Phương pháp kỹ thuật tính giáthành sản phẩm

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Quốc tế Minh Quân (Trang 31)

Phương pháp tính giá thành trực tiếp

Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp vì nó phù hợp với đặc điểm sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc và đối tượng tập hợp sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, cách tính đơn giản.

Theo phương pháp này, tập hợp tất cả chi phí sản xuất trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình,…từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình ấy.

Sinh viên: Tạ Hữu Nam Lớp: CQ47/21.05

Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Số lượng sản phẩm dở

dang cuối kỳ Mức độ hoàn thành

= x

- Trường hợp: công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang. Khi đó, kế toán tính giá thành sau:

Z = Dđk + C - Dck

Trong: Z: Tổng giá thành sản phẩm

C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng Dđk, Dck: Giá trị công trình dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

- Trường hợp: chi phí sản xuất tập hợp theo từng công trình nhưng giá thành thực tế lại tính riêng cho từng hạng mục công trình, thì kế toán căn cứ vào hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.

Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này thích hợp với đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình. Theo phương pháp này, kế toán tiến hành mở cho mỗi đơn đặt hàng một sổ tính giá thành. Cuối mỗi kỳ, chi phí phát sinh sẽ được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, theo từng khoản mục chi phí ghi vào bảng tính giá thành cho từng đơn đặt hàng tương ứng. Trường hợp đơn đặt hàng gồm nhiều hạng mục công trình sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán tính giá thành cho từng hạng mục công trình theo công thức sau:

Z =

Zđ đh

x Zdti

Zdt

Trong đó:

Zi Giá thành thực tế của hạng mục công trình Zđđh Giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành

Zdt Giá thành thực tế của các hạng mục công trình và đơn đặt hàng hoàn thành.

Zdti: Giá thành dự toán của hạng mục công trình i  Phương pháp tính giá thành định mức

Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp có quy mô sản xuất đã định hình và đi vào ổn định, đồng thời doanh nghiệp đã xây dựng được các định mức vật tư, lao động có căn cứ kỹ thuật và tương đối chính xác. Bên cạnh đó việc quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và giá thành phải dựa trên cơ sở hệ thống định mức. Giá thành thực tế của SP = Giá thành định mức của SP + - Chênh lệch do thay đổi định mức + - Chênh lệch thoát ly định mức Trong đó:

Chênh lệch do thay đổi định mức = Định mức mới - Định mức cũ Chênh lệch thoát ly định mức = Chi phí phí thực tế (theo từng khoản mục) - Chi phí phí định mức (theo từng khoản mục) Phương pháp tỷ lệ chi phí

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp công ty xây lắp có thể ký kết với bên giao thầu một hay nhiều công trình, gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng cho từng phần công việc. Các hạng mục công trình trên cùng một địa điểm thi công, cùng đơn vị thi công nhưng có thiết kế riêng khác nhau, dự toán khác nhau.

Để xác định giá trị thực tế cho từng hạng mục công trình phải xác định tỷ lệ phân bổ. Công thức:

Z tt = Gdt x H

Trong đó:Z tt: Giá thành thành thực tế của hạng mục công trình Gdt : Giá trị dự toán của hạng mục công trình đó

H : Hệ số phân bổ giá thành thực tế Tổng chi phí thực tế của công trình H =

Tổng chi phí dự toán của tất cả HMCT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.4. Tổ chức kế toán ghi nhận chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong điều kiện kế toán máytrong điều kiện kế toán máy

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Quốc tế Minh Quân (Trang 31)