Chính sách của Nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực khoa học

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay (Trang 49)

2.1. Chính sách của Nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ học công nghệ

Nhận thức được vai trò của nguồn lực con người là nhân tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững, từ năm 2000 đến nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực KHCN nói riêng. Những chính sách này đề cập nhiều vấn đề, trong đó tập trung chủ yếu vào ba nhóm: chính sách tài chính, chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhân lực KHCN và nhóm chính sách sử dụng nguồn nhân lực KHCN.

2.1.1. Chính sách tài chính

Nhận thức được vai trò của đầu tư tài chính cho phát triển nguồn nhân lực KHCN, trong thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, nhằm tạo điều kiện tài chính ưu việt nhất cho hoạt động của đội ngũ này. Trong Luật KH&CN năm 2000 cũng đã thể hiện được chính sách của Nhà nước về chi ngân sách cho phát triển KHCN nói chung và phát triển nguồn NNL KHCN nói riêng. Cụ thể, tại điều 35, khoản 3 Luật KH&CN năm 2000 quy định “Nhà nước có chính sách thoả đáng về lương, điều kiện làm việc, chỗ ở đối với cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ”. Đây là hành lang pháp lý cần thiết để các tổ chức có những hoạt động thiết thực nhằm phát triển nhân lực trong lĩnh vực này.

Mới đây, Luật KH&CN năm 2013 đã cụ thể hóa chính sách đầu tư, cơ chế tài chính cho lĩnh vực này. Tại điều 49, Khoản 1, Luật KH&CN năm 2013 quy định: “Nhà nước bảo đảm chi cho khoa học và công nghệ từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm và tăng dần theo yêu cầu

43

phát triển của sự nghiệp khoa học và công nghệ”. Đây là sự tiếp tục và khẳng định lại quyết tâm của Đảng và Nhà nước về đầu tư cho KH&CN được đưa ra tại Hội nghị BCH Trung ương lần thứ hai, Khóa VIII (năm 1996). Với 2% tổng chi ngân sách hàng năm, phần chi cho phát triển nhân lực KH&CN cũng được chú ý hơn, theo đó sẽ có những công trình nghiên cứu, thử nghiệm được triển khai, nhiều công nghệ mới sẽ được ứng dụng. Có thể thấy, đây là chính sách đầu tư với nguồn kinh phí tương đối lớn, nếu được sử dụng hiệu quả, nó sẽ mang lại sự phát triển của NNL KHCN tại nước ta.

Qua các Đề án đưa cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài như Đề án 322, 911… cũng có thể thấy lượng kinh phí mà Nhà nước ta đầu tư cho phát triển NNL KHCN là không nhỏ. Đầu năm 2013,Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án cử 1.800 cán bộ đi học ở nước ngoài trong giai đoạn 2013-2020 bằng tiền ngân sách nhà nước với tổng kinh phí đầu tư là 2.070 tỷ đồng. Như vậy, mỗi cán bộ đi học được đầu tư hơn một tỷ đồng ngân sách. Mặc dù trong giai đoạn hiện nay, khi kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn trước cuộc đại suy thoái toàn cầu nhưng Nhà nước ta vẫn luôn chú trọng tới đầu tư, phát triển NNL KHCN. Điều này càng khẳng định chủ trương, chính sách phát triển NLL KHCN của Đảng hoàn toàn đúng đắn.

2.1.2.Chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhân lực khoa học công nghệ

Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực KHCN có thể coi là bước đi đầu tiên và cơ bản trong quá trình phát triển nhân lực KHCN ở mỗi quốc gia. Qua đào tạo, bồi dưỡng, nguồn nhân lực KHCN không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao về chất lượng.

Năm 2000, Quốc Hô ̣i khóa X đã ban hành Luâ ̣t Khoa học và Công nghệ nhằm tạo khung pháp lý, môi trường để phát triển KHCN đất nước. Trong bộ luật này cũng đã đưa ra những quy định về đào tạo nhân lực và bồi

44

dưỡng nhân tài khoa học công nghệ. Cụ thể tại điều 34 Luật KH&CN quy định: “Hằng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách để đào tạo, đào tạo lại nhân lực về khoa học và công nghệ ở trong nước và ở nước ngoài; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, những người có trình độ cao, kỹ thuật viên lành nghề…” Như vậy, những quy định và luật pháp không chỉ quan tâm đến đầu tư cho đào tạo nhân lực KHCN ở trong nước mà còn chủ trương đầu tư đưa người đi đào tạo ở nước ngoài.

