Đặc điểm rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với một số biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang (Trang 57 - 61)

nguyên phát

Tăng huyết áp và bệnh tim mạch thường gặp và đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nền y học thế giới. Một trong các yếu tố nguy cơ tim mạch của bệnh tăng huyết áp đó là rối loạn lipid máu.

Tăng nồng độ cholesterol ở bệnh nhân tăng huyết áp thường gặp. Theo Phạm Tử Dương: Tăng nồng độ cholesterol thường gặp ở người tăng huyết áp có vữa xơ động mạch hơn người có vữa xơ động mạch nhưng không tăng huyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

58

áp (61,7% so với 52,8%) [10]. Nồng độ cholesterol trung bình ở quần thể huyết áp có vữa xơ động mạch cũng cao hơn người không tăng huyết áp có vữa xơ động mạch.

Một nghiên cứu ở Thành phố Frarmingham cho thấy tai biến mạch vành tăng song song với mức huyết áp, nguy cơ đó tăng lên gấp 4 lần nếu huyết áp tâm thu từ 120mmHg tăng lên 180mmHg. Đối với xơ vữa động mạch não cũng thấy tăng gấp 5 lần ở người tăng huyết áp so với người bình thường [50].

Nghiên cứu các thông số lipid máu ở 200 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả một số nghiên cứu trước đây như Huỳnh Văn Minh là 46,2%, Vũ Đình Vinh là 62,1% và tương đương với Trương Thanh Hương (1999), Bùi Thanh Nghị (2004) là 80% [23], [36], [39], [52]. Điều này có lẽ là do chưa quản lý sát sao và điều trị kịp thời những rối loạn lipid ở bệnh nhân tăng huyết áp, mà chỉ chú trọng điều trị triệu chứng của tăng huyết áp. Hơn nữa tuổi trung bình lại cao hơn các nghiên cứu trước. Điều đó có thể làm cho mức rối loạn lipid máu nặng lên.

* Hàm lượng cholesterol toàn phần

Hàm lượng cholesterol trung bình là 5,63 ± 1,27 mmol/l (bảng 3.7). Tỷ lệ số người tăng huyết áp có nồng độ cholesterol bệnh lý là cao 64,5% (bảng 3.9). Cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh là 27,7%, Nguyễn Thị Bích Hà là 51,9% [13], [36]. Peter H. Winocour là 40% ở các bệnh nhân tăng huyết áp người bản sứ Châu Âu và Macmahon (1985) là 28 – 48%. Như vậy tỷ lệ tăng cholesterol ở bệnh nhân tăng huyết áp trong các nghiên cứu rất dao động [12], [38], [39].

Tỷ lệ bệnh nhân tăng cholesterol tăng theo nhóm tuổi: (từ 42,3% ở độ tuổi ≤ 50 lên 56,9%, đến 82,9% ở độ tuổi > 70), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 (bảng 3.9). Như vậy tuổi càng cao ở bệnh nhân tăng huyết áp thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

59

nguy cơ tăng cholesterol bệnh lý càng cao. Theo các y văn và nghiên cứu của một số tác giả đều khẳng định cholesterol được coi là chất báo hiệu rủi ro của nhồi máu cơ tim. Cholesterol máu, một phần là cholesterol tự do (có cùng nồng độ ở huyết tương và hồng cầu), một phần là cholesterol este hóa (cholesterid), chỉ có ở huyết tương và chiếm khoảng 70% cholesterol toàn phần [5], [13], [23], [28].

* Hàm lượng triglycerid

Hàm lượng triglycerid trung bình là 2,84 ± 1,73 mmol/l (bảng 3.7). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung là 1,50 ± 0,97 mmol/l [9]. Tỷ lệ người tăng huyết áp có hàm lượng bệnh lý là 50,0% trong tổng số bệnh nhân tăng huyết áp (bảng 3.9), trong đó tỷ lệ nam chiếm 47% và nữ chiếm 53% (bảng 3.11). Tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung tỷ lệ triglycerid giữa nam và nữ THA không khác biệt với p > 0,05 [9].

