Đánh giá doanh thu thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty agifis angiang (Trang 34 - 38)

- Mặt hàng bột cá và mỡ cá: ổn định hơn không dao động nhiều, luôn giữ được mức 45% trong tổng doanh thu qua các năm Doanh thu bột cá năm 2004 tăng lên 19

1. Doanh thu nộ

1.4.1 Đánh giá doanh thu thị trường xuất khẩu

Sản phẩm của công ty được xuất sang thị trường các nước như sau:

- Thị trường Châu Á với các nước nhập khẩu chủ yếu là Nhật, Hồng Kông, Singapo, Đài Loan, Philipphine, Malaysia.

- Thị trường khối Bắc Mỹ: sản phẩm công ty xuất sang các nước: Mỹ, Canada, Mehico - Thị trường khối EU: các nước chủ yếu nhập hàng là Tây Ban Nha, Đức, Bỉ, và một số nước khác ở Châu Âu, trong đó 3 nước Tây Ban Nha, Đức, Bỉ chiếm đến 90% khối lượng hàng hóa nhập khẩu.

- Thị trường Úc: các nước nhập hàng chủ yếu là Úc, New Zealand.

Bảng 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu qua 3 năm 03-04-05

ĐVT: %

Thị trường Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh04/03 lệchChênh lệch05/04

1. EU 32 42.08 54.66 10 13

2. Bắc Mỹ 37 15.3 2.19 (22) (13)

3. Châu Á + khác28 37.77 32.22 10 (6)

4. Úc 3 4.83 10.93 2 6

Tổng 100.00 100.00 100.00

Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2003

Biểu đồ 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2004

EU32% 32% Bac My 37% Châu Á + khác 28% Úc 3% EU Bac My Châu Á + khác Úc EU 42% Bac My 15% Châu Á + khác 38% Úc 5% EU Bac My Châu Á + khác Úc

Biểu đồ 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2005

Từ bảng 6 ta thấy qua 3 năm 2003-2004-2005 cơ cấu thị trường có sự biến động, thị trường EU và thị trường Úc phát triển theo hướng tốt, trong khi đó thì thị trường Bắc Mỹ ngày một xấu đi, cụ thể như sau:

+ Thị trường Châu Âu (EU) năm 2004 tăng 10% so với năm 2003 trong cơ cấu thị trường xuất khẩu

+ Thị trường Châu Á và khác năm 2004 tăng 10% so với năm 2003 đạt 37.77% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu và thị trường Úc cũng tăng nhẹ lên 2%.

+ Thị trường Bắc Mỹ năm 2004 giảm 22% chỉ đạt 15,3% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu

- Một sự kiện đánh dấu cho sự sụt giảm bất thường trong cơ cấu xuất khẩu của công ty vào thị trường Bắc Mỹ là vụ kiện bán phá giá cá da trơn của Mỹ đến các nước xuất khẩu mặt hàng này vào nước họ, trong đó có Việt Nam. Thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty vào những năm trước và tỷ trọng chiếm rất cao đến 32% do đó đã vô tình ảnh hưởng đến việc sản xuất mặt hàng này của một nhóm người trên lãnh thổ Mỹ, Mỹ để bảo vệ quyền lợi cho nhóm người này nên tiến hành kiện bán phá giá đối với các nước xuất khẩu cá da trơn. Sau vụ kiện các nước xuất khẩu phải bán với

EU55% 55% Bac My 2% Châu Á + khác 32% Úc 11% EU Bac My Châu Á + khác Úc

giá cao hơn nên lượng tiêu thụ hàng bị giảm và thực sự bị giảm mạnh do tâm lí tiêu dùng của người Mỹ. Nếu ta tiếp tục quan sát đồ thị thì đến năm 2005 cơ cấu ở thị trường Bắc Mỹ vẫn tiếp tục giảm mạnh, đến năm 2005 thị trường này chỉ còn 2.19%. Như vậy từ 32% năm 2003 đến năm 2005 chỉ còn 2.19% nên nó đã làm giảm thu nhập của công ty trong năm 2005. Nhưng trong chiến lược phát triển và mở rộng thị trường thì công ty vẫn xác định đây vẫn là thị trường tiềm năng của công ty trong những năm sắp đến, lí do mà công ty đưa ra làm chúng ta thấy tin tưởng và có thể chấp nhận được, họ đưa ra các lí do sau:

+ Khi Việt Nam vào WTO thì không còn những rào thuế quan, không còn bị hạn chế của các hạn ngạch, nên thị trường này sẽ trở lại bình thường như trước, công ty sẽ có thu nhập từ thị trường này.

+ Tâm lí tiêu dùng của người Mỹ, theo thời gian chất lượng sản phẩm của công ty ngày một tăng lên, và đến lúc Việt Nam vào được WTO gía bán sản phẩm của công ty lại hạ vì không còn thuế nên càng kích thích ngừơi tiêu dùng.

- Trong khi đó thị trường Châu Á + khác được đánh giá là tương đối ổn định hơn, theo nhận định thị trường này tương đối dễ tính và lượng tiêu thụ phụ thuộc và các đơn đặt hàng của các khách hàng.

- Thị trường Châu Âu và Úc đều tăng qua các năm trong đó thị trường Châu Âu được nhận định vào năm 2005 là thị trường chủ lực, thị trường chính của công ty đến thời điểm hiện tại. Thị trường này có đặc điểm là rất khó tính vì họ đòi hỏi cao về chất lượng về các chỉ tiêu kháng sinh … nên việc mở rộng thị trường này có thể coi là một thành công của công ty. Tuy nhiên để đáp ứng được đòi trên công ty đã đầu tư rất nhiều vào máy móc hiện đại để kiểm tra hàm lượng kháng sinh, nhằm đáp ứng được đơn đặt hàng … Năm 2003 thị trường Châu Âu chiếm 32% đến năm 2004 tăng lên 42.08% và đạt con số kỷ lục 54.66% vào năm 2005, quả thật công ty xứng đáng được hưởng những thành quả do chính họ tạo nên.

Có lẽ để bù đắp những khiếm khuyết thị trường công ty đã đầu tư khai thác thị trường mới và thị trường Úc được đánh giá là một thị trường tiềm năng và có thể phát

triển mạnh trong những năm tới. Với sự tăng trưởng đều đặn (năm 2004 tăng 1.83%, đến năm 2005 lại tăng cao 6.1%) thị trường này càng được quan tâm nhiều hơn vì có dấu hiệu của sự thịnh vượng. Qua bài học từ thị trường Mỹ công ty không còn tập trung vào một thị trường nữa mà chuyển sự tập trung vào tất cả các thị trường trong đó có phần quan tâm nhiều hơn đến các thị trường có cơ cấu lớn điều đó được chứng minh vì đến năm 2006 thị trường EU vẫn được xác định là thị trường chủ lực của công ty.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty agifis angiang (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w