7. Kết cấu của luận văn
2.8. Đánh giá chung
Thông qua phân tích chúng tôi nhận thấy các hoạt động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực tỉnh Tuyên Quang đã đạt được những kết quả rất khả quan. Các hoạt động của dự án như: Cho vay vốn, cung cấp miễn phí cây, con giống, tập huấn quy trình kỹ thuật,... đã giúp người dân vùng đệm phát triển kinh tế, xã hội, tăng thêm thu nhập, cải thiện điều kiện cuộc sống hàng ngày và người dân đã giảm hẳn các hoạt động khai thác trái phép các tài nguyên rừng để phục vụ cuộc sống. Bên cạnh đó, thông qua tuyên truyền, vận động đã làm cho người dân thấy rõ được tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của rừng và môi trường đối với chính họ và cho toàn xã hội. Người dân đã nhận thức được ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ rừng tự nhiên, trồng rừng sản xuất để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của bản thân hộ và của địa phương để phát triển kinh tế và gìn giữ cho con cháu mai sau. Để duy trì và phát huy được những kết quả đã đạt được của dự án, chính quyền địa phương và người dân vùng đệm cần được Chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ về vốn, công nghệ, quản lý,... thêm một giai đoạn nữa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC NGUỒN LỰC
3.1.Phƣơng hƣớng xây dựng giải pháp
3.1.1. Phương hướng phát triển
Điều khó khăn nhất gặp phải trong việc quản lý và phát triển vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực huyện Sơn Dương - Tuyên Quang đó là số dân sinh sống phía ngoài, sát với khu bảo tồn đã tạo sức ép nặng nề lên VQG Tam Đảo. Người dân khai thác gỗ, lấy củi, săn bắt động vật, thu lượm các lâm sản ngoài gỗ như: Cây luồng, cây tre, cây mai, măng, nấm... và do đó ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ. Nguyên nhân chính làm suy giảm tài nguyên rừng là đói nghèo và dân số tăng nhanh. Rừng và tài nguyên rừng như người ta thường nói là "bát cơm manh áo" của người nghèo ở khu vực vùng đệm. Cấm người nghèo không được lấy "bát cơm" trước mắt họ là không thể được, và thậm chí không cho phép về phương diện nhân đạo. Con đường hợp lẽ nhất cho công tác bảo vệ ở đây là tìm cách thay thế "bát cơm" đó bằng "bát cơm" khác cho những người nghèo sống ở khu vực vùng đệm. Do đó, các hoạt động của dự án mong muốn thay đổi sinh kế nhằm giúp người dân vùng đệm dần dần giảm bớt sự phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên rừng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Phát triển các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nghề tự do… để cải thiện cuộc sống. Nâng cao nhận thức của người dân nhằm mục tiêu bảo vệ rừng.
Kinh nghiệm cho thấy trong những trường hợp tương tự, thì công tác bảo vệ theo pháp luật là khó thành công và gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ phía người dân địa phương. Đường ranh giới có biển báo, cán bộ kiểm lâm tuần tra canh gác, bắt bớ, tịch thu, giáo dục cũng không thể ngăn cấm người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dân địa phương xâm phạm VQG Tam Đảo một cách triệt để và, nếu không có biện pháp thích hợp để ngăn chặn kịp thời thì chẳng bao lâu VQG Tam Đảo sẽ bị xuống cấp nghiêm trọng. Phải có hệ thống tổ chức mới và cách giải quyết mới, nhằm thỏa mãn được nhu cầu trước mắt của nhân dân mà không gây nguy hại đến mục tiêu lâu dài của khu VQG mới có thể cứu thoát sự suy thoái của VQG Tam Đảo. Trải nghiệm thực tiễn cho thấy: Hợp tác với nhân dân địa phương và lắng nghe, chấp nhận những yêu cầu cấp bách của họ là biện pháp bảo vệ có hiệu quả hơn là chỉ có biện pháp hàng rào, ngăn cấm, tuần tra canh gác, thu giữ và xử phạt.
Tóm lại, để có thể bảo vệ bền vững VQG Tam Đảo cần phát triển vùng đệm, hướng đến việc sử dụng bền vững, hiệu quả các nguồn lực tại vùng đệm nhất định phải có sự tham gia của các cấp chính quyền, các nhà khoa học và đặc biệt có sự tham gia của người dân địa phương.
3.1.2. Thực tế tại khu vực vùng đệm
Ban quản lý VQG Tam Đảo gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ VQG vì không đủ cán bộ, đa số cán bộ chưa được đào tạo, thiếu kinh nghiệm, kinh phí, thiếu trang thiết bị, cơ sở hạ tầng kém...
