Những chủ trương, chính sách, các chương trình của MOET đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả triển khai ITP

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL TẠI VIỆT NAM (Trang 37 - 40)

hưởng đến quy mô và hiệu quả triển khai ITP

+ Chủ trương về đổi mới PPDH, ứng dụng công nghệ đặc biệt là ICT trong dạy học là chủ trương có tác động lớn nhất đến việc triển khai Chương trình. Chủ trương này đã được bắt đầu từ những năm 2000, nhưng đến năm 2007 thì việc đổi mới PPDH, ứng dụng ICT trong dạy học đã trở thành một chủ trương lớn, trọng tâm mà MOET đang tập trung nguồn lực để thực thi thành công.

o Trong thời gian vừa qua, MOET tiến hành đổi mới GD phổ thông. Thời gian đầu MOET tập trung vào CT, nội dung, SGK. Nhưng khi triển khai CT, SGK thì xuất hiện vấn đề quá tải. Ban đầu cho rằng quá tải là do nội dung kiến thức quá nhiều, sau đó nhiều nhà khoa học giáo dục phân tích thấy không phải do quá tải nội dung, kiến thức mà nguyên nhân chính là do PPDH lạc hậu. Đổi mới PPDH là yêu cầu bức xúc đặt ra. Đổi mới PPDH được coi là then chốt của sự thành công trong đổi mới GDPT.

o Trong đổi mới PPDH thì ứng dụng công nghệ nói chung và ICT nói riêng là chìa khoá cho sự thành công.

o Bộ đã tiến hành các đề tài nghiên cứu, một loạt các tài liệu được nghiên cứu, viết tuy nhiên phần lớn đã không đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả không cao.

o Năm học 2007-2008 MOET đặt trọng tâm là năm đổi mới PPDH và ứng dụng công nghệ trong dạy học.

Như vậy có thể nói, MOET đưa ra được mục tiêu về ứng dụng ICT trong đổi mới PPDH, nhưng chưa tìm được biện pháp, phương tiện để đạt được mục tiêu này. Trong bối cảnh đó ITP đã được MOET tiếp nhận như là một biện pháp hữu hiệu để hiện thực hoá chủ trương đổi mới PPDH, ứng dụng ICT để đổi mới PPDH của MOET.

+ Chính phủ VN nói chung và MOET nói riêng ngày càng đánh giá cao sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức, công ty trong việc hỗ trợ cho ngành giáo dục.

Trong buổi tiếp Chủ tịch tập đoàn Intel, và phu nhân, Thứ trưởng MOET Nguyễn Tấn Phát đã phát biểu:

Thay mặt Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, tôi xin trân trọng cám ơn ngài Craig Barret và phu nhân. Xin trân trọng cám ơn vị Đại diện trưởng Công ty Intel tại Việt Nam và các cộng sự đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai Chương trình này ở Việt Nam trong thời gian qua và mong được tiếp tục nhận được sự hợp tác để mở rộng Chương trình này trong thời gian tới."

Mới đây, MOET đề xuất Chính phủ tổ chức lễ tuyên dương các tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ MOET trong 10 năm qua, trong đó có Công ty Intel Việt Nam và cá nhân ông Nguyễn Thượng Hải - Giám đốc chương trình giáo dục của Intel.

+ Việc thay đổi cách quản lý dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá và chủ trương giáo dục hướng đến đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội, của thế kỉ 21 tạo điều kiện làm ITP ngày càng trở nên phù hợp hơn, là PPDH phù hợp để đạt mục tiêu giáo dục của MOET.

Hiện nay MOET đang tiến hành cuộc vận động "nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" vì vậy việc kiểm tra, đánh giá đang tiến đến đánh giá đúng, thực chất năng lực của HS. Việc kiểm tra, đánh giá, thi cử không dừng lại chỉ ở kiến thức mà còn là sự vận dụng linh hoạt kiến thức, kĩ năng, thái độ, khả năng vận dụng những gì học được cũng như tính tự tin, khả năng thuyết trình, trình bày, giải quyết vấn đề... . Như vậy, quan niệm học theo phương pháp của ITP HS sẽ không đạt được kết quả cao trong các kì thi, kiểm tra sẽ nhanh chóng thay đổi. Thậm chí, học theo cách của ITP mới có thể đạt kết quả cao trong các kì thi hiện nay.

Kể từ năm 2007, MOET thay đổi PPCT theo hướng linh hoạt, mềm dẻo, giao quyền tự chủ cho cấp dưới. Như vậy, PPCT sẽ không còn là cản trở cho việc triển khai ITP do PPCT của MOET.

