Phân cấp trữ lượng theo phương Tây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí lô 151 bể Cửu Long. Tính trữ lượng dầu cho tầng B10 Mioxen dưới trong cấu tạo Voi đen (Trang 61 - 64)

Mỹvà nhiều nước phương Tây khác phân trữ lượng dầu thành các cấp như sau: P1 với độtin cậy 90%, P90.

P2 với độtin cậy 50%, P50. P3 với độtin cậy 10%, P10. Một số nước còn phân cấp theo:

1P tương đương với P1 2P tương đương với P1+P2 3P tương đương với P1+P2+P3

Trữ lượng xác minh

Là lượng dầu khí có thểthu hồi thương mại tính đượcởthời điểm nhất định với độ tin cậy cao của các tích tụ dầu khí đãđư ợc phát hiện và dự kiến đưa vào khai thác trong các điều kiện kỹthuật, công nghệ, kinh tếvà xã hội hiện tại. Trữ lượng được xếp vào cấp xác minh khi đảm bảo thỏa mãn cácđiều kiện sau:

- Thân chứa dầu khí được xác định ranh giới với mức độ tin cậy hợp lý theo tài liệu địa vật lý, địa chất và khoan.

- Đặc tính thấm, chứa và độ bão hòa dầu khí của thân chứa dầu khí được khẳng định bằng tài liệu ĐVLGK và mẫu lõi.

- Kết quảthửvỉa cho dòng thương mại ít nhất từ1 giếng khoan.

- Ranh giới để xác định thể tích thân khoáng thể lấy đến độ sâu thấp nhất cho sản phẩm khi thửvỉa.

- Trữ lượng có khả năng (P2)

Trữ lượng có khả năng là lượng dầu khí có thể thu hồi thương mại, tính được ở thời điểm nhất định với độ tin cậy trung bình và chưa được khẳng định bằng kết quả thửvỉa.

Trữ lượng có khả năng đối với từng thân chứa dầu khí được xác định theo nguyên tắc ngoại suy phù hợp với điều kiện địa chất cụ thể của thân chứa dầu khí. Trữ lượng có khả năng (P2) đối với từng tích tụdầu khí xác định theo nguyên tắc chia đôi khoảng cách (Hình 4.1 và Hình 4.2):

Đối với dầu:

Từ điểm dầu lên tới (OUT) cho đến điểm giữa của khoảng dầu lên tới –khí xuống tới (GDT) hoặcđỉnh cấu tạo (SC) nếu điểm khí xuống tới (GDT) khôngxác định được.

Từ điểm dầu xuống tới (ODT) đến điểm giữa của khoảng dầu xuống tới (ODT) – nước lên tới (WUT) hoặc điểm tràn (SPP) cấu tạo nếu điểm nước lên tới (WUT) không xác định được.

Đối với khí:

Từ điểm khí xuống tới (GDT) đến điểm giữa của khoảng khí xuống tới (GDT) – dầu lên tới (OUT), hoặc là:

Từ điểm khí xuống tới (GDT) đến điểm giữa của khoảng khí xuống tới (GDT) – nước lên tới (WUT) hoặc điểm tràn (SPP) cấu tạo nếu điểm nước lên tới (WUT) không xác định được.

Như vậy, phân cấp theo phương pháp chia đôi khoảng cách có thể được thay thế bởi các tài liệu địa chất, địa vật lý và công nghệ khác có cơ sởvà lý thuyết được nêu rõ ràng.

- Trữ lượng có thể (P3)

Trữ lượng có thể là lượng dầu khí có thểthu hồi thương mại, tính đượcở thời điểm nhất định với độ tin cậy thấp và chưa được khẳng định bằng kết quảkhoan. Trữ lượng cấp P3 đối với từng thân chứa dầu khí được xác định theo nguyên tắc ngoại suy phù hợp với điều kiện địa chất cụthểcủa thân chứa dầu khí .

Trữ lượng có thể đối với phần thân dầu khí liền kề với vùng có cấp trữ lượng có khả năng cho tới điểm tràn hoặc đỉnh của cấu tạo xác định theo nguyên tắc chia đôi khoảng cách (Hình 4.1 và Hình 4.2):

- Từ điểm giữa của khoảng dầu hoặc khí xuống tới (O/GDT) – nước lên tới (WUT) hoặc điểm tràn (SPP) cấu tạo nếu điểm nước lên tới (WUT) không xác định được, đến điểm nước lên tới (WUT) hoặcđiểm tràn (SPP) cấu tạo nếu điểm nước lên tới (WUT) không xác định được.

- Từ điểm giữa của khoảng dầu lên tới (OUT) – đỉnh cấu tạo (SC), lên đến đỉnh cấu tạo (SC).

Như vậy, phương pháp chia đôi khoảng cách có thể được thay thế bởi các tài liệu địa chất, địa vật lý và công nghệ khác có cơ sởvà lý thuyết được nêu rõ ràng.

Hình 4.2: Sơ đồphân cấp trữ lượng cho vỉa khí hoặc vỉa dầu không có mũ khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí lô 151 bể Cửu Long. Tính trữ lượng dầu cho tầng B10 Mioxen dưới trong cấu tạo Voi đen (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)