cộm hàng đầu.
3. Yêu cầu đặt ra trong quá trình nhượng quyền:a. Xây dựng và bảo vệ thương hiệu: a. Xây dựng và bảo vệ thương hiệu:
Thương hiệu của một doanh nghiệp phải được hình dung là phần “ hồn” của doanh nghiệp đó, là cảm giác tâm lý của chủ thể khác đối với doanh nghiệp đó.
Các yếu tố tạo nên thương hiệu của một doanh nghiệp là : Nhãn hiệu (Trade mark), Tên thương mại (Trade name). Hình thức bao bì sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, biểu tượng, khẩu hiệu kinh doanh…Chỉ dẫn địa lý. Bí quyết kinh doanh. Bầu không khí doanh nghiệp. Đặc biệt là chất lượng hàng hoá, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chuỗi cung cấp dịch vụ kèm theo, hệ thống, dịch vụ chăm sóc khách hàng…
Để thực hiện bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề cốt lõi sau: thứ nhất, đăng kí xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý. Thứ hai, đăng kí xác lập quyền tác giả đối với: Biểu tượng, khẩu hiệu kinh doanh, bản quy tắc kinh doanh…tiếp theo, xây dựng tiêu chí xác lập các thông tin là bí mật kinh doanh để được bảo hộ theo luật định.
b. Lựa chọn mô hình phát triển nhượng quyền:
Căn cứ vào điều kiện cụ thể ngành nghề kinh doanh, tiềm lực của doanh nghiệp, tôn chỉ hoạt động, môi trường kinh doanh bên ngoài và bên trong doanh nghiệp… mà lựa chọn hình thức nhượng quyền thích hợp (như đã nêu ở phần trên) cho cả hai bên tham gia.
c. Hoàn thiện định chế quản trị, chính sách, bộ máy doanh nghiệp: nghiệp:
_ Xây dựng bộ máy doanh nghiệp có đủ các phòng ban chức năng đáp ứng nhu cầu quản trị, điều hành.
_ Chuẩn hoá hoạt động quản trị, xây dựng các quy chế phân cấp, uỷ quyền phân chia trách nhiệm, quy trình giải quyết công việc.
_ Xác lập và thực hiện nghiêm túc chính sách lao động: Hợp đồng lao động, Bảo hiểm xã hội, nội quy lao động. Quy chế trả lương thưởng, quy chế chức danh - tuyển dụng…
_ Công nghệ hoá, vi tính hoá hoạt động quản lý.