Kinh nghiệm các nƣớc về phát triển nguồn nhân lực khoa học công

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay (Trang 44)

học công nghệ và bài học cho Việt nam

1.3.1. S phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ca mt snước trong khu vc

1.3.1.1 Phát triển nhân lực khoa học công nghệ của Singapore

Singapore là một quốc gia thành phố có diện tích 685,4 km2, dân số hơn 4 triệu người. Lực lượng lao động của Singapore khoảng 2.128.500 người. Mặc dù là một lãnh thổ nhỏ nhưng Singapore lại là một trong những nước phát triển, đặc biệt về khoa học công nghệ. Nước này có môi trường thuận lợi cũng như có cơ sở vững chắc để thu hút nhân tài. Đây là điều kiện cho Singapore tiến hành nghiên cứu, sáng chế, tạo ra những ý tưởng và tri thức mới tạo ra lợi ích kinh tế, xã hội. Những thành tựu về KHCN mà Singapore đa ̣t được là do Singapore xác định được tầm quan trọng của KHCN, cũng như của nhân lực KHCN đối với sự phát triển kinh tế toàn thế giới và chú tro ̣ng đầu tư phát triển ngay từ giai đoa ̣n đầu.

38

Thứ nhất, xác định nhân lực KHCN là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế, nên cùng với phát triển KHCN thì Singapore đã đầu tư cho phát triển nhân lực KHCN.

Trong giai đoạn 1991 – 1995 Singapore đã cam kết đầu tư 2 tỷ đô la để phát triển cơ sở hạ tầng tầng công nghệ, bao gồm việc thiết lập các viện nghiên cứu quốc gia và một công viên khoa học, khuyến khích nghiên cứu phát triển của khu vực tư nhân thông qua tài trợ, học bổng và chỉ đạo phát triển nhân lực.

Đến năm 1996, Chính phủ đề ra Kế hoạch KHCN Quốc gia tiếp theo, cam kết cung cấp 4 tỷ đô la Singapore trong 5 năm. Các mục tiêu của kế hoạch này là tạo ra nguồn nhân lực khoa học và kỹ thuật, tăng cường năng lực công nghệ của Singapore và thúc đẩy đổi mới và thương mại hóa. Kế hoạch 1996 nhấn mạnh vào phát triển tài năng trong nước thông qua các học bổng, thúc đẩy và tuyển dụng nhiều nhân công nước ngoài. Về tăng cường năng lực công nghệ, Kế hoạch yêu cầu đầu tư nhiều hơn nữa cho các viện nghiên cứu quốc gia và củng cố mối liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và ngành công nghiệp. Cụ thể, đã cấp kinh phí và bổ nhiệm 20 nhà nghiên cứu quốc tế với chức danh Giáo sư Temasek để thiết lập phòng thí nghiệm ở các trường đại học của Singapore. Các viện nghiên cứu được phép thu hồi một tỷ lệ phần trăm nhất định trong ngân sách của viện từ ngành công nghiệp.

Trong kế hoạch phát triển KHCN năm 2005, Singapore đã đầu tư 7 tỷ đô la Singapore để nhận dạng và xây dựng năng lực tầm cỡ thế giới về các công nghệ mũi nhọn riêng được lựa chọn, đặc biệt là đa dạng hóa danh mục đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ thông tin. 1/3 kinh phí này được dành để thúc đẩy nghiên cứu phát triển của khu vực tư nhân vào khoa học cơ bản; 20% kinh phí được dành để phát triển nguồn nhân lực ở dạng học bổng và các khoản hỗ trợ trực tiếp khác, nhằm tăng số lượng cán bộ KHCN (70 cán bộ KHCN/10.000

39

người). Singapore đang tiến tới việc đưa công nghệ thông tin và công nghệ sinh học trở thành môn học bắt buộc đối với sinh viên.

Cũng trong kế hoạch đó, Chính phủ chủ trương tăng cường hợp tác hơn nữa giữa các tổ chức và cơ quan nghiên cứu trình độ thế giới. Sẽ có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và kỹ sư hơn với các chương trình đào tạo sau đại học, học bổng, học bổng nghiên cứu sinh và các chương trình phát triển nguồn nhân lực khác, như Chương trình Học bổng nghiên cứu phát triển và Chương trình Đào tạo Nâng cao Trình độ Nhân lực KHCN….Một trong các động lực chủ chốt đối với Singapore là tìm cách bảo đảm đủ nguồn nhân lực cần thiết, đặc biệt nhân lực KHCN để phát triển kinh tế...

