2.4.2.2.1 Thống Mioxen
Phụ thống Mioxen dưới
Hệ tầng Bạch Hổ (N1¹ -bh) (Tập BI)
Tập BI được xem là hệtầng Bạch Hổ mà được miêu tả như mặt cắt chuẩn được xác lậpởgiếng khoan BH-1X.
Vào Mioxen sớm ở khu vực Đông Bắc quá trình biển tiến bắt đầu trong khi khu vực phía Tây Nam vẫn trong điều kiện sông ngòi,đồng bằng Châu Thổ. Vì vậy, trầm tích khu vực Đông Bắc chịu ảnh hưởng của điều kiện biển nông ven bờ và phía Tây Nam chịu ảnh hưởng của môi truờng lục địa. Thành phần thạch học hệ tầng Bạch Hổ bao gồm chủ yếu các loại bột kết, sét kết, cát kết xen kẹp và phân bố rộng rãi trong toàn bộbểvà chịuảnh hưởng của môi trường biển tiến.
Trong khu vực Hệtầng Bạch Hổ được chia thành 3 phần như sau: • Tầng Bạch Hổ dưới
• Tầng Bạch Hổtrên.
• Tầng sét Bạch Hổ(Sét Rotalia)
Hệtầng Bạch Hổnằmởchiều sâu 1650m ÷ 2110m (SD-1X), có chiều dày thay đổi từ 400 đến 500m.
Hệ tầng Bạch Hổ trên: phần trên gồm chủ yếu là sét kết màu xám, xám xanh xen kẽ với cát kết và bột kết, tỉ lệ cát/bột kết tăng dần xuống dưới. Phần trên cùng là “sét kết Rotalid” bao phủtoàn bểvới chiều dày thay đổi 50 ÷ 150 m.
Phần dưới chủyếu là cát kết và bột kết, xen với các lớp sét kết màu xám, vàng, đỏ. Trầm tích được tích tụ trong môi trường đồng bằng aluvi - đồng bằng ven bờ ở phần dưới, chuyển dần lên đồng bằng ven bờ - biển nông ở phần trên. Các trầm tích của hệ tầng này phủbất chỉnh hợp góc trên các trầm tích của hệtầng Trà Tân.
Tầng sét kết chứa Rotalia là tầng chắn khu vực tuyệt vời cho bể. Các vỉa cát xen kẽ nằm trong và ngay dưới tầng sét kết Rotalia là đối tượng chứa thứ hai của mỏ Sư Tử Đen.
Trong mặt cắt hệ tầng đã gặp những hóa thạch bào tử phấn hoa: F.levipoli, Magnastriatites, Pinuspollenites, Alnipollenites và ít vi cổsinh Synedra fondaena. Đặc
biệt trong phần trên của mặt cắt hệtầng này, tập sét màu xám lục gặp khá phổbiến hóa thạch đặc trưng nhóm Rotalia:Orbulina universa, Ammonia sp., nên chúng được gọi là tập sét Rotalid.
2.4.2.2.2 Thống Mioxen
Phụ thống Mioxen giữa
Hệ tầng Côn Sơn (N1² - cs) (Tập BII)
Tầng BII được nghiên cứu và xác lập đầu tiên trong giếng 15B-1X tại cấu trúc Côn Sơn.
Hệ tầng Côn Sơn nằm ở chiều sâu từ 1180m đến 1750m, với chiều dày trong khoảng 500 ÷ 600m, hệtầng này tương ứng với tập địa chấn BII.
Hệtầng này gồm chủyếu là cát kết hạt thô–trung, bột kết, xen kẽvới các lớp sét kết màu xám, nhiều màu dày từ 5 đến 15 m, đôi nơi có lớp than mỏng. Trầm tích được thành tạo trong môi trường sông (aluvi) ở phía Tây, đầm lầy -đồng bằng ven bờ ởphía Đông, Đông Bắc. Các thành tạo của hệ tầng Côn Sơn phủ không chỉnh hợp góc yếu trên các trầm tích của hệtầng Bạch Hổ.
