Tính trữ lượng dầu tại chỗ cho tầng B10

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí lô 151 bể Cửu Long. Tính trữ lượng dầu cho tầng B10 Mioxen dưới trong cấu tạo Voi đen (Trang 88 - 95)

Thứtự Thời gian (h) Áp suất miệng giếng (psi) Nhiệt độ miệng giếng (oF) Lưu lượng dầu (stbd) Lưu lượng khí (Mscfd) Lưu lượng nước Tỷtrọng khí Dòng chảy chính 18.88 544 183 3850 3080 0 0.99

Bảng 6.1: Số liệu kết quả thử vỉa giếng VD-2X

Áp suấtban đầu (psi) Áp suất bão hòa (psi) Bo (rb/stb)hệ sốthểtích của dầuở áp suất p Boi(rb/stb) hệsố thểtích của dầu ban đầu ĐộAPI của dầu (API) Rsi (scf/stb) 2444 1360 1.264 1.269 35.5 364

Thứ tự Tên giếng Bắt đầu khai thác Đóng giếng Tình trạng hiện tại Khai thác tích lũy: Np (MMstb) 1 VD-3P 29-10-2003 Cho dòng 14.71 2 VD-4P 30-10-2003 3-4-2007 đóng 9.72 3 VD-1P 31-10-2003 26-11-2006 đóng 11.62 4 VD-6P 31-10-2003 Cho dòng 16.82 5 VD-5P 1-11-2003 1-10-2006 đóng 7.16 6 VD-7P 1-11-2003 Cho dòng 3.59 7 VD-2P 2-11-2003 21-4-2005 đóng 22.5 8 VD-14P 11-11-2005 Cho dòng 10.15 9 VD-20P 24-4-2006 Cho dòng 9.01 10 VD-21P 25-5-2006 7-7-2008 đóng 1.14 11 VD-15P 29-10-2006 Cho dòng 2.48

Bảng 6.3 : Số liệu khai thác các giếng trong mỏ Voi Đen

Biện luận phương trình tính toán

Đây là một vỉa chứa dầu, do áp suất ban đầu của vỉa Pi= 2444 psi lớn hơn áp suất bão hòa của vỉa Pb= 1360 psi, vì vậy vỉa không có mũ khí nguyên sinh m = 0. Coi lượng nước mà giếng khai thác từvỉa là không đáng kểnên Wp = We= 0.

Đây là phương trình CBVC của Schilthuis dạng đơn giản nên phương trình CBVC của nó sẽcó dạng như sau:

[ o] p ( p s) g N UU =N U+ RR B  Suy ra N = Np × (U + (Rp –Rs) × Bg)/ (U–Uo) (*) Và hệsốthểtích 2 pha U: U = Bo+ (Rsi–Rs)Bg ; Uo= Boi Trong đó: Np là lượng dầu khai thác tích lũy (MMstb)

U là hệsốthểtích hai pha

Rsilà độngậm khí ban đầu của dầu trong vỉa (scf/stb) Bglà hệsốthểtích của khí (rb/stb)

Bolà hệsốthểtích của dầuởáp suất p (rb/stb) Uo=Boilà hệsốthểtích của dầu ban đầu (rb/stb)

• Xác định các thông sốvà tính trữ lượng:

Từbảng sốliệu 6.1 ta có thể xác định giá trịcác thông số trong phương trình (*) như sau:

+Lượng dầu đã khai thác khi áp suất vỉa giảm là: ∆N = 3850*18.88/24 = 3028 (stb)

+Lượng khí khai thác khi áp suất vỉa giảm là: ∆G = 3080*1000*18.88/24 = 2423*1000 (ft³)

+ Tỷsốkhí dầu khai thác tích lũy sẽlà:

Rp =∆G/∆N = 2423000/ 3028 = 800 (scf/stb) +Hệsốthểtích của khí được tính theo công thức:

Bg= Z(t + 273)/ 264p

Với tỷtrọng của khí là 0.99 thì từ đồthịcủa Brown ta có thể xác định được Tcr (nhiệt độgiới hạn) và Pcr(áp suất tới hạn):

Quy đổi các thông số:

+ ºC/5 = (ºF - 32)/9 ºC = 84º

Hình 6.3: Đồthị xác định Tcrvà Pcrdựa vào tỷtrọng của khí

Từ đồ thị với giá trị tỷ trọng của khí là 0.99 ta kẻ một đường thẳng, nó sẽ cắt các đường cong áp suất và nhiệt độ tại 2 điểm, từ các điểm đó ta gióng sang trục biểu diễn nhiệt độ và áp suất thì ta sẽ xác định được giá trị T và P cần tìm.

Từ đồ thị ta xác định được Tcr = 263ºC và Pcr = 45.7 Kg/cm² = 45.7 at = 4.57 MPa

Sau đó ta xác định Tpr(nhiệt độ rút gọn) và Ppr(áp suất rút gọn): Tpr= (oC + 273)/ Tcr= (84 + 273)/263 = 1.357

Ppr= P/Pcr= 3.7/4.57 = 0.81

Trên đồ thị từ giá trị của Ppr ta kẻ một đường thẳng cắt đường cong của giá trị Tpr tại 1 điểm, từ điểm đó ta gióng sang trục giá trị của Z ta sẽ xác định được giá trị Z cần tìm.

