Hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay ngắn hạn tại VPBank chi nhánh Hà Nội (Trang 45 - 50)

Thực trạng mở rộng cho vay ngắn hạn tại VPBank chi nhánh Hà Nộ

3.2.2. Hạn chế, nguyên nhân

Nhìn chung hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên vẫn chưa đạt được mục tiêu ban đâu mà chi nhánh đã đặt ra. Cụ thể:

Thứ nhất: Doanh số cho vay và dư nợ cho vay tuy có tăng trưởng nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đã định đầu năm. Dư nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh tính đến hết tháng 12/2012 là 1,468.64 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 60.73 % tổng dư nợ của chi nhánh. Trong khi mục tiêu ban đầu đặt ra là 70% tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn là 25% Chính vì vậy vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chi nhánh trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.

Thứ 2: Trong cơ cấu vay của chi nhánh thì nhóm khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm phần lớn trong cơ cấu vay. Đây là nhóm khách hàng rủi ro nhất, nhóm khách hàng nợ quá hạn, nợ xấu chủ yếu của chi nhánh.

Thứ 3: Cũng trong cuộc điều tra trên vẫn có tới 15% số người được hỏi cho rằng họ vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vốn của Ngân hàng. Điều đó cho thấy trong cơ cấu vay vẫn còn tồn tại tình trạng mất cân đối, các đối tượng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân có thu nhập khá trong thành phố mà vẫn chưa quan tâm tới các đối tượng khách hàng là các thanh

niên, những người thu nhập có thấp, những người ở khu vực nông thôn xung quanh thành phố.

Thứ 4: Nhiều khoản vay vẫn còn bị hạn chế về thời gian và cả giá trị cho vay. Thứ 5: Công tác quản lý tiền vay mặc dù đã được quy đinh cụ thể trong quy trình tín dụng, nhưng khi triển khai vẫn còn nhiều sai sót.

Một số nguyên nhân:

* Nguyên nhân chủ quan

- Quy trình cho vay cho vay vẫn chưa được hoàn thiện và thiếu chặt chẽ. Trong quá trình thực hiện, nhiều cán bộ vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn chặt chẽ, hoặc do áp lực thời gian nên không thể tuân thủ một cách triệt để quy trình tín dụng, nhiều bước thực hiện dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm. Áp lực về thời gian thẩm định dự án, ký kết hợp đồng và giải ngân đến từ cả hai phía, lãnh đạo ngân hàng và khách hàng vay vốn đã làm cho cán bộ tín dụng gặp phải những khó khăn. Thời gian càng ngắn cán bộ tín dụng không thể kiểm tra được đầy đủ thông tin, từ đó không đánh giá được chính xác năng lực của khách hàng vay vốn, kết quả thẩm định không được tốt. Một số bước thẩm định đôi khi bị bỏ qua làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định, từ đó làm giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng.

- Hạn chế về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ

tín dụng.

Nhân viên tín dụng của chi nhánh đa số là những nhân viên trẻ tuổi và có trình độ, nhiệt tình say mê công việc song còn thiếu kinh nghiệm,do đó khả năng phân tích còn hạn chế nên chưa thích ứng ngay được vớí môi trường cạnh tranh trong ngân hàng. Mặt khác tình trạng thiếu thông tin, thông tin không chính xác khiến cho việc thẩm định khách hàng gặp nhiều khó khăn.

Công tác kiểm tra, kiểm soát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn là rất quan trọng, nó đảm bảo cho món vay có được hiệu quả tốt. Khi thực hiện tốt công tác này, sẽ phát hiện được nhanh chóng và có biện pháp xử lý sớm những sai phạm, thiếu sót của cán bộ tín dụng và khách hàng hoặc có thể đưa ra các giải pháp hỗ trợ khách hàng, đảm bảo hiệu quả của khoản vay. Thời gian vừa qua đã cho thấy công tác kiểm tra kiểm soát vẫn chưa tốt, vẫn để xảy ra những tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, nợ quá hạn, nợ xấu, những sai phạm mà không phát hiện được.

- Sách lược về cơ cấu cho vay ngắn hạn vẫn còn chưa hợp lý.

Hiện nay, các đối tượng mà Ngân hàng nhắm tới chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, các các cá nhân và hộ gia đình có thu nhập khá trong thành phố. Tỷ lệ khách hàng vay có tài sản đảm bảo là bất động sản và giấy tớ có giá vẫn còn ở mức khá cao. Trong khi nền kinh tế đang gặp khó khăn, thị trường bất động sản bị đóng băng, thị trường chứng khoán thì bị tê liệt, ảm đạm. Do đó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.

* Nguyên nhân khách quan

- Năng lực tài chính của khách hàng:

Các khách hàng là cá nhân không có đủ khả năng tài chính để đáp ứng điều kiện cho vay của Ngân hàng. Các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu quá nhỏ, tài sản đảm bảo có giá trị nhỏ, do đó không có khả năng vay được những nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của mình. Đồng thời với những dự án khi xem xét có hiệu quả cao, tuy vậy do giới hạn về tài sản đảm bảo nên không thể cho vay theo nhu cầu của khách hàng thì chất lượng món vay này cũng không thể coi là tốt. Kể cả trong trường hợp cho vay thì nếu giá trị tài sản đảm bảo không đủ cũng sẽ gây ra rủi ro cho ngân hàng. Dù trong bất kì trường hợp nào thì khi tình hình tài chính của doanh nghiệp không tốt thì hiệu quả của khoản vay sẽ không cao.

