Những nhược điểm

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Quốc tế Minh Quân (Trang 96)

Thứ nhất : Do Công ty mới đưa vào sử dụng phần mềm kế toán nên

nhiều công cụ trong phần mềm vẫn chưa được khai thác triệt để. Đặc biệt làm phần vật tư, làm giảm hiệu quả việc theo dõi vật tư tại Công ty

Thứ hai:Như đã trình bày ở trên, đội trưởng công trình chịu trách nhiệm

tự đi mua nguyên vật liệu, số nguyên vật liệu này được giao thẳng xuống công trình để kịp thời đưa vào thi công. Thống kê-kế toán lập Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho cùng một lúc và đưa về phòng kế toán nhập vào máy. Như vậy, số nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhưng không nhập lại kho dễ bị chiếm dụng gây thất thoát. Do đó, có thể nói công tác quản lý vật liệu chưa thật tốt.

Thứ ba:Các chủ đầu tư thường thanh toán chậm, kéo dài thời gian thanh

toán với Công ty do vậy Công ty phải tiến hành vay Ngân hàng, chi phí lãi vay phát sinh lớn làm lợi nhuận của Công ty giảm.

Thứ tư:Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là chưa hợp lý vì trong

khoản mục này còn bao gồm cả tiền lương của công nhân điều khiển máy. Điều này sẽ dẫn đến sự sai khác trong các khoản mục chi phí: làm tăng chi phí nhân công trực tiếp, giảm chi phí sử dụng máy thi công từ đó làm thay đổi cơ cấu chi phí sản xuất. Do đó dẫn đến việc cung cấp thông tin thiếu chính xác về các khoản mục chi phí làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, đề ra kế hoạch giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.

Thứ năm:Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công không chứa tiền

lương công nhân điều khiển máy làm khoản mục chi phí này bị giảm.

Thứ sáu:Tổ chức sản xuất của ngành xây lắp nói chung và Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Quốc tế Minh Quânnói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên. Như vậy các khoản thiệt hại trong sản xuất tất yếu sẽ phát sinh. Có những thiệt hại mang tính khách quan như khi trời mưa bão, công trình phải dừng thi công, công nhân phải nghỉ việc nhưng Công ty vẫn phải trả lương cho họ, vẫn tính khấu hao TSCĐ…Bên cạnh đó lại có những thiệt hại mang tính chủ quan như những hạng mục công trình không đạt yêu cầu phải phá đi làm lại. Những thiệt hại kể trên làm lãng phí cả chi phí lao động sống và lao động vật hóa, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy các khoản thiệt hại này lại không được theo dõi và phản ánh đầy đủ.

Thứ bảy: Chi phí sửa chữa lớn ở Công ty bao gồm chi phí sửa chữa lớn

TSCĐ và chi phí sửa chữa lớn máy thi công. Tuy nhiên trên thực tế Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn mà tính trực tiếp vào chi phí công trình, HMCT. Việc tính trực tiếp này làm cho chi phí công trình, hạng mục công trình có chi phí sửa chữa lớn phát sinh sẽ làm tăng đột biến giá thành công trình, hạng mục công trình có phát sinh chi phí sửa chữa lớn trong khi máy thi công sử dụng cho nhiều công trình. Do vậy để đảm bảo tính chính

xác của giá thành và thuận lợi cho việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công trình, hạng mục công trình, Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công.

3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ MINH QUÂN.

Trong thời gian thực tập Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Quốc tế Minh Quân em đã cố gắng tìm hiểu thực tế công tác hạch toán chi phí xây lắp. Vì vậy dựa trên những nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện em xin có một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí xây lắp tại Công ty.

* Về công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Do vật tư chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá thành, mặt khác ngành vật tư rất công kềnh, số lượng lớn lại tập trung ở nơi thi công nên nếu không có thủ tục nhập, xuất kho thì rất dễ gây thất thoát, hao hụt, mất mát. Trong thực tế, tỷ lệ nguyên vật liệu hao hụt qua quá trình sản xuất ở các công trường của Công ty khá cao: 4 – 5%. Như vậy là lãng phí nguyên vật liệu.

