0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 74 -74 )

nghệ

2.2.2.1. Năng lực sáng tạo

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, chỉ số sáng tạo toàn cầu GII của Việt Nam còn thấp và chưa ổn định.

68

Bảng 2.7: Chỉ số sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam giai đoạn 2008-2011

Năm 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011 - 2012

Điểm số 2,97 2,95 3,67 3,39

Thứ hạng 64 71 51 76

Nguồn: [34] Chỉ số sáng tạo GII của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2012 có xu hướng giảm. Từ năm 2008 đến năm 2010, Việt Nam tụt 7 bậc trong bảng xếp hạng. Đến năm 2010 – 2011 chỉ số này đã tăng 20 bậc so với năm 2010, xếp thứ 51 trong 125 nước được xếp hạng. Đây có thể coi là một tiến bộ phản ánh năng lực sáng tạo của cả nguồn nhân lực nói chung cũng như nhân lực KHCN nói riêng. Tuy nhiên năm 2011 – 2012, trong 141 nước được xếp hạng Việt Nam lại bị tụt hạng, xếp thứ 76. Qua đây có thể thấy chỉ số sáng tạo GII của Việt Nam chưa thực sự ổn định.

Còn có thể xác định năng lực sáng tạo của nhân lực KHCN Việt Nam dựa vào số lượng những sáng chế được công nhận trong khu vực cũng như trên thế giới. So với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những nước có ít bằng sáng chế, phát minh trên tổng số dân. Theo thông tin từ tờ Vietnamnet, vào năm 2011, Việt Nam không có bằng phát minh, sáng chế nào, trong khi các nước Đông Nam Á khác, mặc dù dân số ít hơn Việt Nam nhưng số lượng bằng phát minh, sáng chế lại nhiều hơn. Ví dụ, tại Singapore với dân số chỉ bằng 1/18 Việt Nam nhưng lại có số lượng bằng sáng chế cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, với 647 bằng/4,8 triệu dân, hay Malaysia con số đó là 161/27,9 triệu dân [40].

69

Tuy nhiên, số lượng bằng sáng chế được đăng ký quốc tế cũng chưa hoàn toàn khẳng định về năng lực sáng tạo của nhân lực KHCN nước ta. Đó là vì, có thể số lượng bằng sáng chế này ít là do những nguyên nhân như đăng ký tại những nước này tốn nhiều kinh phí, thủ tục phức tạp… Nhưng trên thực tế cho thấy, những nước nào càng phát triển về KHCN (hay phát triển nhân lực KH&CN) thì càng có nhiều bằng sáng chế. Do vậy, cũng không thể phủ nhận về năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ KHCN ở nước ta còn nhiều hạn chế.

Năng lực sáng tạo của nguồn nhân lực KHCN còn được thể hiện thông qua các bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế. Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, đã tổng kết và so sánh số lượng bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế của Việt Nam và các nước trong khu vực trong giai đoạn 2008 – 2012 như sau:

Bảng 2.8: Tổng số bài báo trên mọi lĩnh vực của Việt nam và một số nƣớc giai đoạn 2008-2012

Quốc gia Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng

Việt nam 955 1007 1249 1414 1731 6356 Thái Lan 4345 4792 5239 5785 5804 25965 Malaysia 2913 4333 5951 7774 7828 28799 Singaporere 7371 8013 8822 9448 10125 43779 Indone sia 736 913 1030 1133 1309 5121 Laos 57 59 92 124 141 473 Philippines 699 756 792 945 879 4071 Campuchia 0 0 0 0 0 0 Myanma 0 0 0 0 0 0 Australia 33056 35661 38368 41631 43793 192509 New Zealand 6169 6357 7174 7632 7742 35074 Japan 74383 73711 72670 74241 73062 3 68067 USA 309469 315210 327192 339413 337856 1629140 Nguồn: [55]

70

Như vậy, số lượng bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế của Việt Nam đã tăng gần gấp đôi từ năm 2008 đến 2012. Năm 2008, trên tất cả các lĩnh vực khoa học, Việt nam chỉ có 955 bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế. Đến năm 2012 số này đã tăng lên 1731 bài, nâng số lượng bài báo được quốc tế ghi nhận lên con số 6356 bài. Điều này cho thấy những nhà khoa học, nhà nghiên cứu của Việt Nam đã có nhiều tích cực sáng tạo trong nghiên cứu, đưa tầm nghiên cứu hòa nhập với thế giới.