Tháng 6 năm 2013, Quốc hội đã thông qua Luật KH&CN sửa đổi để điều chỉnh một số điểm không còn phù hợp của Luật KH&CN năm 2000. Điều luật số 34, khoản 2 Luật KH&CN năm 2000 về : “Tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện để tự đào tạo, tham gia vào việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ, cử hoặc cấp học bổng cho công dân Việt Nam đi học tập, nâng cao trình độ chuyên môn ở trong nước và ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ” được sửa đổi thành “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tự đào tạo, tham gia, tài trợ cho việc đào tạo, đào tạo lại nhân lực, bồi dưỡng nhân tài khoa học và công nghệ; khuyến khích đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nữ trong hoạt động khoa học và công nghệ;…” trong điều luật số 22 khoản 4 Luật KH&CN năm 2013. Điều này cho thấy tính linh hoạt hơn trong ban hành các quy định, chính sách của Nhà nước về đào tạo nhân lực KHCN trong giai đoạn hiện nay.

Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” (gọi tắt là Đề án 322) là một trong những đề án cụ thể hóa Luật của Nhà nước về đào tạo nhân lực KHCN ở nước ta. Đề án đào tạo cán bộ này được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn từ 2000 – 2005 gọi là Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” và giai đoạn từ 2006 – 2014 với tên gọi “Đề án Đào tạo cán

45

bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước”. Đề án này được coi là chiến lược quốc gia trong phát triển nhân lực KHCN của đất nước, nhằm đào tạo cán bộ trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học tại nước ngoài hoặc phối hợp với nước ngoài để đào tạo. Các ngành được đào tạo thuộc các nhóm ngành: khoa học kỹ thuật, công nghệ; Khoa học xã hội - nhân văn; Nông, lâm, thuỷ sản; Kinh tế quản lý; Y - dược, thể dục thể thao; Văn hoá nghệ thuật. Qua đó có thể đáp ứng nhu cầu về cán bộ KHCN trong nước nói riêng cũng như nhân lực KHCN nói chung trong bối cảnh nước ta đang trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Có thể thấy định hướng, mục tiêu của Đề án này là phù hợp với tình hình phát triển nhân lực KHCN cũng như phát triển nhân lực nói chung ở nước ta. Từ năm 2000 đến hết 2010, Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” đã gửi được 4.590 người đi học, trong đó có 2.268 nghiên cứu sinh. Đến nay đã có 3.017 người về nước, trong đó có 1.074 tiến sĩ [35]. Như vậy, thực hiện Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” đã góp phần tăng số lượng nhân lực KHCN nước ta. Điều này thể hiện tính tích cực, đúng đắn trong chính sách đào tạo nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao, nhân lực KHCN ở nước ta trong thời gian qua.

Tuy chính sách đào tạo nhân lực KHCN được thể hiện qua Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” có nhiều tích cực nhưng Đề án này đã không thể thực hiện đến năm 2014 như kế hoạch mà phải dừng lại từ năm 2012. Nguyên nhân dừng Đề án do việc tuyển sinh quá chỉ tiêu đã khiến thiếu hụt ngân sách, không thể tiếp tục Đề án.

Để khắc phục những hạn chế cũng như tiếp nối Đề án 322 này, Chính phủ cũng như các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng

46

đã đưa ra những Đề án nối tiếp như Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ có các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020” (gọi tắt là Đề án 911), hay Đề án “Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 - 2020" (gọi tắt là Đề án 599). Mục tiêu của các Đề án này là đào tạo chất lượng cao ở nước ngoài trình độ thạc sĩ đối với giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, cán bộ các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ, các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước; trình độ đại học đối với các tài năng trẻ thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học và công nghệ trọng điểm, các lĩnh vực năng khiếu đặc biệt… Đề án 599 tập trung vào những đối tượng mà các Đề án khác không có. Mặt khác Đề án cũng như có những cam kết tài chính với người học, nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo trở về nước như sẽ phải bồi thường tài chính của toàn bộ chương trình học nếu không hoàn thành khóa học, không trở về nước, không chấp hành sự phân công việc làm của tổ chức cử đi học….

Đề án 165 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý tại nước ngoài bằng ngân sách nhà nước được triển khai từ năm 2009. Đối tượng gồm 2 nhóm chính: 1) Cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức và cán bộ diện quy hoạch từ cấp phó vụ trưởng và tương đương trở lên ở ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương; cấp phó ngành trở lên ở địa phương, cán bộ lãnh đạo của các doanh nghiệp lớn. 2) Cán bộ trẻ mới tốt nghiệp đại học đã công tác một vài năm có triển vọng trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý. Mục tiêu là đào tạo, bồi dưỡng nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tương lai có kinh nghiệm, tầm nhìn rộng, có khả năng làm việc độc lập trong quan hệ giao tiếp quốc tế. Đến nay, khoảng 6.000 lượt cán bộ đã và đang tham dự các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài và cơ sở của nước ngoài liên kết với cơ sở đào tạo trong nước.

47

Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã ban hành Quyết đi ̣nh số 4009/ QĐ- BKHCN (ngày 29/12/2011) về phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực KHCN giai đoạn 2011- 2020. Quyết định này cũng quy định về đẩy mạnh đào tạo nhân lực KHCN như đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở đào tạo, xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực làm quản lý KHCN ở trung ương và địa phương; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực KHCN có trình độ cao trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, năng lượng nguyên tử…, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành khoa học công nghệ….

