1. Mở rộng thị trường mới ngoài nước
Đây có thể được xem là công việc phải làm và cần làm của hầu hết tất cả các công ty nếu như muốn tồn tại và phát triển. Hiện nay các thị trường mới công ty nên quan tâm đến là thị trường các nước Hồi giáo, thị trường Bỉ, Phần Lan, Ba Lan, Malayxia, và một số nước khác.
Thật là một điều tuyệt vời khi công ty đã được đại diện các nước Hồi giáo cấp chứng chỉ HALAL, với chứng chỉ này có nghĩa là sản phẩm của công ty được bán ở các nước hồi giáo. Thị trường này là thị trường tiềm năng vì nước của họ thích tiêu thụ cá hơn các loại thịt, điều cần làm là làm sao tạo được thói quen dùng cá da trơn trong các bữa ăn của họ.
+ Bước đầu tiên ta có thể giới thiệu sản phẩm của ta thông qua hình thức kí gởi, ta kí gởi cho các đại lí, công ty trong lĩnh vực ăn uống có tiếng bên họ vì như thế sẽ rất thuận tiện do khách hàng tín nhiệm các công ty đại lí trên, hoặc công ty có thể kí gởi hàng hóa của mình vào các siêu thị, các nhà hàng thủy sản bên họ.
+ Chịu khó tham gia các kì hội chợ do họ tổ chức dù đường xá xa xôi nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm.
+ Nếu có cơ hội nên theo chân các đoàn chính phủ để tìm các cơ hội kí kết các hợp đồng, hay cơ hội hợp tác làm ăn. Hiện nay chính phủ ta cũng đang học hỏi việc đem các thương gia đi kèm trong các kì thảo luận song phương, đây là cơ hội rất tốt nếu
công ty nào biết tận dụng. Để đạt hiệu quả hơn công ty nên “nhờ” chính phủ giới thiệu thì hiệu quả tăng gấp trăm lần so với quảng cáo (bài học này được rút ra từ các chuyến công du, thảo luận, hợp tác của Mỹ mà ta từng được nghe qua). Chính phủ có thể tặng sản phẩm của công ty thông qua bữa dùng cơm với đối tác và nhân dịp ấy giới thiệu về công ty …
Tuy nhiên người ta thường nói “chỉ tốn 1 đồng cho việc giữ thị trường cũ nhưng tốn 5 đồng cho việc tìm ra thị trường mới", do vậy bên cạnh tìm kiếm thị trường mới thì công tác giữ vững thị trường cũ cũng rất cần được quan tâm, công tác này phải luôn luôn được đặt trong tình trạng sẵn sàng.
2. Giữ vững thị trường cũ
Hiện nay thị trường chính của công ty là các nước EU mà hai đối tác quan trọng nhất là Tây Ban Nha và Đức, cho nên ta càng xiết chặt khoảng không để các đối thủ khác không có cơ hội chen chân vào. Họ rất quan tâm đến sức khỏe, tính mạng nên các thông số an toàn về vệ sinh thực phẩm đối với họ có giá trị nhiều hơn là giá bán, vậy công ty nên thực hiện tốt các hệ số ấy và niêm yết nó ra ngoài bao bì để khách hàng có sự so sánh với các sản phẩm cùng loại. Bên cạnh đó nên thiết lập mối quan hệ thân thiết với chính phủ nước họ.
*) Thị trường Mỹ
Là thị trường tiêu thụ khổng lồ nhất trên thế giới, dù hiện nay nó đang gặp những khó khăn nhưng công ty cũng nên tin tưởng khi Việt Nam sắp vào được WTO sẽ khôi phục được thị trường này.
Qua sự kiện cá tra ca ba sa ta thấy thị trường này có phần chịu sự chi phối của giá bán, họ cũng yêu cầu chỉ tiêu các chất kháng sinh không gay gắt như EU, cho nên khi củng cố thị trường này công ty nên chọn chiến lược giá bán thay vì cho chỉ tiêu chất lượng. Nước Mỹ là một quốc gia đa dân tộc, nhiều thành phần nguồn gốc cho nên chiến lược giá thấp sẽ thuận lợi hơn vì mức cầu của khách hàng nơi đây thay đổi khi giá thay đổi, công ty nên đề ra chính sách bán hàng với mức giá hợp lí thì sẽ một lần nữa chinh phục được thị trường này.
**) Thị trường Canada
Khi ta lấy lại được thị trường Mỹ thì thị trường Canada cũng được phục hồi. Với đặc tính gần như tương tự thị trường Mỹ chỉ cần ta có phần linh họat hơn trong chiến lược bán hàng thì sẽ thành công ở thị trường này.
*) Thị trường Úc
Theo nhận định đây là thị trường tiềm năng và nó đang dần được công ty khai thác một cách tốt nhất vì giá trị thu được ở thị trường này càng tăng, để khai thác triệt để thị trường này hơn nữa nên dùng đến đội ngũ bán hàng, hoặc nên phát triển thị trường theo hướng chiều sâu, nghĩa là cùng với lượng khách hàng đó nhưng ta làm cho họ đặt hàng của ta với số lượng lớn hơn, kì đặt hàng khít hơn.
