Về phía các doanh nghiệp VN:

Một phần của tài liệu Vấn đề đặt ra trong lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh (Trang 40 - 45)

* Giải pháp chung:

Ngày nay tại Việt Nam, xu hướng các doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà nhận quyền của các thương hiệu nước ngoài ngày càng nhiều. Ngoài những lợi thế về kinh nghiệm thực hiện chuyển giao hệ thống, thương hiệu nổi tiếng rõ ràng chọn cách chuyển nhượng là con đường nhanh nhất để phát triển thương hiệu và hiệu quả đầu tư đặc biệt là ở những thị trường màu mỡ như ở Việt Nam. Xu hướng này được nhận thấy từng ngày từng giờ ở khắp nơi, đặc biệt là ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh city…Nhưng để có thể trở thành nhà nhận quyền thì các doanh nghiệp phải đáp ứng được một số điều kiện khắt khe về vốn, kinh nghiệm quản lý, mặt bằng…Rất nhiều nhà nhượng quyền nước ngoài đòi hỏi mức phí nhượng quyền rất cao. Đây là trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp hay cá nhân Việt Nam với mức vốn nhỏ và niềm tin cũng chưa được xác lập một cách chắc chắn.

Franchise chọn hay không khi bạn là một nhà sản xuất, dịch vụ hay bạn sở hữu các bí quyết kinh doanh vượt trội, tất cả phụ thuộc vào quyết định của bạn. Một hệ thống nhượng quyền tốt cần lắm một hệ thống chất lượng các yếu tố chuyển giao hoàn hảo và chất lượng các yếu tố quan hệ được bồi đắp và kiện toàn hơn bao giờ. Chỉ có niềm tin và sự cam kết đúng mức mới làm cho hệ thống thực sự trưởng thành, vượt qua khó khăn và tiến về phía trước. Điều này chỉ thực sự diễn ra khi bạn có sự chuẩn bị kĩ càng kế hoạch nhượng quyền bằng các mô hình trải nghiệm thành công, bằng một thương hiệu mạnh, bằng hiệu quả đầu tư tối ưu và một hệ thống các quy trình nhằm đảm bảo cho việc chuyển giao thành công. Bên cạnh đó, đòi hỏi phải có ý chí sắt son và sự chân thành trung thực được thể hiện cụ thể qua từng chi tiết trong các mối quan hệ với hệ thống. Bất kỳ một cam kết nào không được thực hiện một cách chu đáo sẽ là một liều độc dược âm thầm huỷ hoại hệ thống.

Doanh nghiệp cần phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm, tiếp cận các kinh nghiệm, kiến thức và các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh. Để có được hiệu quả cao khi thực hiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng thương hiệu thật tốt, hệ thống kinh doanh được tổ chức hợp lý, hiệu quả và mang tính đặc thù.

Cuối cùng, điều quan trọng hơn hết, chính doanh nghiệp, thông qua hoạt động thực tế của mình, phải tích cực hơn nữa trong việc đề xuất, đóng góp ý kiến cho Nhà nước để xây dựng các chương trình phát triển NQTM, ban hành các chính sách, quy định pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.

* Giải pháp cho các nhà nhượng quyền: Dưới góc độ chất lượng chuyển giao và chất lượng quan hệ để củng cố và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại, nhà nhượng quyền cần cân nhắc hệ thống các giải pháp sau:

Trước hết, cần xác định cho hệ thống thương hiệu, sản phẩm, mô hình, hệ thống các qui trình dự định chuyển giao cho các nhà nhận quyển trong tương lai, chương trình đào tạo, địa điểm đào tạo, qui trình vận hành, kiểm soát, tư vấn… thật rõ ràng và chi tiết. Nhà nhượng quyền cần biết rằng, đã là một hệ thống nhượng quyền thì không phải là một điểm, hai điểm mà là nhiều hơn như vậy, không phải chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội mà là Việt Nam và thế giới với nhiều điểm khác biết vể địa lý, văn hóa… Ngoài ra, mô hình này cần được trải nghiệm thành công và có thể chuyển giao dể dàng ra nhiều mô hình giống như mô hình ban đầu.

Hai là cần xây dựng Hồ sơ nhượng quyền đầy đủ và chi tiết. Mục đích là tìm ra được các nhà nhận quyền tương lai phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp trong việc cùng cam kết chia sẻ những thành công trong quá trình hợp tác. Đây là giai đoạn then chốt cho quá trình tạo dựng chất lượng quan hệ tốt đẹp trong thời gian tới.

Ba là xây dựng một văn hóa trung thực, chia sẻ và cam kết đối với hệ thống nhượng quyền của mình. Bất cứ sự không rõ ràng nào trong việc xây dựng hệ thống cũng là những nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến sự cam kết, niềm tin của nhà nhận quyền đối với nhà nhượng quyền. Do vậy, các thông điệp, chính sách từ nhà nhượng quyền cần được qui định rất rõ trong Hợp đồng nhượng quyền và cam kết thực hiện đến cùng các chính sách này. Chỉ có thực hiện tốt các cam kết, nhà nhượng quyền mới có thể tạo được niềm tin và sự tin cậy của nhà nhận quyền.

Bốn là chia sẻ thành công cùng nhà nhận quyền và đặc biệt là những lúc khó khăn. Vì rằng, một hệ thống có thể thành công ở một địa phương thì không có nghĩa là sẽ thành công ở cả thế giới. Việc chia sẻ khó khăn đối với nhà nhận quyền không những đem lại niềm tin cho bản thân nhà nhận quyền mà còn giúp nhà nhượng quyền tìm ra được những khiếm khuyết của hệ thống để cải tiến đồng thời là cơ hội phát triển hệ thống bởi các nhà nhận quyền tiềm năng trong khu vực.

Năm là đào tạo, và phát triển. Chỉ có đào tạo liên tục, cải tiến liên tục thì các triết lý kinh doanh từ nhà nhượng quyền mới chuyển giao trọn vẹn cho nhà nhận quyền. Từ đó mà mọi hành vi, qui trình, qui định, phương pháp kinh doanh… tại các đại lý nhượng quyền mới thực sự qui chuẩn. Việc đào tạo này cũng là cơ hội để các nhà nhận quyền chia sẻ thông tin đến nhà nhương quyền.

Lời kết

Thành công của hệ thống nhượng quyền không thể đo được trong vòng một năm, hai năm mà phải được đánh giá trong dài hạn. Do vậy, hơn lúc nào hết, Chính phủ, các nhà nhượng quyền và những nhà nhận quyền cần thực hiện tốt các giải pháp để không những thành công trong ngắn hạn mà còn phát huy tính ổn định, hiệu quả và bền vững trong dài hạn. Đó là điều cần làm và nên làm vì một Việt Nam phồn thịnh mai sau…

Mặc dù đã dành thời gian xem xét, điều chỉnh nhưng vì những lý do ngoài ý muốn, đề án này chắc chắn sẽ còn nhiều điểm khiếm khuyết, em mong thầy cô thông cảm. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Nguyễn Thừa Lộc đã quan tâm chỉ dẫn nhiệt tình, giúp em hoàn thành đề án.

Một phần của tài liệu Vấn đề đặt ra trong lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh (Trang 40 - 45)