Tuy đá hạt thô của hệ tầng có độ thấm và độ rỗng cao nhưng chúng lại nằm trên tầng chắn khu vực nên hệ tầng này và các hệ tầng trẻ hơn của bể xem như không có triển vọng dầu khí.
Trong trầm tích này phát hiện thấy các bào tử phấn hoa và các loại hoá đá biển thuộc nhóm Foram và Nannoplankton. Các bào tửphấn hoa đặc trưng cho hệ tầng Côn Sơn như: Fl. Meridionalis, Fl. Levipoli, Fl trinobata,… Các vi cổ sinh gồm có:
Pseudorotalia, Lepydocyclina, Calcidiscus leptopus(NN4-NN2).
2.4.2.2.3 Thống Mioxen
Phụ thống Mioxen trên
Hệ tầng Đồng Nai (N1³ - dn) (Tập BIII)
Tập BIII tương ứng với hệtầng Đông Nai được nghiên cứu và xác lập lần đầu tiên trong giếng khoan 15-G-1X tại cấu trúc Đồng Nai.
Hệtầng Đồng Nai tương ứng với tập địa chấn BIII, nằm ở chiều sâu từ 580m đến 1190m, có chiều dày thay đổi 600m ÷ 750m.
Hệtầng Đồng Nai chủyếu là cát hạt trung xen kẽvới bột và các lớp mỏng sét màu xám hay nhiều màu, đôi khi gặp các vỉa carbonate hoặc than mỏng. Môi trường trầm tích đầm lầy -đồng bằng –ven bờ ởphần Tây bể, đồng bằng ven bờ - biển nôngởphía Đông và Bắc của bể. Các trầm tích của hệ tầng nằm gần như ngang, nghiêng thoải về Đông và không bịbiến vị.
Tuổi của hệ tầng được xác định theo tập hợp phong phú bào tử phấn hoa và Nannoplakton:Stenoclaena Palustris Carya, Florschuetzia Meridionalis, nghèo hóa đá foraminifera.
2.4.2.3 Hệ Plioxen - Đệ Tứ
Hệ tầng Biển Đông (N2– bđ) (Tập A)
Tập A tưong ứng với hệ tầng Biển Đông được nghiên cứu lần đầu ở giếng khoan 15-G-1X tại cấu trúc Đồng Nai. Ban đầu nó đựoc mang tên là hệ tầng Cửu Long sau được đổi tên hệtầng Biển Đông vì nó trải dài hướng Biển Đông.
Hệ tầng Biển Đông tương ứng với tập địa chấn A, với chiều dày thay đổi 600 ÷ 700m.
Trầm tích chủ yếu là cát hạt trung - mịn với ít lớp mỏng bùn, sét màu xám nhạt chứa phong phú hoá đá biển và glauconit thuộc môi trường trầm tích biển nông, ven
bờ, một số nơi có gặp đá carbonat. Trầm tích của hệ tầng này nằm gần như ngang, nghiêng thoải về Đông và không bịbiến vị.
Trong mặt cắt của hệ tầng gặp khá phổ biến các hóa đá foraminifera:
Pseudorotalia, Globorotalia, dạng rêu (Bryozoar), Molusca, san hô, rong tảo và bào tử
phấn hoa:Dacrydium, Polocarpusimbricatus…
2.5 Kiến tạo
2.5.1 Các đơn vịcấu trúc chính trong lô 15-1
Bể Cửu Long nằm ở sườn rìa của hệ thống đứt gãy sông Hậu, hiện nay chịu ảnh hưởng của châu thổ Mê Kông. Cấu trúc của bồn được chia thành 4 yếu tố cấu trúc chính: phụbồn phía Bắc Cửu Long, phụ bồn Tây Nam Cửu Long (phía Tây Bạch Hổ), phụbồn Đông Nam Cửu Long (phía Đông Bạch Hổ), đới nâng trung tâm Rồng - Bạch hổ(trung tâm Bạch Hổ).
Phụbồn phía Bắc Cửu Long bao gồm diện tích các lô 15-1, 15-2 và phần phía Tây của lô 01, 02. Lô 15-1 nằmở phía Bắc của phụbồn này, cách thành phốVũng Tàu 20 km về phía Tây Nam, chiều sâu nước biển thay đổi từ 20 đến 55m. Cấu trúc kéo dài theo hướng Đông Bắc–Tây Nam.