Nhằm đảm bảo kinh phí cho phát triển nhân lực khoa học và công nghệ, tại Quyết đi ̣nh số 4009 này của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đưa ra dự báo về kinh phí cho đào tạo nhân lực KHCN trong giai đoạn 2011 – 2020. Dựa vào nhu cầu phát triển nhân lực, kinh phí đảm bảo cho phát triển nhân lực KHCN giai đoạn 2011 – 2020 là 15.900 tỷ đồng, kinh phí đầu tư xây dựng, trang thiết bị phục vụ đào tạo là 10.500 tỷ đồng. Trong đó kinh phí đào tạo, nâng cao trình độ là 5.400 tỷ đồng. Kinh phí này được huy động phần lớn từ nhân sách nhà nước (60%), từ nguồn vốn nước ngoài ODA, FDI (20%), từ các nguồn vốn xã hội khác (20%) [1].

Như vậy, những chính sách nhằm đào tạo nhân lực nói chung cũng như nhân lực KHCN ở nước ta luôn được coi trọng. Số kinh phí mà nhà nước đầu tư cho đào tạo nhân lực KHCN là không nhỏ. Với số kinh phí đó, nếu được sử dụng hợp lý và đúng theo quy định có thể giúp nhân lực KHCN của nước ta có được sự đào tạo tốt nhất, nâng cao được trình độ tay nghề của nguồn nhân lực này. Nguồn nhân lực KHCN có trình độ, có năng lực sáng tạo, … sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc, mang lại hiệu quả cả về kinh tế và xã hội.

Có rất nhiều trường đại học, cao đẳng được thành lập với nhiều chuyên ngành đào tạo đã góp phần làm tăng số lượng đội ngũ trí thức của nước ta.

48

Tuy nhiên, về chất lượng của lực lượng đào tạo đại học ở nước ta còn gặp nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ những sinh viên ra trường còn chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Theo một kết quả khảo sát từ đề tài trọng điểm cấp Bộ do đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện năm 2008, số sinh viên không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn mà các nhà tuyển dụng phải đào tạo lại là hơn 50% [39].

2.1.3. Chính sách sử dụng nhân lực khoa học công nghệ

Bên cạnh việc đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực KHCN, chính sách Nhà nước cũng đã có những định hướng về sử dụng nhân lực này. Sử dụng nhân lực KHCN là đích cuối cùng phản ánh hiệu quả của quá trình bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực KHCN một quốc gia. Nói cách khác, có thể coi chính sách đào tạo bồi dưỡng là những giải pháp đầu vào còn chính sách sử dụng, đãi ngộ là giải pháp đầu ra cho phát triển nguồn nhân lực KHCN. Do vậy, những chính sách sử dụng, thu hút nhân lực KHCN cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực KHCN ở nước ta hiện nay.

Trong chương IV, điều 35 Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2000 đã quy định về vai trò cũng như trách nhiệm của Nhà nước trong sử dụng nhân lực KHCN. Điều 35 ghi: “Nhà nước trọng dụng nhân tài, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ sáng tạo và cống hiến; có chính sách và biện pháp để thu hút nhân tài vào việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước; có chính sách khuyến khích trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nữ trong hoạt động khoa học và công nghệ; xây dựng các tập thể khoa học và công nghệ mạnh, đạt trình độ khu vực và quốc tế; có chế độ đãi ngộ tương xứng với cống hiến và có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với cá nhân có công trình khoa học và công nghệ đặc biệt xuất sắc, có cống hiến lớn đối với đất nước…” [12]. Hay quy định về sử dụng nhân lực KHCN đúng chuyên môn, phù hợp với năng lực: “Tổ chức, cá nhân sử dụng

49

nhân lực khoa học và công nghệ có trách nhiệm bố trí, sử dụng đúng năng lực, sở trường và tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy khả năng chuyên môn vào việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ” [12]. Điều này cũng quy định về việc cần có những chính sách thỏa đáng về lương, về điều kiện làm việc cho nhân lực KHCN. Để cụ thể hóa chính sách đãi ngộ nhân tài khoa học công nghệ, Luật KH&CN sửa đổi 2013 nêu rõ chế độ ưu tiên với từng bộ phận nhân lực KHCN. Theo đó, điều 23 Luật KH&CN 2013 đã quy định mức lương, phụ cấp, ưu đãi về thuế… với người được bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ; nhà khoa học đầu ngành; nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng…

Những nội dung trên của Luật KHCN cho thấy Nhà nước ta rất đề cao vai trò của việc sử dụng, đãi ngộ nhân lực KHCN cũng như tạo điều kiện để nguồn nhân lực này có thể phát triển tốt nhất.

Cùng với điều 22 quy định về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực KHCN,

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)