Các đơn vị cấu trúc chính trong lô 15-1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí lô 151 bể Cửu Long. Tính trữ lượng dầu cho tầng B10 Mioxen dưới trong cấu tạo Voi đen (Trang 32 - 35)

Bể Cửu Long nằm ở sườn rìa của hệ thống đứt gãy sông Hậu, hiện nay chịu ảnh hưởng của châu thổ Mê Kông. Cấu trúc của bồn được chia thành 4 yếu tố cấu trúc chính: phụbồn phía Bắc Cửu Long, phụ bồn Tây Nam Cửu Long (phía Tây Bạch Hổ), phụbồn Đông Nam Cửu Long (phía Đông Bạch Hổ), đới nâng trung tâm Rồng - Bạch hổ(trung tâm Bạch Hổ).

Phụbồn phía Bắc Cửu Long bao gồm diện tích các lô 15-1, 15-2 và phần phía Tây của lô 01, 02. Lô 15-1 nằmở phía Bắc của phụbồn này, cách thành phốVũng Tàu 20 km về phía Tây Nam, chiều sâu nước biển thay đổi từ 20 đến 55m. Cấu trúc kéo dài theo hướng Đông Bắc–Tây Nam.

Việc phân chia các đơn vị cấu tạo được dựa trên đặc điểm cấu trúc địa chất và bị giới hạn bởi những đứt gãy hoặc hệthống đứt gãycó biên độ đáng kể. Diện tích lô 15- 1 thuộc ba đơn vị cấu trúc chính của bể Cửu Long (hình 2.2). PhíaĐông, Đông bắc thuộc đới phân dị Đông –Bắc, phía Nam và Tây Nam thuộc đới nâng Tây–Bắc, phía Bắc và Tây Bắc thuộc sườn nghiêng Tây–Bắc.

Hình 2.2:Sơ đồ phân vùng kiến tạo bểCửu Long

Sườn nghiêng Tây Bc là dải sườn bờ Tây Bắc của bể kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, chiều dày trầm tích tăng dần về hướng Tây Nam từ 1 đến 2,5 km. Sườn nghiêng bị cắt xẻ bởi các đứt gãy kiến tạo có hướng Đông Bắc– Tây Nam hoặc Tây Bắc– Đông Nam, tạo thành các mũi nhô. Trầm tích Kainozoi của bể thường có xu hướng vát nhọn và gá đáy lên móng cổ granitoid trước Kainozoi

Đới nâng phía Tây Bc nằm vềphía Tây Bắc trũng Đông Bắc và được khống chế bởi các đứt gãy chính phương Đông Bắc – Tây Nam. Về phía Tây Bắc đới nâng bị ngăn cách với sườn nghiêng Tây Bắc bởi một địa hào nhỏ có chiều dày trầm tích khoảng 6 km. Đới nâng bao gồm cấu tạo Vừng Đông và dải nâng kéo dài về phía Đông Bắc.

Đới phân dị Đông Bắc nằm kẹp giữa đới nâng Đông Phú Quý và sườn nghiêng Tây Bắc. Đây là khu vực có chiều dày trầm tích trung bình và bị phân dị mạnh bởi hệ thống các đứt gãy cóđường phương Tây Bắc– Đông Nam, á kinh tuyến và á vĩ tuyến tạo thành nhiều địa hào và địa luỹnhỏ.

2.5.2 Các hệthống đứt gãy chính

Có bốn hệ thống đứt gãy chính trong bể Cửu Long, dựa trên hướng của đường phương: Đông – Tây, Đông Bắc–Tây Nam, Bắc– Nam và các đứt gãy nhỏ có phương khác nhau. Trong lô 15-1 gồm 2 hệthống đứt gãy có hướng: Đông Bắc –Tây Nam và Đông–Tây.

Đứt gãy có hướng Đông Bắc – Tây Nam là đứt gãy chính của bể và là đứt gãy phân chia ranh giới cấu trúc.

Đứt gãyĐông – Tây hình thành và phát triển muộn hơn so với đứt gãyĐông Bắc –Tây Nam (Hình 2.3)

Phần lớn đứt gãy đều nằm trên nóc trầm tích Oligoxen. Theo kết quả khôi phục lịch sử chôn vùi cho thấy cấu tạo Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng và Sư Tử Trắng phía Nam đều được hình thành trước tập sét Oligoxen “D” (phụ điệp Trà Tân dưới). Do đó chỉ còn một số đứt gãy nhỏcòn hoạt động trong Mioxen hạ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí lô 151 bể Cửu Long. Tính trữ lượng dầu cho tầng B10 Mioxen dưới trong cấu tạo Voi đen (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)