Việc phân chia các đơn vị cấu tạo được dựa trên đặc điểm cấu trúc địa chất và bị giới hạn bởi những đứt gãy hoặc hệthống đứt gãycó biên độ đáng kể. Diện tích lô 15- 1 thuộc ba đơn vị cấu trúc chính của bể Cửu Long (hình 2.2). PhíaĐông, Đông bắc thuộc đới phân dị Đông –Bắc, phía Nam và Tây Nam thuộc đới nâng Tây–Bắc, phía Bắc và Tây Bắc thuộc sườn nghiêng Tây–Bắc.
Hình 2.2:Sơ đồ phân vùng kiến tạo bểCửu Long
Sườn nghiêng Tây Bắc là dải sườn bờ Tây Bắc của bể kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, chiều dày trầm tích tăng dần về hướng Tây Nam từ 1 đến 2,5 km. Sườn nghiêng bị cắt xẻ bởi các đứt gãy kiến tạo có hướng Đông Bắc– Tây Nam hoặc Tây Bắc– Đông Nam, tạo thành các mũi nhô. Trầm tích Kainozoi của bể thường có xu hướng vát nhọn và gá đáy lên móng cổ granitoid trước Kainozoi
Đới nâng phía Tây Bắc nằm vềphía Tây Bắc trũng Đông Bắc và được khống chế bởi các đứt gãy chính phương Đông Bắc – Tây Nam. Về phía Tây Bắc đới nâng bị ngăn cách với sườn nghiêng Tây Bắc bởi một địa hào nhỏ có chiều dày trầm tích khoảng 6 km. Đới nâng bao gồm cấu tạo Vừng Đông và dải nâng kéo dài về phía Đông Bắc.
Đới phân dị Đông Bắc nằm kẹp giữa đới nâng Đông Phú Quý và sườn nghiêng Tây Bắc. Đây là khu vực có chiều dày trầm tích trung bình và bị phân dị mạnh bởi hệ thống các đứt gãy cóđường phương Tây Bắc– Đông Nam, á kinh tuyến và á vĩ tuyến tạo thành nhiều địa hào và địa luỹnhỏ.
2.5.2 Các hệthống đứt gãy chính
Có bốn hệ thống đứt gãy chính trong bể Cửu Long, dựa trên hướng của đường phương: Đông – Tây, Đông Bắc–Tây Nam, Bắc– Nam và các đứt gãy nhỏ có phương khác nhau. Trong lô 15-1 gồm 2 hệthống đứt gãy có hướng: Đông Bắc –Tây Nam và Đông–Tây.
Đứt gãy có hướng Đông Bắc – Tây Nam là đứt gãy chính của bể và là đứt gãy phân chia ranh giới cấu trúc.
Đứt gãyĐông – Tây hình thành và phát triển muộn hơn so với đứt gãyĐông Bắc –Tây Nam (Hình 2.3)
Phần lớn đứt gãy đều nằm trên nóc trầm tích Oligoxen. Theo kết quả khôi phục lịch sử chôn vùi cho thấy cấu tạo Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng và Sư Tử Trắng phía Nam đều được hình thành trước tập sét Oligoxen “D” (phụ điệp Trà Tân dưới). Do đó chỉ còn một số đứt gãy nhỏcòn hoạt động trong Mioxen hạ.
2.5.2.1 Hệthống đứt gẫyĐông- Tây (á vĩ tuyến)
Hệ thống đứt gẫy này chủ yếu phân bố ở phía Tây khu vực nghiên cứu (phụ bồn Bắc), đặc biệt là trên lô 15-1 và một phần trên lô 01. Biên độ thường không lớn 200- 250m vào trước Oligoxen muộn và tăng dần lên khoảng 1200-1300m vào đầu Oligoxen muộn, sau đó giảm xuống vào Mioxen. Những đứt gẫy này độ dài không lớn từ 7 đến 15 km. Chính những đứt gẫy á vĩ tuyến này là nguyên nhân làm cho dải đơn nghiêng Tây Bắc trở nên có hình dáng cấu tạo bậc thang, chìm dần từ phía Đông Bắc xuống Tây Nam.