+ Việc triển khai dạy học môn Tin học ở trường TH, THCS, THPT sẽ tạo điều kiện triển khai hiệu quả ITP, cụ thể: Các trường được đầu tư, trang bị máy vi tính, Internet; Có GV Tin học là nòng cốt trong việc giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao Kĩ năng ICT; HS được học tin học sẽ có Kĩ năng ICT đáp ứng việc học tập theo ITP.

Việc các trường phổ thông được đầu tư, trang bị máy tính, kết nối internet còn tạo điều kiện để giáo sinh đã được tiếp cận ITP ở các trường sư phạm có thể áp dụng ITP khi đi dạy học ở các trường phổ thông.

+ MOET tiến hành biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng tất cả các hiệu trưởng trường THPT, và bồi dưỡng tất cả GV của cả nước. Đây là một cơ hội tốt tích hợp ITP nói riêng và Intel Education Programs nói chung vào các chương trình của MOET.

Việc giới thiệu, tập huấn ITP nói riêng và các chương trình giáo dục của Intel nói chung cho hiệu trưởng các trường và cán bộ quản lý giáo dục sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả ITP của khối Preservice. Theo báo cáo đánh giá triển khai ITP ở các trường đại học sư phạm cho thấy khoảng từ 1/2 đến 3/4 số sinh viên ra trường không có điều kiện để áp dụng ITP. Một trong những nguyên nhân là do nhà trường mà giáo sinh về nhận công tác không tham gia ITP. Do vậy, nếu các hiệu trưởng nhà trường được tiếp cận với ITP thì họ sẽ tạo điều kiện, ủng hộ các giáo sinh triển khai ITP.

+ MOET có nhiều dự án trong đó phần kinh phí dành cho ICT nên kết hợp ITP với các dự án, chương trình của MOET để triển khai rộng rãi, hiệu quả. Việc tích hợp ITP vào các chương trình, dự án của MOET sẽ giúp giảm chi phí của Intel, tận dụng được nguồn lực của MOET và nâng cao vai trò, uy tín của Intel với MOET.

+ Luật ICT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/1/2007, đây là bộ luật đầu tiên về ICT và là cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng ICT và phát triển ICT ở Việt Nam. Việc ban hành và

thực thi Luật ICT tại Việt Nam sẽ là cơ sở pháp lý để các địa phương bố trí ngân sách chi thường xuyên cho ICT. Điều này sẽ tạo điều kiện để các địa phương chủ động bố trí kinh phí triển khai ITP.

IV. PHỤ LỤC

Phương pháp đánh giá 1. Cách tiếp cận

Đây là một nghiên cứu đánh giá tổng kết giai đoạn 2004-2007 để làm cơ sở nhằm chuẩn bị cho chu kỳ mới có tính phát triển và hoàn thiện hơn. Vì vậy, đánh giá cần hướng vào tìm ra những cái còn chưa hợp lý và những yếu tố cản trở hay hỗ trợ cho việc triển khai chương trình, cũng như những kinh nghiệm tốt để phổ biến, nhân rộng. Do đó, nhóm đánh giá đã tiến hành:

(i) Tìm hiểu toàn bộ quá trình triển khai chương trình: từ Việt hóa tài liệu, mô hình triển khai, mô hình quản lí, cơ chế hợp tác giữa các bên, tổ chức tập huấn cho GV cốt cán, GV cấp trường, đến quá trình tổ chức, hỗ trợ, quản lý việc vận dụng chương trình trên lớp học.

(ii) Tìm hiểu tình hình triển khai ở 11/12 DOETs tham gia: Hà Nội, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, TP.HCM, Thừa Thiên-Huế, Thái Nguyên, Quảng Trị, Thái Bình, Bà Rịa-Vũng Tàu,

(iii) Tìm hiểu ý kiến của cá nhân tham gia hưởng lợi trực tiếp từ chương trình như: khoảng 300 PTs, 900 PTs cấp trường, 14 hiệu trưởng của trường tham gia Chương trình.

(iv) Tìm hiểu các chủ chương, chính sách, các chương trình liên quan đến việc triển khai Chương trình mà Bộ đã, đang và sẽ triển khai như: Chủ trương đổi mới PPDH, ứng dụng ICT vào dạy học; Chủ trương đổi mới quản lý dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá; Đề án đưa tin học vào nhà trường của MOET; Chương trình triển khai dạy học môn tin học trong trường phổ thông; Các chương trình hợp tác của MOET với Microsoft, Cabrilog, IBM, HP, S.Ting và các Chương trình giáo dục của Intel tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL TẠI VIỆT NAM (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w