thực tiễn dạy và học ở trường phổ thông của Việt Nam?
Giữ vững, phát huy ưu điểm hiện có đó là:
Trước hết cần giữ vững và phát huy những ưu điểm hiện có như đã nêu ở trên, trong đó nhấn mạnh hai ưu điểm quan trọng sau đây:
+ Luôn đảm bảo ITP là chương trình khoa học, sư phạm, hiện đại và hiệu quả bằng cách luôn cập nhật, cải tiến, hoàn thiện.
Tính khoa học, hiện đại và tính sư phạm của ITP là yếu tố quan trọng nhất, thuyết phục nhất với MOET. Vì vậy, cần giữ vững và phát huy thế mạnh này. Để thực hiện điều này thì ITP phải luôn được cập nhật, tiếp tục được hoàn thiện.
+ Giữ vững và phát huy sự phối hợp chặt chẽ, sự hiểu biết lẫn nhau giữa MOET và Intel; Tiếp tục triển khai ITP theo cách tiếp cận hệ thống từ MOET xuống;
Hiện nay, Intel nói chung và ITP nói riêng đã tạo được lòng tin và sự tin cậy của MOET. Sự thông cảm và hợp tác chặt chẽ giữa Intel và MOET là yếu tố quan trọng để đưa ITP vào trường phổ thông.
Các tiếp cận hệ thống từ trên xuống đã làm việc triển khai ITP là của MOET và Intel là yếu tố hỗ trợ tích cực. Đã có những thời điểm MOET còn đề nghị Intel cho phép MOET in tài liệu để tự triển khai.
Như vậy, có thể nói hiện tại sự hiểu biết, tin cậy và tiếp nhận hoàn toàn của MOET đối với ITP là một thành công và chương trình đã đạt được. Cần giữ vững và phát huy kết quả đã đạt được này.
Khắc phục hạn chế:
+ Tăng khả năng áp dụng vào thực tiễn của ITP:
o Bổ sung thêm các Porfolios của Việt Nam.
o Bên cạnh việc bồi dưỡng ITP theo về nội dung, kiến thức như hiện nay cần bổ sung hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng ITP một cách linh hoạt và đúng bản chất trong nhà trường. Tránh áp dụng dập khuôn, máy móc.
o Việc localization ITP đã được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên cần phù hợp hơn nữa với thực tiễn Việt Nam, adaptation là một việc làm cần thiết. Trong quá trình adaptation cần lấy ý kiến của MTs, PTs những người đã áp dụng thành công ITP vào thực tiễn nhà trường.
o STs nên có những STs là GV phổ thông hoặc nếu không là GV phổ thông thì phải là người hiểu biết, sát thực tế dạy học ở phổ thông. Vai trò của STs không chỉ là truyền đạt nội dung kiến thức của ITP mà còn là cầu nối giữa ITP và thực tiễn nhà trường của Việt Nam. STs phải là người đóng vai trò quan trọng trong việc rút ngắn khoảng cách giữa học và hành.
o MTs là cầu nối quan trọng giữa ITP và nhà trường. Thực tiễn tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai cho thấy chính MTs là người Schoolization ITP vào trường mình. Vai trò của MTs là phải chỉ ra được cho PTs làm thế nào để áp
dụng ITP vào môn học, lớp học của họ. Vì vậy, việc lựa chọn MTs cần được hướng dẫn chi tiết, để lựa chọn được những MTs thực sự có năng lực sư phạm, nhiệt huyết và uy tín với đồng nghiệp. Cần có cách MTs có thể tìm hiểu để Schoolization ITP với trường của họ.
o Không yêu cầu triển khai ITP dập khuôn, máy móc đúng theo khuôn mẫu mà GV được bồi dưỡng, mà phải chỉ cho GV thấy được có thể áp dụng từng phần, từng giai đoạn. Cần chỉ rõ cho GV thấy được mục tiêu, bản chất của ITP và cách tiến hành mà ITP giới thiệu là cách làm đầy đủ, hoàn chỉnh. Nhưng khi áp dụng, GV hoàn toàn có thể điều chỉnh, áp dụng một cách phù hợp với lớp học của mình. Việc dập khuôn máy móc xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: Các khoá tập huấn chỉ cho GV thấy ITP qua hình thức thể hiện mà không hiểu rõ bản chất. Bản thân các cấp quản lý giáo dục không hiểu bản chất, kiểm tra giám sát việc triển khai một cách hình thức cho nên GV phải thực hiện đúng theo hình thức, quy trình được tập huấn.