Một nghiên cứu ở Ấn Độ trên 501 bệnh nhân tăng huyết áp thấy 30% tăng triglycerid so với tổng số bệnh nhân tăng huyết áp [31]. Như vậy kết quả của chúng tôi là cao hơn. Nhưng khi so sánh với các tác giả trong nước như Nguyễn Bích Hà (40,4%), Trương Thanh Hương (53,5%) thì kết quả phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi, còn kết quả của Huỳnh Văn Minh (18,5%) thì lại thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi [13, [23]. Điều này có lẽ do cách chọn bệnh nhân và thời gian tiến hành nghiên cứu của các nghiên cứu khác nhau, mà nhìn chung tình hình rối loạn chuyển hóa lipid ở đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là cao ở bệnh viện khu vực. Cũng có thể do bệnh nhân có lối sống trong ăn uống không được kiêng cữ, chỉ chú ý đến điều trị bệnh. Do vậy, chúng tôi cần phải quan tâm điều trị tích cực hơn nữa và giáo dục người bệnh về chế độ ăn, chế độ luyện tập và chế độ thuốc để kiểm soát tốt rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người bệnh tăng huyết áp.

Một nghiên cứu ở thành phố Framingham thấy bệnh nhân tăng huyết áp có tăng nồng độ triglycerid là yếu tố đe dọa đối với động mạch vành ở phụ nữ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

60

người có triglycerid cao và HDL – C thấp thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần. Ngày nay người ta chú ý đến vấn đề tăng triglycerid và giảm HDL- C. Một nghiên cứu gần đây của Lipid Research Clinics Prevalence Study trên 4156 nam và 3419 nữ đã khẳng định được ý nghĩa của tăng triglycerid trong mối quan hệ với giảm HDL – C [66].

* Hàm lượng HDLC

Nồng độ HDL– C trung bình là 1,34 ± 0,73 mmol/l (bảng 3.7), tỷ lệ giảm HDL– C là 22,5% (bảng 3.9). Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hà là 67,3%, nhưng cao hơn nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh là 4,6% [13], [36]. Điều này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi còn nhỏ so với các nghiên cứu trước, mặt khác bệnh nhân tăng huyết áp chưa được chú ý điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu, tuổi trung bình cao và nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng. Điều đó ít nhiều có ảnh hưởng tới chuyển hoá lipid máu.

* Hàm lượng LDL– C

Giá trị trung bình nồng độ LDL – C có xu hướng tăng theo độ tăng huyết áp, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05 (bảng 3.8). Tỷ lệ bệnh nhân có tăng LDL – C cao bệnh lý là 34,5% (bảng 3.9). Mà tăng LDL – C là một yếu tố rất nguy hiểm ở người tăng huyết áp, là nguy cơ gây vữa xơ động mạch và các biến chứng khác.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh là 24,6% [36], thấp hơn nghiên cứu của Trương Thanh Hương là 36,9% [23], cao hơn nghiên cứu của Chu Vinh là 16,1% [35]. Điều đó chứng tỏ là tỷ lệ tăng LDL – C bệnh lý ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát trong các nghiên cứu rất khác nhau có lẽ do hiệu quả điều trị rối loạn lipid ở các thời điểm và các vùng khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

61

* Rối loạn chuyển hoá lipid theo độ tăng huyết áp

Khi nghiên cứu các chỉ số lipid ở các độ tăng huyết áp chúng tôi thấy rối loạn lipid máu gặp ở tất cả các độ tăng huyết áp và huyết áp càng tăng thì tỷ lệ rối bệnh nhân có biến đổi thành phần lipid máu càng cao. Đặc biệt là độ III, tỷ lệ rối loạn lipid cao hơn hẳn độ I và độ II (bảng 3.8). Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ các chỉ số lipid máu bệnh lý với các độ tăng huyết áp (p > 0,05)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của tác giả: Nguyễn Thị Dung tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng [9], Nguyễn Thị Lan tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên [31] là rối loạn chuyển hoá lipid tăng theo độ tăng huyết áp. Như vậy mức độ rối loạn chuyển hoá lipid máu có ảnh hưởng rất nhiều đến giai đoạn tăng huyết áp. Cho nên ta phải phát hiện sớm, điều trị tích cực sẽ hạn chế được rối loạn chuyển hoá lipid và làm chậm quá trình chuyển giai đoạn của tăng huyết áp.

Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ các chỉ số lipid máu bệnh lý với các độ tăng huyết áp (độ I, độ II, độ III) (p > 0,05). Có lẽ do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là người làm ruộng và cỡ mẫu của chúng tôi còn nhỏ nên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với một số biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)