Thứ hai, Singapore luôn đề cao vai trò của giáo dục và đào tạo.

Singapore là một nước không có tài nguyên, nền tảng để tăng trưởng của nước này là nguồn nhân lực, vốn và tăng năng suất. Do vậy, Chính phủ Singapore đã tăng cường sự đóng góp của nguồn nhân lực vào tăng trưởng kinh tế thông qua giáo dục. Chính phủ đã dành một phần không nhỏ trong ngân sách quốc gia cho giáo dục.

Nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng nhấn mạnh: "Phải tập trung nỗ lực cho ngành giáo dục nhằm đào tạo một đội ngũ đông đảo các nhân tài kỹ thuật, các nhà khoa học, nhằm đáp ứng đòi hỏi của thời đại vũ trụ, tên lửa và điện lực". Chính sách nhân tài của Singapore thể hiện trên hai điểm chính: Chú trọng đầu tư cho giáo dục-đào tạo, phát triển kỹ năng con người. Singapore có mức đầu tư cho giáo dục đào tạo rất cao, chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách quốc gia; Đẩy mạnh việc thu hút các chuyên gia giỏi của nước ngoài tới làm việc tại Singapore nhằm tranh thủ trí tuệ của đội ngũ này để nhanh chóng "bắt kịp" trình độ phát triển của các nước đi trước và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ở trong nước.

40

Chính phủ đầu tư mạnh để cải thiện chất lượng hệ thống trường học, thông qua tuyển dụng nhiều giáo viên và cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất, công nghệ thông tin và truyền thông.

Chính phủ luôn luôn nhận thức rõ mục tiêu của giáo dục. Giáo dục bậc đại học được quản lý chặt chẽ để bảo đảm sự cân bằng cơ số các sinh viên tốt nghiệp, phù hợp với dự báo nhu cầu trên cơ sở GDP dự báo và tăng trưởng năng suất.

1.3.1.2. Phát triển nhân lực khoa học công nghệ ở Nhật Bản

Nhật Bản cũng là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng lại có KHCN phát triển ở trình độ cao. Một trong những nhân tố đem lại thành tựu của Nhật Bản là do Chính phủ nước này đã có những chính sách đúng đắn cho phát triển nhân lực KHCN.

Thứ nhất, Chính phủ Nhật Bản rất chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Trong những năm gần đây, hàng năm chi phí Nhật Bản dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển vào khoảng 20% tổng chi phí của thế giới. Bên

cạnh đó, Nhật Bản luôn chú trọng đến thu hút nhân tài trong lĩnh vực KHCN .

Đặc biệt, Nhật Bản thực hiê ̣n thu hút lao đô ̣ng nước ngoài có trình đô ̣ cao đến nước này làm viê ̣c . Số lượng nhà nghiên cứu nước ngoài ở Nhâ ̣t Bản khoảng 11.000 người, chiếm 1,4% số lượng nhà nghiên cứu ở Nhâ ̣t.

Thứ hai, tạo môi trường thuận lợi cho nhân lực KHCN lao động hiệu quả . Nhâ ̣t Bản luôn tạo môi trường để những nhà nghiên cứu trẻ có thể sáng tạo, phát huy khả năng của bản thân . Các bộ, ngành của KHCN của Nhật Bản hàng năm đều dành ra những khoản ngân sách để tài trợ cho các nhà nghiên cứu trẻ nghiên cứu đô ̣c lâ ̣p . Ngoài ra, đối với các nhà nghiên cứu trẻ tài năng , Cơ quan phát triển khoa ho ̣c Nhâ ̣t Bản vừa lựa chọn đề tài nghiên cứu tự đề xuất , vừa ta ̣o cơ hô ̣i để ho ̣ chuyên tâm vào công tác nghiên cứu.

