Mô hình nhượng quyền kinh doanh của Phở 24:

Một phần của tài liệu Vấn đề đặt ra trong lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh (Trang 26 - 30)

Phở 24 là chuỗi cửa hàng phở cao cấp thuộc Nam An Group - một tập đoàn chuyên kinh doanh về nhà hàng Việt Nam, thành lập vào năm 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 6/2003 cửa hang phở đầu tiên được thành lập tại thành phố HCM.

1/2005,tại Q1, TPHCM, cửa hàng đầu tiên theo mô hình franchise. 7/2007, Jakurta, Indonesia đánh dấu bước ngoặt cửa hàng đầu tiên ở nước ngoài.

Tháng 12/2004 Phở 24 có mặt đầu tiên tại Hà Nội. Liên tiếp những năm sau đó Phở 24 xuất hiện ở rất nhiều tỉnh thành của Việt Nam như Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Bình Dương… Tháng 7/2005 Phở 24 mở cửa hàng đầu tiên tại Jakarta, Indonesia đánh dấu một bước tiến vượt bậc của hệ thống này trên phạm vi quốc tế. Tháng 6/2006 Phở 24 tiếp tục có mặt tại Philippines. Tính đến 20/03/2007 Phở 24 có số lượng cửa hàng cả trong và ngoài nước đã lên tới con số 50. Hiện nay: 57 quán trên cả nước, 9

quán ở nước ngoài.

* Ưu điểm của mô hình:

Thứ nhất, đây là mô hình nhà hàng phở vừa hiện đại vừa mang bản sắc văn hoá Việt Nam. Trang trí nội thất hiện đại, thực hiện chế biến với một quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh cao nhất. Phở 24 có khẩu vị được chế biến theo một công thức riêng, mang những tinh hoa của phở ba miền. Thêm vào đó là cách bài trí món ăn đẹp, bắt mắt với tô, đĩa, muỗng…trắng tinh làm bằng sứ cao cấp tạo cảm giác ngon mắt và sành điệu cho người thưởng thức.

Phở 24 chọn cách làm thương mại, tuy khá mới mẻ nhưng thích hợp với môi trường kinh doanh Việt Nam. Trong đó, công tác nghiên cứu thị

trường, mô hình kinh doanh đến phương thức nhân rộng mô hình kinh doanh được thực hiện rất nghiêm túc thông qua chiến lược hợp tác và nhượng quyền. Ngoài ra Phở 24 điều hành mọi hoạt động từ phục vụ, bếp, pha chế, vệ sinh… được tiêu chuẩn hoá, hệ thống hoá rõ ràng gọn gàng, dễ hiểu dễ áp dụng để tiện cho việc huấn luyện, đào tạo đội ngũ nhân viên của từng cửa hàng nhượng quyền, đặc biệt là tại nước ngoài. Tất cả được thể hiện qua quyển cẩm nang hoạt động nhượng quyền.

Hơn thế nữa, việc trang trí quán được tiêu chuẩn hoá phù hợp với việc nhân rộng của mô hình. Tên gọi, nhãn hiệu đã được cân nhắc yếu tố quốc tế ngày từ đầu làm sao cho người nước ngoài dễ đọc, dễ nhớ. Hệ thống các cửa hàng luôn nhất quán từ tên hiệu, cách thức bài trí cửa hàng… Điều này làm cho hệ thống phở luôn có sự đồng nhất, dễ nhận biết trên thị trường. Việc tuyển dụng và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt đủ năng lực phù hợp với kế hoạch phát triển của công ty luôn được quan tâm và có kế hoạch rất bài bản. Phở 24 mô hình hoá tất cả các công đoạn và đều đăng ký bảo hộ bản quyền. Việc đăng ký bảo hộ thượng hiệu luôn được ưu tiên. Đến nay Phở 24 đã bảo hộ thương hiệu này tại Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới.