Để làm được việc này không gì khác hơn là chính sách chiết khấu bán hàng, ta sẽ tăng chiết khấu cho họ để họ nhận sản phẩm của ta thay cho sản phẩm của các đối thủ khác trên thị trường, bên cạnh đó công ty cũng cần quan tâm đến thương hiệu của công ty, nếu có cơ hội ta nên tận dụng một cách triệt để nhằm nâng cao thương hiệu của mình.
Nhìn chung tùy theo thị trường mà công ty có chính sách bán hàng cụ thể để đáp ứng từng vị “thượng đế” khác nhau. Ta cũng nên đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường kể trên, hiện nay sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty là cá tra, cá ba sa và một vài mặt hàng đông lạnh khác. Để lợi nhuận ngày một cao thì phụ thuộc một phần vào số lượng hàng hóa, giá bán hàng hóa và còn chủng loại hàng hóa. Do vậy công ty nên tuyển chọn một số sản phẩm tiềm năng để giới thiệu vào thị trường xuất khẩu nhằm kéo dài chu kì của sản phẩm hàng hóa để lợi nhuận thu được nhiều hơn.
3. Mở rộng thị trường trong nước
Thị trường trong nước cũng cần được quan tâm song song với việc mở rộng thị trường nước ngoài, hiện nay cơ cấu thị trường trong nước đứng đầu là thành phố Hồ Chí Minh chiếm 42% tổng doanh thu thị trường nội địa, kế đến là khu vực Phía Bắc (28%), Miền Tây (16%), Cao Nguyên (14%). Tại sao thị trường ở thành phố Hồ Chí
Minh lại chiếm tỷ trọng cao như vậy? Do ở thành phố Hồ Chí Minh có chi nhánh của công ty nên hoạt động có hiệu quả hơn, cho nên để mở rộng thị trường nội địa ta có thể tiến hành các cách sau:
+ Đầu tư xây dựng các phân cục (nhỏ hơn chi nhánh nhưng lớn hơn các văn phòng giới thiệu sản phẩm) ở các khu vực thị trường kể trên, ví dụ ở khu vực phía Bắc thì xây dụng ở Hà Nội, ở Cao Nguyên có thể xây ở Lâm Đồng …
+ Giới thiệu các sản phẩm của công ty đến các nhà hàng khách sạn trong khu vực mà có người phụ trách, nhân viên phụ trách phải thuýêt phục các chủ nhà hàng này tiêu thụ sản phẩm của công ty với nhiều cách thức vì càng có nhiều nhà hàng chấp nhận bán sản phẩm của công ty thì cơ hội bán được hàng cho các khách hàng lại càng cao và lượng tiêu thụ sản phẩm tăng, để thuyết phục họ có thể thực hiện các phương pháp sau:
• Phương pháp cho hưởng chiết khấu
• Phương pháp “dùng tâm lí” ví dụ ta mời một vài người bạn vào nhà hàng ăn, khi đưa thực đơn ta sẽ hỏi nơi đây có bán sản phẩm của công ty AGIFISH không vì hiện nay sản phẩm này đang rất thịnh hành trong nước, nếu họ trả lời là không thì ta từ chối khéo và ra về, cứ thế ta lập lại sự việc trên khoảng 5 lần thì tin chắc rằng sẽ có hiệu quả. Sau thành công ở nhà hàng đó ta tiếp tục ở các nhà hàng khác tương tự như vậy thì chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ta có thể thuyết phục các nhà hàng trên nhận tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Bước tiếp theo là cho đội ngũ nhân viên bán hàng thực hiện các chiến dịch marketing như phát các tờ bướm nơi công sở, phát hành các tờ phiếu giảm giá, … và tăng cường quảng cáo cho chiến dịch.
Ta dùng kế “bắt tướng kế”, nghĩa là phát các hóa đơn giảm giá, miễn giá cho các vị cán bộ trong công ty khác đó có thể là các trưởng phòng, phó phòng, giám đốc, phó giám đốc …, mời họ vào ăn ở các nhà hàng mà nếu dùng sản phẩm của công ty thì được giảm giá, được miễn giá. Thông thường khi đi ăn nhà hàng là vào các kì cuối
tuần, cuối quí, cuối năm … các dịp lễ hội họp nên ta cần chú ý để kế hoạch cổ động bán hàng thật đúng thời điểm và dễ dàng thành công hơn.
4. Lấp những chỗ trống của thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nướccho các sản phẩm dịch vụ của công ty cho các sản phẩm dịch vụ của công ty
Công ty nên chú trọng đến thị trường thuốc thú y, thức ăn thủy sản … nhiều hơn nữa. Hiện nay thị trường này được phân phối ở các khu vực chủ yếu là ở An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ. Thị trường ở khu vực miền tây còn khá trống nên công ty cần chen lấp bằng cách mở rộng phạm vi phân phối sang các tỉnh có nuôi trồng thủy sản như ở Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre. Ở các tỉnh này họ chủ yếu là nuôi tôm và nuôi với số lượng lớn, cho nên nếu thực hiện tốt khai thác thị trường thì nguồn lợi của công ty không ngừng tăng.