Không những vậy, tại mỗi công trường thi công đều có một kho tạm chứa vật liệu tương ứng. Trong khi đó Công ty lại tổ chức thi công trên nhiều công trường, có nhiều công trình, hạng mục công trình cùng được thi công tại nhiều địa điểm khác nhau và nhu cầu sử dụng vật liệu xuất dùng diễn ra liên tục, thường xuyên. Vì vậy, theo dõi xuất dùng vật tư hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất kho là rất khó khăn, dễ nhầm lẫn, bỏ sót nghiệp vụ. Hiện nay, bên cạnh phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, kế toán Công ty còn căn cứ vào “ phiếu đề nghị lĩnh vật tư” của các đội sản xuất và “bản đối chiếu khối lượng” của chủ vật tư để theo dõi việc sử dụng NVL tiêu hao. Đây là cách làm nhanh, thuận tiện đảm bảo NVL xuất kho được kịp thời, trong khi đó công tác hạch

toán ít bị bỏ sót. Tuy nhiên đối với những vật tư không qua nhập kho - những vật tư do các đội tự động mua phục vụ sản xuất, không hạch toán qua TK152 mà hạch toán trược tiếp như sau:

Nợ TK621: Nợ TK133:

Có TK 111,141, 331…

Đây là khâu dễ sai sót trong hạch toán và việc tính toán thường không chính xác do vật tư mua ngoài thường bị nâng giá, chất lượng không đảm bảo. Vấn đề đặt ra là vât tư được sử dụng như thế nào với số lượng là bao nhiêu. Do vậy mà không thể hiện được thực tế chi phí NVL tiêu hao cho công trình.

Để khắc phục được các vấn đề trên, Công ty nên áp dụng thêm một số biện pháp sau:

Theo dõi chặt chẽ các khoản chi phí NVL trên tài khoản 152 như chế độ kế toán quy định cho các doanh nghiệp xây lắp. Đồng thời, Công ty nên mở thêm các tài khoản cấp 2,3,… cho tài khoản 152 để quản lý, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp:

Ví dụ: TK152: Nguyên liệu, vật liệu Chi tiết:

TK 1521 : Nguyên liệu, vật liệu chính TK 15211: Xi măng

TK 15212: Cát

Công ty nên sử dụng phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ. Điều này sẽ giúp bộ phận kế toán theo dõi số lượng vật tư thực tế sử dụng trong kỳ để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm xây lắp, đồng thời có thể xác định trách nhiệm về tính pháp lý của phiếu báo thông qua chữ ký của bộ phận sử dụng.

Mẫu phiếu như sau:

Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 31/12/2012 Bộ phận sử dụng: Đơn vị tính: VNĐ Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư số Đơn vị tính Số lượng Thành tiền Lý do sử dụng 1 Thép buộc … kg 15 … 3.500.000 Phục vụ thi công HTKT- Royal City Hà Nội…

* Về công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

+ Vì kế toán Công ty không thể kiểm soát được độ chính xác của bảng chấm công nếu các cán bộ kỹ thuật không trung thực. Do vậy Công ty nên cử cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và uy tín xuống kiểm tra đột xuất dưới các công trường đang thi công, từ đó có thể phát hiện được sai phạm để kịp thời xử lý và điều chỉnh cho thích hợp.

+ Hiện nay, đối với công nhân trực tiếp sản xuất lương nghỉ phép được kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 622: Tiền lương công nhân nghỉ phép Có TK 111:

Ví dụ: Tại công trường thi công công trình HTKT Royal City Hà Nội theo phiếu chi số 121 ngày 12 tháng 12 năm 2012:

Mẫu số: 02 – TT

Đơn vị: Công ty CPXD & TMQT Minh Quân Địa chỉ: 152 Lương Khánh Thiện, Hoàng Mai, Hà Nội

QĐ số: 15/2007/ QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Phiếu chi

Ngày 12 tháng 12 năm 2012

Nợ TK: 622 = 4.523.500đ

Có TK: 111 = 4.523.500đ

Họ tên người nhận tiền: Lê Vũ Thắng

Địa chỉ (bộ phận): Đội XD số 06- công trình Royal City Hà Nội.

Lý do chi: Trả tiền lương nghỉ phép (Tổ sơn)

Số tiền: 4.523.500

Viết bằng chữ : ( Bốn triệu, năm trăm hai ba nghìn, năm trăm đồng chẵn)

Kèm theo: 03 Chứng từ gốc

Ngày 12 tháng 12 năm 2012

Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập biểu Người nhận tiền

(Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên)

Việc trả lương nghỉ phép như vậy cho công nhân là hạch toán tắt. Khi khoản chi phí này thực tế phát sinh thì kế toán mới hạch toán, trong khi việc nghỉ phép của công nhân không diễn ra đều đặn hàng năm. Vì vậy Công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất và tính vào chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp, coi như là một khoản chi phí khác phải trả. Điều này sẽ giúp kế toán phản ánh chính xác chi phí nhân công trực tiếp. Hàng tháng kế toán có thể trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép theo định khoản sau:

Nợ TK 622: Tiền lương công nhân nghi phép Có TK 335:

