Phát triển hệ thống luật pháp của Việt Nam trong lĩnh vực Nhượng quyền kinh doanh:

Một phần của tài liệu Vấn đề đặt ra trong lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh (Trang 39 - 40)

Nhượng quyền kinh doanh:

Để đạt được hệ thống nhượng quyền vững chắc cần có sự nhìn nhận thoả đáng từ phía Chính Phủ và các nhà lãnh đạo. Nhìn chung hệ thống nhượng quyền của Việt Nam còn rất yếu, yếu về nguồn lực, yếu về kinh nghiệm, yếu về vốn, về quản lý, thậm chí yếu về luôn sản phẩm chuyển giao, đặc biệt hành lang pháp lý cho hoạt động nhượng quyền còn chưa được hoàn thiện. Do vậy, để làm cho hệ thống này mạnh lên,chính phủ cần có những giải pháp dài hạn nhằm khuyến khích một số sản phẩm, dịch vụ… có những đặc điểm khác biệt có cơ hội phát triển vững chắc bằng nguồn vốn ưu đãi, bằng cách truyền thông, bằng các ưu đãi về thuế, bằng các chương trình đào tạo…

Cũng như kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, cần thành lập Hiệp hội nhượng quyền Việt Nam cũng như hoàn thiện hơn hệ thống luật pháp liên quan, nhất là luật về nhượng quyền kinh doanh là hết sức cần thiết. Trong khi Hiệp hội nhượng quyền Việt Nam đảm trách công việc là cầu nối giữa các doanh nghiệp nhượng quyền với Nhà Nước, tổ chức và quản lý hoạt động của các hệ thống nhượng quyền, hoàn thiện các chương trình đào tạo, học tập phổ biến các kinh nghiệm nhượng quyền trên thế giới cho các doanh nghiệp trong nước. Còn hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ giúp cho các hệ thống nhượng quyền phát triển một cách vững vàng và bảo vệ hệ thống này trong một môi trường lành mạnh và bình đẳng. Ngoài ra thì Hiệp hội nhượng quyền sẽ là cơ quan đại diện cho quyền lợi của các nhà nhận quyền và nhượng quyền trong việc huy động nguồn vốn, giải quyết

các tranh chấp hay là tiếng nói của hệ thống nhượng quyền Việt Nam với quốc tế.

Nhà nước cần phải có các chính sách xúc tiến, tư vấn, hỗ trợ đào tạo trong lĩnh vực nhượng quyền. Đối với doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, Nhà nước nên khuyến khích họ thành lập, tham gia vào các hiệp hội nhượng quyền để có điều kiện tiếp thu, trao đổi kinh nghiệm, tự đào tạo, đồng thời cũng là một trong những đầu mối tham khảo, phản biện xã hội để hoàn thiện về chính sách pháp luật về nhượng quyền. Về những quy định pháp luật hiện thời, Nhà nước cần phải xem xét, làm rõ các khái niệm phạm vi điều chỉnh giữa các luật, văn bản pháp quy có liên quan, từ đó có sự điều chỉnh, sửa đổi phù hợp, ban hành các quy định mới để kịp thời đáp ứng công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền.

Một phần của tài liệu Vấn đề đặt ra trong lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh (Trang 39 - 40)