41

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Qua sự phát triển nhân lực KHCN của Singapore và Nhật Bản có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam:

Thứ nhất, đầu tư cho phát triển nhân lực KHCN phải được coi là nhân tố quan trọng trong phát triển nhân lực KHCN cũng như phát triển đất nước nói chung. Đầu tư cả về chi phí vật chất cũng như tạo ra môi trường thuận lợi để nhân lực KHCN phát triển mới có thể có được nguồn nhân lực KHCN chất lượng, làm việc sáng tạo, hiệu quả.

Thứ hai, đầu tư cho giáo dục, đào tạo nhân lực KHCN ngay từ đầu sẽ tạo được nguồn nhân lực KHCN có chất lượng. Các nước tiên tiến thường đầu tư nhiều cho giáo dục và đào tạo nhân lực, đặc biệt là nhân lực KHCN. Đây có thể coi là vấn đề cốt lõi trong phát triển nhân lực KHCN. Nó là cơ sở để một quốc gia có nguồn nhân lực KHCN có chất lượng cũng như có quy mô ngày càng được mở rộng.

Thứ ba, có chính sách thu hút nhân lực KHCN trong nước cũng như thu hút những chuyên gia giỏi từ các nước khác. Bên cạnh chính sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo thì cần có nhiều chính sách thu hút nhân lực KHCN trong nước cũng như nước ngoài. Thực tế cho thấy, ở cả Nhật Bản và Singapore, đều có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài đặc biệt là các chuyên gia nước ngoài để tạo đà cho sự phát triển chung của nguồn nhân lực KHCN trong nước. Ở Việt Nam hiện nay vẫn đang xảy ra tình trạng chảy máu chất xám do chính sách thu hút nhân tài còn chưa thực sự hiệu quả. Do vậy, những chính sách thu hút nhân lực KHCN trong nước cũng như các chuyên gia nước ngoài vừa là tất yếu khách quan, vừa là yêu cầu cấp thiết đối với phát triển nhân lực KHCN nước ta hiện nay.

42

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

2.1. Chính sách của Nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ học công nghệ

Nhận thức được vai trò của nguồn lực con người là nhân tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững, từ năm 2000 đến nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực KHCN nói riêng. Những chính sách này đề cập nhiều vấn đề, trong đó tập trung chủ yếu vào ba nhóm: chính sách tài chính, chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhân lực KHCN và nhóm chính sách sử dụng nguồn nhân lực KHCN.

2.1.1. Chính sách tài chính

Nhận thức được vai trò của đầu tư tài chính cho phát triển nguồn nhân lực KHCN, trong thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, nhằm tạo điều kiện tài chính ưu việt nhất cho hoạt động của đội ngũ này. Trong Luật KH&CN năm 2000 cũng đã thể hiện được chính sách của Nhà nước về chi ngân sách cho phát triển KHCN nói chung và phát triển nguồn NNL KHCN nói riêng. Cụ thể, tại điều 35, khoản 3 Luật KH&CN năm 2000 quy định “Nhà nước có chính sách thoả đáng về lương, điều kiện làm việc, chỗ ở đối với cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ”. Đây là hành lang pháp lý cần thiết để các tổ chức có những hoạt động thiết thực nhằm phát triển nhân lực trong lĩnh vực này.

Mới đây, Luật KH&CN năm 2013 đã cụ thể hóa chính sách đầu tư, cơ chế tài chính cho lĩnh vực này. Tại điều 49, Khoản 1, Luật KH&CN năm 2013 quy định: “Nhà nước bảo đảm chi cho khoa học và công nghệ từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm và tăng dần theo yêu cầu

43

phát triển của sự nghiệp khoa học và công nghệ”. Đây là sự tiếp tục và khẳng định lại quyết tâm của Đảng và Nhà nước về đầu tư cho KH&CN được đưa ra tại Hội nghị BCH Trung ương lần thứ hai, Khóa VIII (năm 1996). Với 2% tổng chi ngân sách hàng năm, phần chi cho phát triển nhân lực KH&CN cũng được chú ý hơn, theo đó sẽ có những công trình nghiên cứu, thử nghiệm được triển khai, nhiều công nghệ mới sẽ được ứng dụng. Có thể thấy, đây là chính sách đầu tư với nguồn kinh phí tương đối lớn, nếu được sử dụng hiệu quả, nó sẽ mang lại sự phát triển của NNL KHCN tại nước ta.