Tuy nhiên, nếu so sánh Việt Nam với các nước như Thái Lan, Mỹ… thì số lượng bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế lại khá khiêm tốn. Số bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học của Singapore gấp khoảng 9 lần Việt Nam, Mỹ gấp khoảng 30 lần…. Nhưng nếu so sánh Việt Nam với một số nước trong khu vực như Lào, Philipin, Myanma… thì số bài báo đăng trên tạp chí quốc tế nước ta lại nhiều hơn và tăng đều qua các năm. Dựa vào số liệu có thể biểu hiện sự so sánh này qua biểu đồ sau:

Hình 2.2 Tổng số bài báo quốc tế của Việt nam được đăng trên tạp chí quốc tế

71

Tổng bài báo quốc tế của Việt Nam nhiều hơn so với Indonesia, Lào, Philipin, Campuchia, Myanma trung bình khoảng 1000 bài. Tuy nhiên, so với các nước còn lại thì Việt Nam lại ít hơn họ đến vài chục nghìn bài. Mặc dù những nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Mỹ… là những nước phát triển, có nền tảng nghiên cứu khoa học, kỹ thuật song với sự chênh lệch như trên cũng phần nào cho thấy mức độ sáng tạo, nghiên cứu, cống hiến của Việt Nam, mà cụ thể là cán bộ nghiên cứu khoa học Việt Nam còn rất hạn chế. Đây là đánh giá chung về mức độ sáng tạo trong nghiên cứu của tổng thể nguồn nhân lực Việt Nam và cũng là đánh giá về chất lượng nhân lực KHCN nước ta. Bởi phần nhiều trong số những tác giả của các bài báo này là Giáo sư, Tiến sĩ, là các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đầu ngành – một bộ phận không nhỏ của nguồn nhân lực KHCN.

Để so sánh năng lực nghiên cứu khoa học của các quốc gia Đông Á, người ta còn so sánh năng suất nghiên cứu khoa học. Đó là chỉ số được xác định bằng số công bố quốc tế trên một triệu dân. Tại Việt Nam, năng lực nghiên cứu khoa học là một tỷ lệ không nhỏ các công bố quốc tế nhưng phần lớn là do có sự liên kết, kết hợp với các chuyên gia nước ngoài. Cũng từ nghiên cứu này cho thấy, những công bố quốc tế do chính những nhà khoa học Việt Nam làm tác giả chính thì không nhiều. Các ngành mà Việt Nam có nhiều công bố quốc tế chủ yếu là toán học và vật lý. Với những công bố quốc tế mang tính ứng dụng công nghệ thường do các chuyên gia nước ngoài cùng phối hợp nghiên cứu với nhà khoa học Việt Nam [56].

72 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Phyli ppine s Indo nesia Viet nam Thail and Sing apore Mala ysia Kore a Hong KongJapa n Taiw an China 2002 2008

Hình 2.3: Tỉ lệ số tác giả trong nƣớc trong các công bố quốc tế của 11 quốc gia Đông Á

Nguồn [56] Từ năm 2002 đến năm 2008, tỷ lệ số tác giả trong nước trong các công bố quốc tế của Việt Nam có xu hướng giảm đi. Và tỷ lệ này cũng chưa đạt tới 50%. So sánh với các nước như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc… thì Việt Nam còn ở khoảng cách xa.

73 1 10 100 1000 10000 2002 2004 2006 2008 nu mbe r of IP s pe r on e m illi on inh abi tant s Singapore Taiwan Hong Kong South Korea Japan Malaysia China Thailand Vietnam Philippines Indonesia

Hình 2.4: Năng suất nghiên cứu khoa học quốc gia 11 nƣớc trong khu vực Đông Á

Đơn vị: số công bố quốc tế/1 triệu dân Nguồn: [54] Năng suất nghiên cứu ở Việt Nam chỉ cao hơn Indonesia, Philipin và thấp hơn những nước còn lại. Điều này cũng trùng với tổng hợp về số lượng các bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế của Việt Nam so với hai quốc gia này. Năng suất nghiên cứu của Việt Nam từ năm 2002 – 2008 đã có sự tăng lên nhưng tăng với tốc độ chậm. Đây cũng là hạn chế trong nghiên cứu khoa học của Việt Nam.