Từ 2 giá trị này dựa vào đồ thị dưới đây ta xác định được h ệ số Z

Hình 6.4: Đồthị xác định hệsốZ Vậy hệ số Z = 0.86 và từ đó ta xác định được Bg như sau:

Bg= Z*(t + 273)/ 264*p = 0.86*(84 + 273)/ 264*37 = 0.031 Độ API của dầu là 35.5 từ đó ta xác định được tỷ trọng của dầu sẽ là:

o= 141.5/ (35.5 + 131.5) = 0.847

Biết được tỷ trọng của dầu ta dựa vào đồ thị dưới đây để xác định Rs:

Hình 6.5: Đồthị xác định độngậm khí của dầu Rs Vậy Rs= 75 (scf/stb)

Thay giá trịcủa các thông sốvào công thức (*) ta sẽ tính được trữ lượng dầu tại vị:

U = Bo+ (Rsi–Rs)×Bg= 1.264 + (364–75) × 0.031 = 10.223 N = Np×(U + (Rp–Rs)×Bg) / (U–Uo)

= 22.5×106× (10.223 + (800–75) × 0.031)/ (10.223–1.269) = 82.164.954 (thùng dầu) (bbl) .

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Trên cơ sở số liệu chủ yếu lấy từ giếng khoan VD-2X kết hợp với các tài liệu trong vùng lân cận, tài liệu phân tích mẫu lõi, thử vỉa em rút ra một số kết luận mang tính chất tóm tắt các kết quảnghiên cứu trong đồ án này như sau:

Trong mặt cắt địa chất của cấu tạo Voi Đen các tập sét kết tuổi Oligoxen là tầng đá mẹsinh dầu khí. Đá mẹ được đánh giá là tầng sinh tốt, đủ điều kiện trưởng thành sinh dầu khí.

Sự kết hợp giữa các yếu tố sinh, chứa, chắn cùng với các yếu tố kiến tạo đã hình thành nên các bẫy chứa trong cấu tạo Voi Đen. Dầu khí nằm chủyếu trong hai đối tượng chứa là: Đá cát kết tuổi Mioxen hạ và đá cát kết tuổi Oligoxen trên.

Dựa vào số liệu thử vỉa, tài liệu phân tích mẫu lõi, địa vật lý giếng khoan của giếng VD-2X, trong đồ án đã sơ bộ tính trữ lượng cho tầng B10 Mioxen hạcấu tạo Voi Đen bằng phương pháp thể tích khoảng 104 triệu thùng dầu, bằng phương pháp CBVC là khoảng 82 triệu thùng dầu.So sánh hai phương pháp tính, ta thấy có sựsai lệch vềtrữ lượng dầu khoảng 20 triệu thùng có thểdo khai thác mỏ chưa lâu nên áp dụng phương pháp cân băng vật chất cho kết quả với độ chính xác không cao.

Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đồán em có những đềxuất sau:

1. Các thông số sử dụng để tính trữ lượng chủ yếu dựa vào tài liệu địa vật lý giếng khoan. Vì thếcần đầu tư nghiên cứu làm rõ quy mô phát triển các tập cát trong hệtầng Mioxen dưới.

2. Để đánh giá chính xác trữ lượng của tầng B10 Mioxen hạtại cấu tạo Voi Đen bằng phương pháp CBVC cần xác định chính xác các số liệu, số liệu phục vụ việc tính trữ lượng phải đủ độtin cậy.

3. Ranh giới dầu nước xác định bằng sốliệu áp suất vỉa (MDT), kết hợp với tài liệu địa chất và địa vật lý giếng khoan có thể tin tưởng được. Trong trường hợp các tài liệu chưa đủ tin cậy, điểm giữa (1/2) từ độ sâu gặp dầu thấp nhất (ODT) và điểm tràn của cấu tạo (spill point) và điểm tràn của cấu tạo được sử dụng để tính toán trữ lượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hiệp và Nguyễn Văn Bắc, 2004, Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam, NXB Khoa học và kỹthuật.

2. Phan Từ Cơ, 2003,Bài giảng Địa chất khai thác dầu khí, Trường Đại học

Mỏ Địa chất.

3. Cửu Long JOC, 2009,Báo cáo đánh giá trữ lượng mỏ Voi Đen lô 15-1 4. Phan Từ Cơ, 2007.Giáo trình “Thủy động lực học-Lý thuyết và ứng dụng

trong công nghệ khai thác dầu khí”. NXB Khoa học và kỹthuật Hà Nội. 5. Lê Hải An. Bài Giảng Địa Vật Lý Giếng Khoan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí lô 151 bể Cửu Long. Tính trữ lượng dầu cho tầng B10 Mioxen dưới trong cấu tạo Voi đen (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)