Phở 24 luôn đồng hành cùng nhà nhận quyền. Do vậy thông thường các hợp đồng không thể hiện việc mua đứt bán đoạn mà thường thể hiện sự gắn kết trong suốt 5 năm. Bằng cách này nhà nhượng quyền muốn đảm bảo rằng cửa hàng đã thực sự được trải nghiệm, nhà nhận quyền đã hội tụ được các kinh nghiệm cần thiết để tự mình điều hành cửa hàng. Do đó, Phở 24 chọn lựa đối tác nhận quyền rất chặt chẽ, người nhận quyền phải có sự đam mê tuyệt đối với mô hình kinh doanh, có khả năng kinh nghiệm quản trị, điều hành và phải có đủ vốn đầu tư.

Cũng như mọi hệ thống nhượng quyền khác, Phở 24 thu hai loại phí,

phí nhượng quyền khoảng từ 15.000 USD đến 20.000 USD/ cửa hàng. Phí vận hành khoảng từ 3% đến 4% doanh thu của từng cửa hàng. Mức đầu tư

ban đầu cho một cửa hàng Phở 24 từ 50.000USD đến 60.000USD. Khoản tiền này do nhà nhận quyền tự bỏ ra để đầu tư theo yêu cầu của nhà nhượng quyền. Khi nhượng quyền ra nước ngoài, Phở 24 thực hiện theo thứ tự các bước như mở một cửa hàng thử nghiệm trước, sau đó ký hợp đồng khai thác độc quyền thương hiệu và mô hình kinh doanh cho đối tác có uy tín và khả năng. Thêm vào đó, để quyết định đầu tư mở rộng thị trường, Phở 24 luôn cân nhắc yếu tố văn hoá, phong tục tập quán của từng địa phương mà điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp nhất. Ngoài ra hệ thống này rất chú trọng đến yếu tố chất lượng và uy tín khi xuất khẩu thương hiệu ra nước ngoài.

Sự kiện 12/09/2006 Vina Capital thông qua quỹ VietNam Opportunity Fund ( VOF) công bố khoản đầu tư hơn 3 triệu USD vào chuỗi cửa hàng Phở 24. Với khoản đầu tư này nhà nhượng quyền cho biết sẽ đầu tư vào nhà máy, xưởng chuyên nghiệp làm bánh phở và gia vị. Điều này càng làm cho quyết tâm nhà nhượng quyền trong việc nâng cấp hơn nữa chất lượng sản phẩm cung cấp thêm cụ thể và hiện thực hơn nữa. Tuy nhiên, khoản đầu tư 3 triệu USD này trên thực tế là một sứac ép tích cực để Phở 24 chuyển đổi từ công ty mang nặng tính gia đình thành một tập đoàn với hệ thống và quy trình quản lý chuyên nghiệp.

Để thu hút khách hàng nước ngoài Phở 24 chọn hình thức quảng bá bằng cách liên kết với các công ty du lịch lữ hành như Saigontouris, Vietravel… Với cách quảng bá như vậy Phở 24 tiết kiệm được chi phí quảng bá thương hiệu mà mang lại hiệu quả khá cao, cụ thể lượng khách hàng biết đến Phở 24 ngày càng nhiều. Chính sự quảng bá này đã thu hút được sự chú ý của một số đối tác nhận quyền và nhà nhượng quyền có nhiều cơ hội để lựa chọn, đánh giá đối tác của mình. Do vậy mà những nhà nhận quyền của thương hiệu Phở 24 thường là những doanh nhân có tiềm lực về tài chính, có trình độ kiến thức kinh doanh, có kinh nghiệm trong kinh doanh…Qua cách chọn lựa đối tác nhận quyền này ta thấy chủ thương

hiệu Phở 24 thành công và có khả năng phát triển chuỗi cửa hàng nhượng quyền kinh doanh ở nhiều quốc gia. Điều này cũng sẽ giúp hạn chế được nhiều rủi ro trong việc vi phạm hợp đồng nhượng quyền kinh doanh.