Sau đó khi phát sinh khoản chi phí này kế toán thực hiện bút toán: Nợ TK 335: Tiền lương công nhân nghi phép

Có TK 111:

+ Đối với các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty nên chuyển toàn bộ các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ sang khoản mục chi phí sản xuất chung – TK 6271: “Chi phí nhân viên phân xưởng” theo chế độ kế toán hiện hành. Khi đó khi trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất kế toán vào sổ theo bút toán sau:

Nợ TK 334 : Tổng số tiền lương đã tính Có TK 1111: Số tiền thực tế đã chi

* Về công tác hạch toán chi phí sử dụng máy thi công

+ Tại Công ty, cụ thể là tại các đơn vị thi công hiện nay chưa tách bạch giữa công nhân trực tiếp sản xuất với công nhân vận hành máy thi công. Thường coi công nhân điều khiển máy thi công là công nhân trực tiếp sản xuất nên tiền lương của công nhân vận hành máy thi công đều được hạch toán vào TK622: “chi phí nhân công trực tiếp” mà không hạch toán vào TK623 “chi phí sử dụng máy thi công”. Cho nên Công ty nên chỉ đạo cho các đơn vị kế toán phải hạch toán chi phí tiền lương của công nhân vận hành máy thi công vào khoản mục chi phí sử dụng máy thi công theo đúng chế độ hiện hành.

Nợ TK 623: Tiền lương công nhân điều khiển máy thi công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 3341: Tiền lương công nhân trong danh sách của Công ty Có TK 3348: Tiền lương công nhân thuê ngoài

Còn các khoản trích về BHXH, BHYT, KFCĐ tính trên lương về nguyên

tắc hạch toán Công ty không nên hạch toán trên tài khoản 623 mà nên hạch toán khoản chi phí này vào tài khoản 6271 “ Chi phí nhân viên phân xưởng”.

+ Công ty nên hạch toán chi phí khấu hao máy thi công vào TK623 theo đúng chế độ kế toán hiện hành để phản ánh đúng tình hình sử dụng chi phí của các công trường thi công. Công ty nên lập bảng tính và phân bổ khấu hao theo mẫu ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

* Về công tác hạch toán chi phí sản xuất chung

Do Công ty trích kinh phí công đoàn bằng 2% trên tổng quỹ lương toàn doanh nghiệp. Như vậy có nghĩa là Công ty không loại trừ số lương trả cho người lao động thời vụ hợp đồng dưới 03 tháng mặc dù số lao động này không được trích BHXH, BHYT. Đối với doanh nghiệp xây lắp, nhân công chủ yếu là thuê ngoài thì số chi phí tăng thêm là đáng kể. Việc hạch toán trên không phù hợp với quy định chung của kế toán hiện hành. Vì vậy, Công ty nên trích KPCĐ đúng 2% trên lương thực trả cho người lao động hợp đồng 03 tháng trở nên vào chi phí.

KẾT LUẬN

Kế toán chi phí sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp xây lắp. Thực tế cho thấy các đơn vị tự chủ và cạnh tranh thị trường gay gắt thì đây thực sự là vấn đề sống còn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. ở đâu người tiêu dùng đòi hỏi càng cao thì ở đó các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới chi phí sản xuất. Do đó việc đổi mới, tổ chức hợp lý quá trình kế toán, trong đó kế toán chi phí sản xuất luôn mang tính thời sự và có ý nghĩa thiết thực đối với quản lý kinh tế.

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Quốc tế Minh Quân, em hiểu được phần nào cách thức hạch toán cơ bản của kế toán chi phí sản xuất. Nhìn chung, công tác kế toán đã đáp ứng được cho nhu cầu quản lý. Tuy nhiên, không tránh khỏi một số hạn chế nhất định cần khắc phục. Với những kiến thức đã học và qua tìm hiểu thực tế, em mạnh dạn nêu một số ý kiến đề cập tới công tác kế toán nói chung, đi sâu vào kế toán chi phí sản xuất nói riêng. Việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất xây lắp trong các doanh nghiệp xây dựng là vấn đề lớn và phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực quan tâm nghiên cứu, giải quyết của các cán bộ chuyên ngành các cấp. Vì vậy với trình độ và kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa có nhiều nên những ý kiến đưa ra không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bác, các cô trong phòng tài chính kế toán Công ty để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Vũ Việtcùng ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên tại các phòng ban chức năng tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Quốc tế Minh Quân đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập và giúp đỡ em hoàn luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2013

Sinh viên thực tập

Tạ Hữu Nam

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Quốc tế Minh Quân (Trang 96)