- Khả năng sử dụng vốn vay của khách hàng kém.

Đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong quá trình hoạt động, do nhiều yếu tố tác động làm cho hoạt động kinh doanh không được thuận lợi, dẫn đến các quyết định sai lầm ảnh hưởng hưởng đến kết quả kinh doanh. Các yêu tố chủ quan là do năng lực trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp, không có khả năng dự báo sự biến động của thị trường, không thích nghi đươc với sự thay đổi của môi trường. Nguyên nhân khách quan là do sự biến động của thi trường, do bạn hàng hay các đối thủ cạnh tranh gây bất lợi cho doanh nghiệp. Cuối cùng kinh doanh không có lãi, không thể hoàn thành nghĩa vụ trả gốc lãi cho ngân hàng, tạo ra các khoản nợ xấu cho ngân hàng. Mặt khác, đối với một số doanh nghiệp có quan hệ lần đầu với ngân hàng nên không có đủ điều kiện tín chấp hoặc là sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo nên đã khiến cho ngân hàng phải từ chối một số khách hàng có phương án kinh doanh tốt. Đây cũng là một cái khó khăn khi ngân hàng mở roogj cho vay đối với đối tượng này.

- Đạo đức của khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng.

Đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả các khoản vay. khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng thì việc sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng, ngân hàng không thể can thiệp được, khi khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, khoản vay sẽ không thể có chất lượng cao. Khi khách hàng trì hoãn, không trả nợ hoặc xin gia hạn nợ sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng.

- Môi trường kinh tế:

Hiện nay tình hình kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng như: tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, sự bất ổn về tỷ giá, lãi suất, sự đóng cửa các doanh nghiệp, thị trường BĐS đóng băng, thị trường vàng biến động từng ngày từng giờ…đã gây không ít khó khăn cho hệ

thống ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng. Mặt khác, từ những sự biến động của môi trường kinh tế, Chính phủ phải đưa ra những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô và việc thay đổi diễn ra khá liên tục trong thời gian vừa qua khiến NHTM phải thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi đột ngột đó, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động trong đó có hoạt động cho vay ngắn hạn.

- Sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng Việt Nam.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều ngân hàng thương mại cùng hoạt động: NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh có cơ sở vật chất, trình độ quản lý cũng như năng lực tài chính dồi dào, chất lượng. Do đó VPBank Hà Nội là một chi nhánh còn khá non trẻ đang phải chịu nhiều sực ép lớn từ các đối thủ cạnh tranh cho vay ngắn hạn và ngay cả các chi nhánh khác trong cùng hệ thống VPBank cũng có sự cạnh tranh gay gắt với nhau.

- Môi trường pháp lý:

Hệ thống văn bản ban hành liên quan đến hoạt động ngân hàng chưa đồng bộ và chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Hệ thống pháp luật ở nước ta tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa thực sự khoa học, có nhiều điểm còn chưa rõ ràng giữa các văn bản luật và dưới luật gây khó khăn trong việc tổ chức và thực hiện. Cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí do thủ tục tố tụng kéo dài. Ví dụ: Như việc phát mại tài sản thế chấp hiện nay, để có thể phát mại một tài sản thế chấp đòi hỏi khá nhiều thủ tục, thời gian, chi phí mà ngân hàng phải nhận chịu rủi ro rất nhiều. Hoặc luật không giải thích một cách đầy đủ gây khó khăn trong việc thực hiện tạo rủi ro cho ngân hàng. Ví dụ: Một hợp đồng có tài sản thế chấp, khi khách hàng không trả được nợ phải chăng ngân hàng chỉ có quyền nhận lấy tài sản thế chấp để trừ nợ (gán nợ) hoặc phát mại tài sản thế chấp để thu nợ, thiếu hay đủ ngân hàng cũng phải chịu? Ngoài Pháp lệnh ngân hàng và các văn bản liên quan, việc

thực hiện và giải quyết các hợp đồng tín dụng khi đáo hạn còn chịu sự chi phối của Bộ Luật dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (26.03.94), Pháp lệnh thi hành án (17.04.93), Luật Phá sản Doanh nghiệp...v...v... Do đó khi nợ đáo hạn, nếu con nợ mất khả năng chi trả hoặc cố tình trốn tránh thanh toán nợ thì ngân hàng chỉ có con đường hợp pháp duy nhất là khởi kiện trước tòa án có thẩm quyền. Vấn đề tố tụng trước tòa án hiện nay quá nhiêu khê và thường kéo dài qua nhiều giai đoạn làm mất nhiều thời gian, dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho con nợ có ý đồ, đồng thời gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.

Như vậy, trước những khó khăn đặt ra cho công tác mở rộng hoạt động cho

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay ngắn hạn tại VPBank chi nhánh Hà Nội (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w