Vì vậy, làm cho GV hiểu bản chất, mục tiêu của ITP, cùng với sự chỉ đạo, kiểm tra việc áp dụng ITP của MOET là hai biện pháp để tránh áp dụng máy móc, dập khuôn.
o Tổ chức diễn đàn GV ITP trên mạng để GV chia sẻ tư liệu, kinh nghiệm triển khai, áp dụng ITP. Lựa chọn Porfolios tốt, đã được áp dụng trên lớp để đưa lên mạng cho GV tham khảo. Biện pháp này nhằm khắc phục hạn chế về tư liệu dạy học cho GV cũng như tăng cường những ví dụ áp dụng thực tế của Việt Nam.
+ Đưa ITP đến đúng nơi sẵn sàng tiếp nhận
o Cần tổ chức khảo sát tất cả các trường đăng kí tham gia trước khi lựa chọn. Việc khảo sát còn nhằm giới thiệu rõ về chương trình, để các trường thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm của họ khi tham gia chương trình.
o Tổ chức hội thảo về ITP cho các hiệu trưởng để hiệu trưởng các trường hiểu rõ về điều kiện tham gia chương trình, họ phải tự xác định được chương trình có phù hợp, đem lại lợi ích cho trường họ hay không. Đặc biệt là họ phải là người tự nguyện tham gia chương trình. Tránh bị gượng ép hoặc sự chỉ định tham gia từ cấp trên xuống hoặc đăng kí tham gia vì mục đích khác ngoài khả năng đáp ứng của ITP.
+ Bồi dưỡng về PPDH mới và Kĩ năng ICT cho GV trước khi tham gia ITP
o Kết hợp ITP với ITGS. Ở những vùng không có điều kiện như ngoại ô các thành phố, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, chương trình ITGS được triển khai trước một bước giúp GV tăng cường về PPDH mới, Kĩ năng ICT. Sau đó mới triển khai ITP như vậy sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn.
o Hiện nay phần lớn GV của cả VN đã được tham gia các chương trình bồi dưỡng khác về PPDH, ICT do MOET tổ chức. Do vậy, nên thêm yêu cầu về PPDH, Kĩ năng ICT của GV khi tham gia ITP.
o Lựa chọn các trường đã dạy học môn Tin học cho HS để tham gia ITP. + Nâng cao nhận thức của các cấp quản lí giáo dục, lãnh đạo nhà trường
o Tổ chức các hội thảo về ITP cho cán bộ lãnh đạo các cấp quản lý giáo dục để đảm bảo: hiểu đúng về ITP; nhận thức rõ về quyền lợi và trách nhiệm của họ; không mong đợi, kì vọng những điều ngoài khả năng của ITP như được đầu tư máy tính, kinh phí.
o Tổ chức hội thảo hiệu trường nhà trường và MTs: hiệu trưởng các trường biết họ phải làm gì và làm như thế nào để triển khai hiệu quả ITP tại trường mình. Trong những hội thảo này cần có mặt của MOET với tư cách là cơ quan chỉ đạo, đặc biệt rất cần những tham luận, báo cáo kinh nghiệm của những đơn vị đã triển khai tốt ITP. Hội nghị dành cho các hiệu trưởng là rất quan trọng, chính hiệu trưởng là người trực tiếp quản lí, động viên và có biện pháp khuyến khích phù hợp nhất để triển khai hiệu quả ITP trong nhà trường. Cũng chính hiệu trưởng là người có thể kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong nhà trường như: tâm lí ngại thay đổi của GV; tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, máy tính, internet;
o Những kiến nghị của hội thảo phải được chuyển đến cấp quản lý giáo dục có thẩm quyền để giải quyết kịp thời.
+ Tăng cường việc kiểm tra, giám sát
o Việc kiểm tra, giám sát, theo dõi tình hình triển khai ITP phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Công việc này phải được tiến hành ở tất cả các đơn vị tham gia, tránh hiện tượng nơi thì đến quá nhiều, nơi thì đến quá ít hoặc có nơi thì chưa đến bao giờ.
o Nên tổ chức những chuyến công tác thực tế tại các địa phương để đôn đốc, uốn nắn, hỗ trợ kịp thời cho địa phương tháo gỡ khó khăn và thực hiện kế hoạch đã đề ra. Đoàn công tác với sự tham gia của MOET là một hình thức nhắc nhở, yêu cầu các đơn vị tham gia thực hiện trách nhiệm của họ khi tham gia chương trình.