2.5.2.2 Hệthống đứt gẫy hướng Đông Bắc - Tây Nam
Hệ thống đứt gẫy hướng Đông Bắc - Tây Nam giữ vai trò rất quan trọng, khống chếtoàn bộcác yếu tốcấu trúc của vùng Bắc BểTrầm tích Cửu Long. Có thểphân biệt 5 đứt gẫy chính, hầu hết đều là những đứt gẫy thuận có tuổi và biên độ dịch chuyển khác nhau qua các thời kỳ: Bắt đầu hoạt động từ Oligoxen sớm và mạnh dần lên vào đầu Oligoxen muộn rồi giảm từtừ cho đến cuối Oligoxen và trong Mioxen.
Biên độ của những đứt gẫy hướng Đông Bắc - Tây Nam này cũng khác nhau thường từ 200-400m, hoặc thậm chí tới 600m và đại bộ phận chúng đều ngừng hoạt động vào gần cuối của thời kỳOligoxen muộn.
Vai trò của các hệthống đứt gẫy tồn tại trong khu vực Bắc bểCửu Long chưa được nghiên cứu kỹ trên quan điểm của sự hình thành những tích tụ dầu khí đãđư ợc phát hiện, nhất là những tích tụdầu tồn tại trong móng nứt nẻ, phong hóa. Song, chắc chắn với đặc điểm hoạt động phân dị mạnh, yếu khác nhau trên những vị trí địa lý khác nhau của toàn khu vực nghiên cứu đã tạo nên những độrỗng thứsinh trong móng, tại những khối móng nhô, đó là những vị trí thuận lợi nhất cho sự hình thành các tích tụ công nghiệp dầu khí mà chúng ta hy vọng có tiềm năng lớn.
2.6.3 Phân tầng cấu trúc
Với các đặc điểm cấu trúc và đặc điểm địa tầng,dựa vào các quan hệ bất chỉnh hợp người ta chia cấu trúclô 15-1thành hai tầng cấu trúc chính như sau:
2.6.3.1 Tầng cấu trúc móng trước Kainozoi
Tầng cấu trúc này được thành tạo bởi các đá móng trước Kainozoi bao gồm các loại đá móng biến chất (phyllit, gabro, gabrodiabaz), các đá móng thuộc nhóm granit như granit, granodiorit, diorit thạch anh. Chúng là các khối nhô cổ ăn sâu vào bồn
có các loại đá móng phong hoá, nứt nẻ. Bề mặt của tầng cấu trúc này gồ gề biến dị mạnh và bị nhiều các đứt gẫy lớn phá huỷ.
2.6.3.2Tầng cấu trúc của trầm tích Kainozoi
Tầng cấu trúc này bao gồm tất cả các đá được thành tạo trong giai đoạn Kainozoi và được chia ra làm3phụ tầng cấu trúc. Các phụ tầng này được phân biệt với nhau bởi sự biến dạng cấu trúc,phạm vi phân bố và bất chỉnh hợp.
2.6.3.2.1 Phụ tầng cấu trúc dưới
Phụ tầng cấu trúc dưới được thành tạo bởi hai tập trầm tích: Tập trầm tích phía dưới có tuổi Oligoxen sớm- Hệ Tầng Trà Cú,phủ bất chỉnh hợp lên móng phonghoá. Tập trầm tích phía trên tương ứng với trầm tích Trà Tân,có phạm vi mở rộng đáng kể, chủ yếu là sét, bột được lắng đọng trong môi trường sông hồ, châu thổ và được giới hạn phía trên bởi bất chỉnh hợp Oligoxen - Mioxen.
2.6.3.2.2 Phụ tầng cấu trúc giữa
Phụ tầng cấu trúc này là các trầm tích của hệ tầng Bạch Hổ, Côn Sơn, Đồng Nai được lắng đọng trong môi trường rìa châu thổ có tuổi Mioxen.Phụ tầng cấu trúc này ít bị ảnh hưởng hơn của các đứt gãy, chúng chỉ tồn tại ở phần dưới, càng lên phía trên càng ít dầu và mất hẳn ở tầng trên cùng.