Với những cán bộ nghiên cứu KHCN của Việt Nam, tỷ lệ những người có thể làm tốt chuyên môn chỉ chiếm 36,02%, những người có chuyên môn yếu chiếm tới 26,69%. Đây là con số đáng báo động về năng lực làm việc, sáng tạo của giới nghiên cứu Việt Nam. Không chỉ vậy, tỷ lệ những cán bộ KHCN làm công tác lãnh đạo, quản lý có thể phát huy tốt đạt 35,2%, những người không phát huy được, hoặc yếu về khả năng lãnh đạo chiếm 26,7%. Với một đất nước đang cần sức mạnh để bứt phá trong phát triển kinh tế xã

74

hội như Việt Nam, thì phát triển nhân lực KHCN có vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng trong nền sản xuất vẫn tồn tại những nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo kém chuyên môn về nghiên cứu cũng như chuyên môn quản lý thì sẽ kéo lùi bước tiến của đất nước.

Trước xu thế phát triển nền kinh tế tri thức của nhiều nước trên thế giới, nhân lực KHCN Việt Nam lại càng có vai trò quan trọng trong vận dụng tri thức vào tăng trưởng và phát triển đất nước. Nhưng hiện nay, tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam chủ yếu dựa vào các nguồn vốn vật chất và vốn tài nguyên thiên thiên, nguồn vốn tri thức còn chưa được phát triển và khai thác hiệu quả. Cụ thể, chỉ số kinh tế tri thức KEI của Việt Nam hiện đang là 3,51 trong khi đó chỉ số KEI của Mỹ là 9,02; Singaporere là 8,44; Malaysia là 6,07…[57]. Do vậy, để tăng tỷ lệ này cao hơn nữa, tăng tỷ trọng tăng trưởng dựa vào công nghệ cao lên 45% vào năm 2020 thì yêu cầu về trí thức, năng lực sáng tạo của nhân lực Việt Nam, đặc biệt nhân lực KHCN Việt Nam là vô cùng cấp thiết.

2.2.2.2. Kỹ năng làm việc

Chất lượng của nguồn nhân lực KHCN nước ta còn được thể hiện ở những kỹ năng làm việc. Kỹ năng đó bao gồm năng lực ngoại ngữ, tin học, giao lưu quốc tế….Về năng lực ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh, Pháp) của cán bộ khoa học trong các tổ chức KHCN còn thấp. Chỉ có khoảng 25% trong số cán bộ có thể sử dụng thành thạo cả hai ngoại ngữ này [27]. 25% là con số quá ít so với số lượng cán bộ KHCN, đặc biệt cán bộ KHCN có trình độ trên đại học ở nước ta. Năng lực ngoại ngữ thấp không chỉ gây khó khăn cho chính các nhà khoa học mà còn gây lãng phí cho nền kinh tế. Vì nếu không có năng lực ngoại ngữ cao thì họ sẽ khó tiếp cận các nguồn thông tin về các vấn đề nghiên cứu chuyên sâu của nhiều nhà khoa học khác trên thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, mỗi

75

thông tin mới có thể là một cơ hội, một ý tưởng trong nghiên cứu, thì năng lực ngoại ngữ cao, khả năng nghiên cứu bằng các tài liệu tiếng anh tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nhà nghiên cứu nắm bắt được tri thức mới nhất của thời đại.

Thực tế cho thấy, nhiều hội thảo khoa học ở Việt Nam có sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia nước ngoài thường cần sự hỗ trợ từ những người phiên dịch. Mọi sự thảo luận đều thông qua người trung gian nên thời gian thực tế của hội thảo sẽ giảm đi rất nhiều. Điều này gây lãng phí về thời gian và tiền của đất nước. Bởi khi mời các chuyên gia người nước ngoài thì phải đầu tư một khoản kinh phí không nhỏ. Với một lượng thời gian cố định, nếu tất cả các nhà khoa học tham gia đều thông thạo ngoại ngữ thì sẽ tận dụng tối đa thời gian để trao đổi, nghiên cứu.