+ Mở rộng thêm các phương hướng triển khai ITP
Hiện nay MOET đang tiến hành nhiều hoạt động để đổi mới PPDH, ứng dụng ICT trong dạy học. Có thể tích hợp, kết hợp ITP với một số chương trình của MOET, ví dụ:
o MOET tiến hành biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn hiệu trưởng các trường THPT. Vì vậy nên giới thiệu ITP trong tài liệu này. Đồng thời có thể giới thiệu tóm tắt ITP trong các lớp tập huấn do MOET tổ chức.
o MOET đang tiến hành biên soạn tài liệu về đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá. Tài liệu này sẽ được sử dụng để bồi dưỡng thường xuyên cho GV cả nước đến năm 2015. Vì vậy, nên giới thiệu ITP trong tài liệu này.
o Có một hướng nữa có thể giúp triển khai ITP hiệu quả, ít tốn kém đó là thông qua chuyên viên bộ môn của MOET. Chuyên viên bộ môn là máy cái trong việc triển khai các chương trình của MOET. Hãy đào tạo, bồi dưỡng chuyên viên bộ môn của MOET và chính họ sẽ là người chuyển tải nội dung, ý tưởng, cách làm của ITP trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng của MOET mà họ là giảng viên đứng lớp.
o MOET có 6 dự án vốn vay nước ngoài. Các dự án này đều có phần kinh phí dành cho ICT. Có thể hợp tác với các dự án này để giúp họ khai thác hiệu quả việc đầu tư, trang bị máy vi tính.
o Tương tự như vậy, các dự án hợp tác với S.Ting, HP đều còn thiếu những biện pháp khai thác hiệu thiết bị máy tính tài trợ. Do vậy có thể hợp tác, tận dụng các nguồn lực của các dự án này để triển khai ITP.
o Ngoài ra, năm 2007 theo báo cáo MOET đã đầu tư khoảng 800 tỉ đồng để mua máy vi tính. Bình quân mỗi trường THPT hiện nay có khoảng 34 MVT kết nối internet. Các phòng máy tính này hiện mới chỉ được sử dụng để dạy các tiết
thực hành của môn tin học. MOET cũng đang tìm các biện pháp để khai thác hiệu quả số máy tính đã được đầu tư. Có thể đặt vấn đề hỗ trợ MOET để triển khai ITP trong các trường THPT. Hiện nay ở VN có khoảng 2400 trường THPT.
+ Từ năm 2007 MOET đã thay đổi PPCT. MOET chỉ đưa ra mục tiêu và khung thời lượng. DOETs, BOETs sẽ chi tiết hoá PPCT. Qua phiếu hỏi cho thấy vẫn còn 68% cho rằng PPCT là nguyên nhân hạn chế việc áp dụng ITP trên lớp. Như vậy, có thể các DOETs, BOETs có những quy định sẽ làm khó khăn cho việc áp dụng ITP. Vì vậy, cần phối hợp với MOET để có văn bản hướng dẫn việc chi tiết hoá PPCT nhằm tạo điều kiện cho các MTs, PTs triển khai áp dụng ITP.
+ Đến năm học 2008-2009 MOET hoàn thành việc triển khai chương trình các môn học và SGK phổ thông của MOET. Vì vậy, sau khi hoàn thành sẽ có thêm việc nguồn lực, nhân lực cho các chương trình đổi mới PPDH, ứng dụng ICT. Đây là thời điểm có thể đặt vấn đề tăng cường, mở rộng việc triển khai ITP.
+ Như đã nói ở trên, thực tế ITP phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS THPT hơn. Do vậy, nên tập trung triển khai ITP ở các trường THPT. Trong khi đó nên tập trung triển khai ITGS ở trường THSC, TH.
+ Đề nghị MOET bố trí nguồn kinh phí để triển khai chương trình. Tốt nhất là lấy trong nguồn kinh phí chi thường xuyên, ổn định hằng năm cho giáo dục.