Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đồng nuôi cấy lên quá trình cảm ứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận hợp chất thuộc nhóm STILBENE có hoạt tính kháng oxi hóa từ rễ tơ cây đậu phộng ( arachis hypogaea l ) (Trang 49 - 51)

3. KẾT QUẢ-BIỆN LUẬN

3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đồng nuôi cấy lên quá trình cảm ứng

từ mẫu cuống lá cao hơn từ mẫu lá và tử diệp. Dựa trên kết quả này, hai tác giả này đã đề nghị rằng quá trình biến nạp phụ thuộc vào mô, cơ quan hay vị trị xâm nhiễm [48]. Rahimi và cộng sự (2008) cho sau khi đồng nuôi cấy Valeriana sisymbriifolium với A. rhizogenes, trong các mẫu lá, cuống lá, trụ hạ diệp thì mẫu trụ hạ diệp không cảm ứng tạo rễtơ tốt như mẫu lá và cuống lá [44].

Phần trăm cảm ứng tạo rễtơ và số rễ từ mẫu lá lần lượt là 81,44%, 7,97 rễ. Trong khi đó, Kim và cộng sự (2008) khảo sát sự ảnh hưởng của các chủng A. rhizogenes khác nhau lên sự tạo rễ tơ từ mẫu lá đậu phộng cho kết quả phần trăm cảm ứng tạo rễtơ từA. rhizogenes ATCC 15834 là 36,8% và số rễtơ trung bình tạo ra ở vị trí bị thương là 2,3 rễ [32]. Phần trăm cảm ứng tạo rễ tơ và số rễ từ trụ hạ diệp lần lượt là 75,93% và 6,77 rễ. Trong khi đó, Karthikeyan và cộng sự (2007) ghi nhận phần trăm cảm ứng tạo rễ tơ từ trụ hạ diệp của Arachis hypogaea L. cao nhất là 73,5% và số rễ tạo ra trên mỗi mẫu là 8,00 rễ [28]. Dựa vào những so sánh trên, ta thấy rằng khả năng cảm ứng tạo rễ tơ bởi A. rhizogenes ATCC 15834 lên giống đậu phộng VD1 (Arachis hypogaea L.) của Việt Nam là có hiệu quả, nhiều tiềm năng cho những ứng dụng trong nhân sinh khối rễ tơ đậu phộng để thu nhận resveratrol sau này.

Dựa vào kết quả trên, mẫu lá và mẫu trụ hạ diệp được chọn làm nguồn vật liệu đầu để xâm nhiễm, cảm ứng tạo rễtơ ở thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của thời gian đồng nuôi cấy, thời gian ngâm mẫu lên quá trình tạo rễtơ. Các thí nghiệm tăng sinh hàm lượng stilbene cũng sử dụng nguồn rễtơ được cảm ứng từ mẫu lá và mẫu trụ hạ diệp.

3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đồng nuôi cấy lên quá trình cảm ứng tạo rễ tơ ứng tạo rễ tơ

Mẫu lá và mẫu trụ hạ diệp sau khi được nhúng trong vi khuẩn 15 phút, được chuyển sang môi trường MS không bổ sung chất điều hòa tăng trưởng và đồng nuôi

Kết quả - Biện luận

cấy trong các khoảng thời gian khác nhau: 24, 48, 72, 96, 120 giờ. Sau đó, mẫu được loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt bằng môi trường MS lỏng có bổ sung cefotaxime và nuôi cấy trên môi trường MS rắn có bổ sung cefotaxime 250 mg/l. Sau 3 tuần nuôi cấy, kiểm tra số mẫu tạo rễ tơ. Kết quả phần trăm mẫu tạo rễ tơ ở thời gian đồng nuôi cấy khác nhau được trình bày ở bảng 3.2.

Phần trăm tạo rễtơ từ nghiệm thức đồng nuôi cấy trong 96 giờ là cao nhất. Tuy nhiên, về mặt thống kê thì không có sự khác biệt nhiều giữa thời gian đồng nuôi cấy là 72 giờ và 96 giờ. Thời gian đồng nuôi cấy ngắn (24 giờ) và quá dài (120 giờ) cho thấy hiệu suất chuyển gen và tạo rễtơ thấp.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thời gian đồng nuôi cấy lên sự tạo rễtơ

Thời gian (giờ) % tạo rễtơ

24 30,519 ± 2,624

48 56,472 ± 2,557

72 71,667 ± 2,546

96 85,606 ± 3,062

120 54,293 ± 2,409

Quá trình đồng nuôi cấy đóng vai trò quan trọng trong quá trình biến nạp của vi khuẩn Agrobacterium vào tế bào chủ. Thời gian đồng nuôi cấy là thời gian vi khuẩn đã bám vào mẫu ở quá trình nhúng mẫu vào dịch vi khuẩn, có điều kiện tăng sinh số lượng trên môi trường rắn. Sự chuyển và sáp nhập T-DNA vào bộ gen tế bào thực vật xảy ra trong giai đoạn này (Su và cộng sự, 2002). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu thời gian đồng nuôi cấy quá ngắn thì quá trình biến nạp có thể không hoàn toàn, trong khi đó thời gian đồng nuôi cấy dài có thể ảnh hưởng không

Kết quả - Biện luận

tốt đến quá trình biến nạp do ái lực của vi khuẩn với tế bào thực vật sẽ giảm hoặc sẽ ức chế cạnh tranh.[53]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận hợp chất thuộc nhóm STILBENE có hoạt tính kháng oxi hóa từ rễ tơ cây đậu phộng ( arachis hypogaea l ) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)