Tóm lại, với một kế hoạch rất chi tiết và bài bản như vậy hệ thống Phở 24 gặt hái được những thành công ban đầu nói trên là điều dường như có thể dự đoán trước được. Chất lượng các yếu tố chuyển giao và chất lượng các yếu tố quan hệ luôn được nhà nhượng quyền quan tâm và bồi đắp.

* Những khó khăn, hạn chế trước mắt của hệ thống:

Mặc dù hệ thống có những quy định, đào tạo rất bài bản nhưng quy trình vận hành qua các bước như vậy đòi hỏi lực lượng nhân sự tương đối lớn từ khâu phục vụ, lễ tân, bảo vệ, nhà bếp… Điều này sẽ làm cho chi phí vận hành trong từng quán sẽ rất cao. Việc phát triển và mở rộng hệ thống như kế hoạch ra các vùng miền có ít ưu thế về địa điểm đẹp, dân cư có thu nhập cao hoặc có nhiều nước ngoài… liệu chừng có khả thi?

Hệ thống này hội đủ các điều kiện cần cho một hệ thống nhượng quyền phát triển, nhưng thực sự hệ thống này chưa chưng minh được một sản phẩm vượt trội. Nếu Phở 24 chỉ được biết đến là phở ngon Việt Nam thì tất nhiên một ngày không xa sẽ có một tô phở ngon hơn thay thế là một điều tất yếu.

Một hệ thống thức sự chưa được trải nghiệm thành công đầy đủ ỏ những điều kiện khác nhau. Thành công về mặt thương hiệu giúp họ hình thành hệ thống nhưng để phát triển ổn định và bền vững, thì hệ thống đòi hỏi nhiều yếu tố khác, trong đó không thể không kể đến chất lượng vượt trội của sản phẩm chuyển giao và hiệu quả đầu tư tài chính.

Một trong những thách thức lớn nhất mà Phở 24 gặp phải trong quá trình nhượng quyền không nằm ở chỗ chính đối tác mua franchise người chủ điều hành của quán phở nhượng quyền. Thật vậy, cho dù mọi thứ trong quán phở nhượng quyền đều tuân thủ các tiêu chuẩn của Phở 24 nhưng nếu

chủ quán không quan tâm hay thiếu kinh nghiệm vì chỉ là một nhà đầu tư đơn thuần thì khó có thể cho ra những quyết định đúng đắn và như thế mô hình kinh doanh nhượng quyền sẽ không đạt kết quả tối ưu, ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh chung của thương hiệu. Ngược lại, trong một số trường hợp khác nếu đối tác mua franchise có quá trình kinh nghiệm trong lãnh vực nhà hàng thì lại có xu hướng tự làm theo cách của mình vì nghĩ mình đã quá rành.

Đào tạo nhân viên hay cán bộ quản lý không khó nhưng đào tạo và hướng dẫn chủ quán phở nhượng quyền mới thật sự là một khó khăn lớn vì họ vừa là chủ đầu tư vừa là đối tác và thường thì không có nhiều thời gian như nhân viên. Và đối với ngành kinh doanh ẩm thực, chủ quán đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, việc nghiên cứu hồ sơ, phỏng vấn để “chọn mặt gửi vàng“ đối tác mua franchise phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng cũng như việc tuyển chọn nhân viên, cho dù đã qua nhiều cuộc sát hạch rất kỹ lưỡng nhưng công ty vẫn có thể chọn “nhầm“ người. Và đây là một rủi ro, một cái giá phải trả đối chủ thương hiệu khi bán franchise.

Hệ thống cửa hàng của Phở 24 mặc dù mang trên mình nhiều khó khăn hạn chế nhưng không ai có thể phủ định được nhưng thành tựu nổi bật mà nó đạt được trong thời gian qua. Mong rằng Phở 24 sẽ có những bước tiến mạnh mẽ và vững vàng không phải chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Hệ thống này là niềm tự hào của người Việt Nam, của con tàu Việt Nam trong đại dương mênh mông đầy sóng gió như thế này.

Một phần của tài liệu Vấn đề đặt ra trong lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh (Trang 26 - 30)