chuyển hóa, Tr: 17.

6. Phạm Chí Cƣờng (2003), "Nghiên cứu sự biến đổi hình ảnh điện tâm đồ

và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang", Luận văn Thạc sĩ y học Đại học Y khoa Thái Nguyên.

7. Nguyễn Thị Chính (2001), "Tăng huyết áp đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim", Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tr: 5 – 10.

8. Trần Hữu Dàng (2007), "Tỷ lệ đái tháo đường và giảm dung nạp glucose

ở bệnh nhân tăng huyết áp", Hội nghị tim mạch Miền Trung mở rộng, Tr: 100 – 103.

9. Nguyễn Thị Dung (2000), "Nhận xét về 1160 bệnh nhân tăng huyết áp

điều trị nội trú tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng 1998", Kỷ yếu toàn văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với một số biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang (Trang 61 - 87)