2.4.2.1.1 Thống Eoxen và Oligoxen
Phụ thống Eoxen trên và Oligoxen dưới
Hệ tầng Trà Cú dưới (E2- cc và E3¹ - tc) (Tập F)
Tập F được cho rằng là tầng dưới của hệtầng Trà Cú, được xác địnhởgiếng khoan CL -1X bởi vì có cùng cácđặc trưng trong các mặt cắt giếng khoan. Song điều này cho đến nay vẫn còn nhiều điều cần bàn vì có nhiều nhà chuyên môn cho rằng Hệ tầng F chỉ bao gồm trầm tích Eoxen, không có liên quan gì với Oligoxen và cần đặt cho nó một tên gọi khác.
Trầm tích thuộc tập F này được lắng đọng bởi nguồn vật liệu địa phương do quá trình bào mòn các khối nhô móng bị phong hoá hay dạng trầm tích kênh rạch. Trầm tích bao gồm: sét kết, bột kết, cát kết…có chứa các vỉa than mỏng tích tụ trong điều kiện sông hồ.
Sét kết có màu đen nâu tới đen xẫm, từnâu vàng tới nâu vàng mờ, từrất mềm đến rắn chắc, chủ yếu là mềm tới cứng trung bình,đôi chỗ từcứng trung bình tới rắn chắc, độcứng tăng theo chiều sâu.
Cát kết có thành phần chính là arko, một số là arko litic, màu xám sáng đến xám oliu. Cỡhạt từtrung bình tới mịn, có chỗtừthô tới rất thô.
Bột kết màu xám nhạt, xám olive, xám xanh, thỉnh thoảng xám nâu. Đá chắc đến rắn chắc, thỉnh thoảng rắn đến rất rắn. Có những phần chứa ít đến nhiều đá vôi, dấu hiệu của Pyrit.
Các bào tử phấn hoa phát hiện ở đây như: Triporopollenites, Trudopollis, Plicapolis, Jussiena…thuộc nhóm thực vật khô cạn thường phổ biến trong Eoxen. Hệ tầng Trà Cú phủbất chỉnh hợp lên móng với chiều dày thay đổi từ 200 đến 500m.
2.4.2.1.2 Thống Oligoxen
Phụ thống Oligoxen dưới
Hệ tầng Trà Cú trên (E3² - tc) (Tập E)
Tập E được xem là phần trên của hệ tầng Trà Cú đãđược xác lập ở giếng khoan đầu tiên CL-1X do có cùng các đặc trưng trong các mặt cắt giếng khoan.
Trầm tích tập E bao gồm các lớp sét xen kẹp với một ít bột kết, cuội kết, cuội–sạn kết, cát kết. Độchọn lọc kém, hạt góc cạnh đến bán góc cạnh.
Cát kết trong suốt tới trong mờ, màu xám nhạt tới xám olive, xám nâu nhạt, trắng nhở nhờ. Các hạt cát xốp, thường từ mịn đến vừa, từ thô đến cuội, hạt góc cạnh đến gần tròn,độlựa chọn kém đến trung bình.
Sét kết xám nâu đen, nâu xám, xám nâu đen, độcứng vừa đến vừa phải, giòn, nặng đến dễ tách, trònđến dẹt, không chứa đá vôi, vi mica, thỉnh thoảng phân loại đến bột kết, thỉnh thoảng có các phần có cát kết.
Trầm tích tập E phân bố trong các địa hào và bán địa hào, được lắng đọng trong môi trường sông, ngòi lục địa và tiền châu thổ, giàu vật chất hữu cơ nhưng với khối lượng không lớn. Trong giai đoạn hình thành các trầm tích này hoạt động núi lửa xảy raởmột sốkhu vực dẫn đến hình thành loạt trầm tích xen lẫn phun trào.
Các bào tửphấn hoa phát hiệnở đây chủyếugồm Oculopollis, Magnastriatites. Hệ
tầng có chiều dày thay đổi từ 0 đến 500m.
2.4.2.1.3 Thống Oligoxen
Phụ thống Oligoxen trên
Hệ tầng Trà Tân (E3– tt) (Tập C – D)
Trầm tích hệ tầng Trà Tân được xác lập ở giếng khoan đầu tiên 15-A-1X tại cấu trúc Trà Tân.
Trong mặt cắt địa chất hầu hết các giếng khoan trong khu vực đều xác nhận hệ tầng Trà Tân đây là đá sinh chính của toàn bộbểCửu Long (đặc biệt là tập D).
Đá của hệtầng Trà Tân đôi chỗ nằm bất chỉnh hợp trên hệtầng Trà Cú. Mặt cắt hệ tầng có thểchia thành ba phần khác biệt nhau vềthạch học.
Phần trên gồm chủ yếu là sét kết màu nâu – nâu đậm – nâu đen, rất ít sét màu đỏ, cát kết và bột kết, tỉlệcát/ sét khoảng 35 ÷ 50%.
Phần giữa gồm chủ yếu là sét kết màu nâu đậm, nâu đen, cát kết và bột kết, tỉ lệ cát/ sét khoảng 40 ÷ 60%, đôi khi có xen lẫn với lớp đá vôi, than.
Phần dưới gồm chủyếu là cát kết hạt mịn đến thô, đôi chỗsạn, cuội kết, xen sét kết nâu đậm, nâu đen, bột kết tỉ lệ cát/sét thay đổi 20 ÷ 50%. Trầm tích của hệ tầng được tích tụ trong môi trường đồng bằng sông, aluvi - đồng bằng ven bờ và hồ. Hệtầng Trà Tân bao gồm hai phụhệtầng:
- Phụ hệ tầng Trà Tân dưới (D) có chiều dày thay đổi từ 300m đến 950 m, gồm các lớp cát kết hạt thô có màu xám xanh nằm xen kẹp với các lớp bột kết và đá vôi mỏng.
- Phụ hệtầng Trà Tân Trên (C) có chiều dày mỏng thay đổi từ 200m đến 300m, chủyếu là sét kết màu vàng nâu, xen lẫn với cát kết, bột kết.
Sét kết của hệ tầng Trà Tân có hàm lượng và chất lượng vật chất hữu cơ cao đến rất cao, đặc biệt là tầng Trà Tân giữa, chúng là những tầng sinh dầu khí tốt, đồng thời là tầng chắn tốt cho tầng granite nứt nẻ.
Tuổi của trầm tích được xácđịnh dựa vào các hóa thạch và bào tửphấn hoa:
• Sự có mặt phổbiến của dạng bào tửphấn hoa Verrutricolporites. Dạng này đặc
trưng các trầm tích Oligoxen muộnởbểCửu Long và biển Nam Trung Quốc.
• Dạng dương xỉ Crasoretitriletes và Magnastriatites chỉ ra trầm tích có tuổi không già hơn Oligoxen sớm.
• Sự có mặt củaCiatricosisporites và Jussiena xác định trầm tích có tuổi trẻ hơn Oligoxen muộn.