* Phân bố độ tuổi và giới
Qua nghiên cứu 200 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang kết quả nghiên cứu cho thấy:
Đối tượng nghiên cứu tỷ lệ gặp ở giới nữ là 53%, nam giới là 47%. Tăng huyết áp gặp ở mọi độ tuổi, ít gặp ở độ tuổi ≤ 50 (13,0%), tỷ lệ tăng lên từ tuổi (51 – 70), gặp nhiều nhất ở độ tuổi (61 – 70), chiếm 34,0%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoàng (2009) là 34,92% [21]. Tuổi trung bình (năm) là 61,8 ± 10,0 (bảng 3.1) bệnh nhân có tuổi thấp nhất là 36 tuổi, cao nhất là 87 tuổi. Tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Phạm Gia Khải (1999) và Phạm Chí Cường (2003) [6], [25].
Theo Tổ chức Y tế, ở độ tuổi 35 cứ 20 người thì có 1 người tăng huyết áp, ở lứa tuổi 45 cứ 7 người thì có 1 người tăng huyết áp và 1/3 số người ở độ tuổi 65 bị tăng huyết áp [34].
Tuổi càng cao thì sự lão hoá càng nhiều kèm theo sự kém giãn nở của động mạnh, giảm tính nhạy cảm của các thụ thể beta. Ngoài ra vấn đề sinh đẻ, tiền mãn kinh, mãn kinh ở nữ giới cũng có mối liên quan với huyết áp, lúc này nội tiết tố thay đổi cho nên dễ bị tăng huyết áp. Độ tuổi này còn phải lo lắng nhiều về gia đình, về sự trưởng thành của con cái, vai trò của bố mẹ đối với một thế hệ kế tiếp, nó cũng góp phần làm tăng huyết áp [38].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
56
* Giới:
Tăng huyết áp ở nữ giới chiếm 53,0% cao hơn nam giới 47,0% (biểu đồ 3.1). Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Tô Văn Hải và CS (2000), Trần Hữu Dàng và Cs (2000) [8], [14]. Hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở nam cao hơn nữ như nghiên cứu của Phạm Gia Khải (2003), Trần Đỗ Trinh (1993), Tô Văn Hải (2007) [15], [25], [46]. Vấn đề này cần nghiên cứu thêm, có thể do số nam giới còn chủ quan với bệnh tật nên đến khám được ít hơn, phải chăng bệnh nhân nữ ở độ tuổi mãn kinh có rối loạn nội tiết nhiều làm bệnh nặng nên cần phải vào điều trị nhiều hơn.
* Phân bố nghề nghiệp
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ công chức ở đối tượng nghiên cứu chiếm 1%, ít gặp, tỷ lệ hưu trí là 25%, tỷ lệ làm ruộng gặp chủ yếu (chiếm 74%) (biểu đồ 3.2). Nghiên cứu của chúng tôi ở huyện miền núi – nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng, trồng cây lâm nghiệp, nên tỷ lệ người bị tăng huyết áp thường gặp ở người làm ruộng cao hơn các đối tượng khác là điều dễ hiểu. Người làm ruộng đôi khi công việc không ổn định về lâu dài, thường xuyên có những Stress tâm lý, trong ăn uống họ có tập quán ăn nhiều mỡ, uống nhiều rượu v.v.. nên thuận lợi cho sự gia tăng huyết áp. Theo các nghiên cứu cho thấy điều kiện làm việc không thuận lợi là yếu tố thuận lợi cho sự gia tăng huyết áp. Các nghiên cứu về người di cư cho thấy ảnh hưởng kéo dài của môi trường tâm lý xã hội khác biệt có thể dẫn tới tăng huyết áp, một stress cấp có thể đưa tới tăng huyết áp tạm thời, do phản ứng tự vệ làm tăng giải phóng các catecholamin, giảm trương lực phó giao cảm và tăng trương lực giao cảm. Đối với stress mạn tính phối hợp với các yếu tố nguy cơ khác, đặc biệt là sự di truyền thì làm tăng huyết áp thật sự[10].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
57
* Thời gian mắc bệnh
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ tăng huyết áp độ I cao nhất ở nhóm mới mắc bệnh thời gian 2 – 5 năm (bảng 3.4). Đặc điểm bệnh nhân tăng huyết áp tiến triển từ từ, ít có các biểu hiện lâm sàng nên người bệnh tăng huyết áp không biết hoặc không để ý đến bệnh, không kiểm tra sức khoẻ định kỳ, đến khi phát hiện mình bị bệnh tăng huyết áp thì bệnh đã ở giai đoạn II hoặc III (theo một số nghiên cứu về quản lý và điều trị tăng huyết áp). Điều đó chính tỏ phần lớn đối tượng nghiên cứu của chúng tôi quan tâm phát hiện bệnh và điều trị ở giai đoạn sớm. Vì giai đoạn này điều trị dễ hơn nhiều, ít có biến chứng nội tạng hơn nếu được quản lý tốt.
Tỷ lệ tăng huyết áp độ II tăng dần theo thời gian mắc bệnh. Tỷ lệ tăng huyết áp độ III ở nhóm < 2 năm mắc bệnh là 9,8%, giảm ở nhóm thời gian mắc bệnh 2 – 5 năm (3,3%), nhưng tăng lên ở nhóm thời gian mắc bệnh > 5 năm (11,4%). điều đó chứng tỏ rằng thời gian mắc bệnh có vai trò quan trọng trong việc chuyển giai đoạn bệnh, mắc bệnh càng lâu giai đoạn bệnh càng tăng. Nhưng nếu bệnh nhân được quản lý và điều trị tốt thì giai đoạn bệnh sẽ chậm hơn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phải phù hợp với nhận xét của Phạm Trí Cường (2003) khi nghiên cứu ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang [6].