2.6.3.2.3 Phụ tầng cấu trúc trên
Phụ tầng cấu trúc này được thành tạo bởi các trầm tích của hệ tầng Biển Đông có tuổi từ Plioxen đến Đệ Tứ.Phụ tầng cấu trúc này có cấu trúc đơn giản và các trầm tích được phân lớp gần như nằm ngang,gần như không bị phân cắt bởi các đứt gẫy.
2.7 Lịch sửphát triển địa chất
Lô 15-1 thuộc bểCửu Long, bểrift nội lục điển hình,được hình thành và phát triển trên mặt đá kết tinh trước Kainozoi. Do đó lịch sử phát triển địa chất của lô có những nét tương đồng với sựphát triển của bể.
Giai đoạn cuối Mz -đầu Kz
Đây là giai đoạn trước quá trình tách giãn (rift). Trước Kz, đặc biệt từ Jura muộn đến Paleoxen xảy ra các hoạt động kiến tạo nâng lên mạnh mẽcùng với các hoạt động của macma, núi lửa với nhiều pha khác nhau. Các thành tạo đá xâm nhập, phun trào Mesozoi muộn – Kainozoi sớm và trầm tích cổ trước đó đã trải qua thời kỳ dài bào
mòn, dập vỡ khối tảng, căng giãn ở khu vực Đông Bắc – Tây Nam tạo nên các địa hào, địa lũy. Các địa lũy khối nâng nhô cao bị phong hóa, bào mòn rất mạnh và các vật liệu sản phẩm của quá trình nàyđược vận chuyển đi lấp đầy các trũng lân cận.
Giai đoạn Oligoxen hạ
Bắt đầu vào cuối Eoxen, đầu Oligoxen do tác động của các biến cố kiến tạo vừa nêu với hướng căng giãn chính là Tây Bắc– Đông Nam. Do hiện tượng căng giãn, hình thành các địa hào ban đầu của bểtrầm tích Kz, chúng phát triển dọc theo đứt gãy thuận của bể. Các sản phẩm do phong hoá, bóc mòn ở giai đoạn trước sẽ được vận chuyển nhờ gió, nước và lấp đầy trong địa hào. Trầm tích vụn của điệp Trà Cú được thành tạo trong giai đoạn này có môi trường sườn tích, bồi tích và hồ. Có thể đánh giá biên độsụt lún qua quan sát bề dầy trầm tích. Các cấu tạo Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng thấy vắng mặt trầm tích của hệ tầng Trà Cú (tập địa chấn E, F), chứng tỏ khối móng nhô cao và bị phong hoá rất mạnh.
Giai đoạn Oligoxen thượng
Thời kỳ đồng tạo rift xảy ra đến cuối Oligoxen thượng có tính kế thừa của giai đoạn trước. Trong Oligoxen giãnđáy biển theo hướng Bắc – Nam tạo biển Đông bắt đầu từ 32 triệu năm. Trục giãn đáy biển phát triển lấn dần xuống Tây Nam và đổi hướng từ Đông – Tây sang Đông Bắc–Tây Nam vào cuối Oligoxen. Các quá trình này đã gia tăng các hoạt động tách giãn và đứt gãyở bể Cửu Long trong Oligoxen và nén ép vào cuối Oligoxen.
Quá trình tách giãn tiếp tục phát triển làm cho bểlún chìm sâu, rộng hơn. Các hồ, trũng trước núi trước đó được mở rộng, sâu dần và liên thông nhau và có chế độ trầm tích khá đồng nhất. Các tầng trầm tích hồ, biển nông dày, phân bố rộng được xếp vào điệp Trà Tân được thành tạo mà chủ yếu là sét giàu vật chất hữu cơ màu nâu, nâu đen tới đen. Các hồ phát triển trong các địa hào riêng biệt được liên thông nhau, mở rộng dần và có hướng phát triển kéo dài theo phương Đông Bắc – Tây Nam, đây cũng là