Về giao lưu quốc tế, theo đánh giá của Viện KHCN Việt Nam, dưới 50% số cán bộ khoa học có tham dự các hội nghị KHCN quốc tế và có quan hệ thường xuyên với cộng đồng khoa học quốc tế [69]. Một trong những nguyên nhân khiến các nhà khoa học Việt Nam ít tham gia các hội nghị KHCN quốc tế là do năng lực về ngoại ngữ không cao và do mức độ giao lưu quốc tế của họ còn hạn chế. Điều này dẫn đến khả năng tiếp cận KHCN mới của cán bộ KHCN Việt Nam thấp, chỉ đạt ở mức khoảng 20% [58].

Về kỹ năng ngoài trình độ chuyên môn của nhân lực KHCN, như kỹ năng mềm (làm việc nhóm, kỹ năng ứng xử các tình huống) còn thiếu và kém. Hiện nay, những kỹ năng này chưa thực sự được chú trọng trong quá trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng làm việc của sinh viên người mới ra trường khi bắt tay vào những công việc đòi hỏi cần có tính liên kết, cần những kỹ năng xử lý tốt

76

2.3. Đánh giá thƣ̣c tra ̣ng phát triển nguồn nhân lƣ̣c khoa ho ̣c công nghê ̣ ở Viê ̣t Nam

2.3.1.Những thành tựu cơ bản

Có thể thấy, sự phát triển nguồn nhân lực KHCN nước ta từ năm 2000 đến nay đã đạt được những thành tựu bước đầu nhưng có tính chất nền tảng cho sự phát triển trong thời gian tới. Những thành tựu đó là:

Thứ nhất, nguồn nhân lực KHCN nước ta không ngừng được mở rộng về quy mô. Số lượng cán bộ trong các Viện, trường đại học, cao đẳng, đặc biệt là số lượng cán bộ có trình độ cao có sự gia tăng nhanh từ năm 2000 đến nay đã đóng góp đáng kể vào việc tăng quy mô nhân lực KHCN Việt Nam. Số lượng cán bộ kỹ thuật công nghệ cũng đã có sự bổ sung đáng kể so với nhu cầu của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam đã thu hút được nhiều chuyên gia nước ngoài đến làm việc cũng như những trí thức người Việt trở về nước. Với số lượng các trường đại học, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngày càng tăng đã, đang và sẽ góp phần làm gia tăng những lao động có năng lực tham gia vào lực lượng lao động KHCN.

Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực KHCN được nâng lên rõ rệt. Những ứng dụng KHCN không chỉ phục vụ sản xuất mà còn phục vụ nhu cầu ngày càng phong phú của người dân đã góp phần nâng cao mức sống, dân trí của người dân Việt Nam. Rất nhiều những công trình nghiên cứu, những phát minh sáng tạo của nhà khoa học, của những người thợ, thậm chí của những người nông dân được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất. Từ một nền kinh tế còn nhiều khó khăn, lạc hậu so với các nước tiên tiến, nhưng từ năm 2000 đến nay có thể thấy những phát triển vượt bậc của nước ta trong toàn bộ các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực KHCN. Việt Nam đã có những nghiên cứu có đóng góp to lớn không chỉ giới hạn ở phạm vi trong nước. Nhiều cán bộ nghiên

77

cứu, các nhà khoa học đã có thể ứng dụng những công nghệ hiện đại nhất thế giới vào sản xuất cũng như vào đời sống hàng ngày.

Thứ ba, cơ cấu nhân lực KHCN đã có sự chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn, phù hợp với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều lĩnh vực khoa học ứng dụng có xu hướng phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của xã hội. Hiện nay, cơ cấu nhân lực KHCN theo độ tuổi đã có sự chuyển biến tích cực, độ tuổi trung bình của các nhà khoa học đầu ngành đã giảm xuống đáng kể.

Đạt được những thành tựu trên là do Đảng và Nhà nước đã xác định được vai trò cũng như có cơ chế chính sách đúng đắn trong phát triển nhân lực KHCN đất nước. Hơn nữa, sự phát triển kinh tế - xã hội là một trong những điều kiện quan trọng để có thể tăng mức đầu tư, tạo môi trường thuận lợi… cho sự phát triển nguồn nhân lực này. Với mức độ hội nhập quốc tế theo cả chiều sâu và chiều rộng đã góp phần nâng cao cả về chất lượng và số lượng nhân lực KHCN Việt Nam trong thời gian qua.

Thứ tư, một số đóng góp của nhân lực khoa học công nghệ cho nền kinh tế

Những cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên của ngành nông, lâm nghiệp đã

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 74 -74 )

×