Gà rán Kentucky (KFC), nhãn hiệu được tiên phong bởi ông Harland Sanders, đã phát triển và trở thành một trong những hệ thống phục vụ thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới, với hơn 1 tỉ bữa ăn tối KFC được phục vụ hàng năm trên hơn 80 quốc gia khác nhau.
Lần đầu tiên hình thức nhượng quyền kinh doanh được chú ý tại Việt Nam là nhờ vào chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của nước ngoài như KFC (Mỹ), hay Lotteria ( Hàn Quốc)…Mặc dù đã có mặt ở Việt Nam khá lâu nhưng đến gần đây lĩnh vực thức ăn nhanh mới tạm được xem là thành công khi bắt đầu có lãi. Nếu năm 2005, KFC mới chỉ có 14 cửa hàng thì đầu năm 2006, con số đã tăng lên 17 cửa hàng. Chào mừng thêm 3 nhà hàng mới gia nhập vào đại gia đình, năm 2008 KFC trong tháng 10 này, nâng tổng số nhà hàng KFC lên 55 nhà hàng trên toàn quốc. KFC không giấu tham vọng sẽ đạt 100 cửa hàng trong cả nước vào năm 2010.
* Yêu cầu đầu tư:Chi phí để mở 1 chi nhánh KFC là 25000 USD. KFC có một số qui định về việc đầu tư để mở 1 chi nhánh KFC.Theo qui định tất cả đều được thanh toán bằng tiền mặt. Bạn có thể đầu tư vốn trong phạm vi tài chính của mình, đầu tư ban đầu có thể thấp hơn so với bảng báo giá dưới đây:
Hạng mục Phí thành lập mức 1 Phí thành lập mức 2
Lệ phí nhượng quyền 25.000$ 25.000$
Quảng cáo 5.000$ 5.000$
Thiết bị 250.000$ 250.000$
Tồn kho ban đầu 10.000$ 10.000$
Bất động sản 832.000$ 1.357.000$ Phí đào tạo 2.300$ 2.300$ Những chi phí và quỹ khác (cho 3 tháng) 42.850$ 33.000$ Tổng đầu tư 1.142.300$ 1.732.300$
* Các chi phí họat động: Chi nhánh KFC phải trả tiền bản quyền khoảng 4% hoặc 600 USD/tháng, phí quảng cáo trong khu vực 3% và quảng cáo toàn quốc khoảng 2% trong tổng thu nhập.
Đây là mô hình kinh doanh nhượng quyền đã được trải nghiệm thành công trên nhiều quốc gia khác nhau, sở hữu một thương hiệu lớn mạnh, chất lượng các yếu tố chuyển giao được đảm bảo…Nổi bật của mô hình này là sự thống nhất của chuỗi các cửa hàng. Bạn khó có thể phân biệt được cửa hàng KFC ở Việt Nam với một cửa hàng KFC ở Thái Lan hay bất kì một quốc gia nào khác.
Gà rán là loại thực phẩm mang tính đặc trưng của chuỗi cửa hàng. Còn nhớ tại Việt Nam trong những năm nạn dịch cúm gia cầm hoành hành, khách hàng “ quay mặt” với các món gà, KFC đứng trước thách thức của sự tồn vong thực sự… Một giải pháp thông minh được KFC đưa ra là chuyển một số thực đơn các món rán từ gà sang cá. Nhưng sự thật là trong tất cả các thông điệp gửi đến khách hàng đều thể hiện những món trên chỉ góp phần làm tăng thêm sự phong phú của thực đơn, còn KFC vẫn là gà rán. Và họ đã vượt qua, KFC vẫn là gà rán.
Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu đựơc bảo đảm thống nhất về chất lượng, giá cả. Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được KFC đặt lên hàng đầu.
* Khó khăn đã vượt qua:
KFC đã trải qua một thời gian đầy khó khăn thử thách do khẩu vị người Việt Nam chưa quen với thức ăn nhanh - một dạng thức ăn thời công nghiệp, đời sống người dân chưa cao nên nhu cầu ăn uống bên ngoài là không nhiều…Hơn nữa tập quán tiêu dùng của người Việt Nam khác xa so với những nơi khác.