Qua các Đề án đưa cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài như Đề án 322, 911… cũng có thể thấy lượng kinh phí mà Nhà nước ta đầu tư cho phát triển NNL KHCN là không nhỏ. Đầu năm 2013,Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án cử 1.800 cán bộ đi học ở nước ngoài trong giai đoạn 2013-2020 bằng tiền ngân sách nhà nước với tổng kinh phí đầu tư là 2.070 tỷ đồng. Như vậy, mỗi cán bộ đi học được đầu tư hơn một tỷ đồng ngân sách. Mặc dù trong giai đoạn hiện nay, khi kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn trước cuộc đại suy thoái toàn cầu nhưng Nhà nước ta vẫn luôn chú trọng tới đầu tư, phát triển NNL KHCN. Điều này càng khẳng định chủ trương, chính sách phát triển NLL KHCN của Đảng hoàn toàn đúng đắn.

2.1.2.Chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhân lực khoa học công nghệ

Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực KHCN có thể coi là bước đi đầu tiên và cơ bản trong quá trình phát triển nhân lực KHCN ở mỗi quốc gia. Qua đào tạo, bồi dưỡng, nguồn nhân lực KHCN không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao về chất lượng.

Năm 2000, Quốc Hô ̣i khóa X đã ban hành Luâ ̣t Khoa học và Công nghệ nhằm tạo khung pháp lý, môi trường để phát triển KHCN đất nước. Trong bộ luật này cũng đã đưa ra những quy định về đào tạo nhân lực và bồi

44

dưỡng nhân tài khoa học công nghệ. Cụ thể tại điều 34 Luật KH&CN quy định: “Hằng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách để đào tạo, đào tạo lại nhân lực về khoa học và công nghệ ở trong nước và ở nước ngoài; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, những người có trình độ cao, kỹ thuật viên lành nghề…” Như vậy, những quy định và luật pháp không chỉ quan tâm đến đầu tư cho đào tạo nhân lực KHCN ở trong nước mà còn chủ trương đầu tư đưa người đi đào tạo ở nước ngoài.

Tháng 6 năm 2013, Quốc hội đã thông qua Luật KH&CN sửa đổi để điều chỉnh một số điểm không còn phù hợp của Luật KH&CN năm 2000. Điều luật số 34, khoản 2 Luật KH&CN năm 2000 về : “Tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện để tự đào tạo, tham gia vào việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ, cử hoặc cấp học bổng cho công dân Việt Nam đi học tập, nâng cao trình độ chuyên môn ở trong nước và ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ” được sửa đổi thành “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tự đào tạo, tham gia, tài trợ cho việc đào tạo, đào tạo lại nhân lực, bồi dưỡng nhân tài khoa học và công nghệ; khuyến khích đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nữ trong hoạt động khoa học và công nghệ;…” trong điều luật số 22 khoản 4 Luật KH&CN năm 2013. Điều này cho thấy tính linh hoạt hơn trong ban hành các quy định, chính sách của Nhà nước về đào tạo nhân lực KHCN trong giai đoạn hiện nay.

Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” (gọi tắt là Đề án 322) là một trong những đề án cụ thể hóa Luật của Nhà nước về đào tạo nhân lực KHCN ở nước ta. Đề án đào tạo cán bộ này được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn từ 2000 – 2005 gọi là Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” và giai đoạn từ 2006 – 2014 với tên gọi “Đề án Đào tạo cán

45

bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước”. Đề án này được coi là chiến lược quốc gia trong phát triển nhân lực KHCN của đất nước, nhằm đào tạo cán bộ trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học tại nước ngoài hoặc phối hợp với nước ngoài để đào tạo. Các ngành được đào tạo thuộc các nhóm ngành: khoa học kỹ thuật, công nghệ; Khoa học xã hội - nhân văn; Nông, lâm, thuỷ sản; Kinh tế quản lý; Y - dược, thể dục thể thao; Văn hoá nghệ thuật. Qua đó có thể đáp ứng nhu cầu về cán bộ KHCN trong nước nói riêng cũng như nhân lực KHCN nói chung trong bối cảnh nước ta đang trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Có thể thấy định hướng, mục tiêu của Đề án này là phù hợp với tình

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay (Trang 44)