Việc ngăn chặn xâm phạm tài nguyên thiên nhiên thuộc khu bảo tồn từ người dân vùng đệm và cả dân ngoài vùng đệm không có cơ quan chỉ đạo thống nhất. Tại một địa phương có thể có nhiều cơ quan cùng làm việc đó, như kiểm lâm, nhân viên bảo vệ của khu bảo tồn, công an, chính quyền địa phương, thủy sản, thủy lợi (nếu có hồ chứa)...Các cơ quan này mạnh ai nấy làm, nhiều khi tạo nên mâu thuẫn, khó giải quyết.
Các chương trình nhà nước như chương trình 327, 556, 661, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình tín dụng và các chương trình của các tổ chức ngoài chính phủ thực hiện ở các xã thuộc vùng đệm cũng chưa chú ý nhiều đến vai trò của vùng đệm đối với việc quản lý và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khắc phục những hạn chế, thiếu xót trên chính là định hướng của đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp hữu hiệu để quản lý vùng đệm một cách bền vững.
3.1.3. Mục tiêu
Mục tiêu của dự án nhằm góp phần cải thiện điều kiện sống của các hộ gia đình khu vực vùng đệm thông qua việc tìm kiếm những sinh kế mới, lên kế hoạch sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có của hộ nhằm cải thiện và nâng cao thu nhập cho hộ. Thông qua phân tích đánh giá, tác giả đưa ra một số mục tiêu để phát triển bền vững vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Sơn Dương - Tuyên Quang như sau:
Tập chung nguồn lực để phát triển cây lúa nước: Cây lúa có tỷ trọng % đóng góp lớn nhất trong tổng thu nhập hàng năm của cả hai nhóm hộ có và không tham gia dự án. Dự án giúp các hộ về nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư mua giống lúa mới, đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm kênh mương dẫn nước từ suối vào các khu ruộng, tập huấn kỹ thuật khuyến nông... do đó đã giúp các hộ có thể tự cung tự cấp được lương thực cho hộ, một phần dư thừa để bán lấy tiền tái đầu tư cho vụ sau và trang trải các chi phí sinh hoạt cuộc sống hàng ngày của hộ, đầu tư cho con cái đi học...
Đầu tư phát triển cây chè trở thành cây hàng hoá đem lại nguồn thu lớn cho hộ bằng cách cải tạo và dần thay thế hoàn toàn các nương chè già cỗi có năng suất thấp và chất lượng kém. Dự án cung cấp miễn phí cây chè cành chè giống mới, hỗ trợ vốn để hộ đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vât, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch sẽ là điều kiện thuận lợi để các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế.
Phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn để thuận lợi cho việc đi lại và giao thương buôn bán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đầu tư xây nhà văn hoá cho các thôn để nâng cao kỹ năng sản xuất kinh doanh cho các hộ thông qua các hoạt động huấn luyện do dự án phối hợp với cán bộ khuyến nông cơ sở thực hiện.
Tập huấn nâng cao ý thức bảo vệ rừng tự nhiên cho người dân vùng đệm, giúp người dân nhận biết được tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của chính họ và các thế hệ con cháu mai sau.
Trợ giúp cây giống: Cây keo, cây gỗ lim... và chi phí, huấn luyện kỹ thuật cơ bản cho các hộ tham gia dự án trồng rừng để tái bao phủ các diện tích đất trống, đồi trọc trên toàn bộ khu vực vùng đệm.
3.2. Các giải pháp cụ thể
3.2.1. Các nguyên tắc cần chú ý khi xây dựng giải pháp
Tuy có những khó khăn nói trên, nhưng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia trong những năm qua đã có những dự án riêng lẻ về nâng cao nhận thức môi trường hay dự án phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống cho người dân nhằm giảm nhẹ sức ép của họ lên các khu bảo tồn đã thu được một số kết quả. Các "giải pháp lớn" tầm quốc gia, quốc tế để giải quyết những nguyên nhân từ xa rất quan trọng, nhưng không biết bao giờ mới đạt được, trong lúc đó nhiều dự án và hoạt động nhỏ có thể tạo nên những biến đổi lớn nếu như mọi người tham gia các hoạt động hiểu rõ vai trò của mình. Các dự án nhỏ về bảo vệ thiên nhiên thực hiện tại các địa phương không làm thay đổi được các chính sách ở mức quốc gia hay quốc tế nhưng lại có thể: Làm giảm bớt những ảnh hưởng của các chính sách chưa phù hợp với địa phương; và giải quyết được những vấn đề suy thoái môi trường có nguyên nhân trực tiếp từ các hoạt động của người dân địa phương.
Để động viên được các cộng đồng địa phương tại các vùng đệm giải quyết được những khó khăn trước mắt, khi xây dựng dự án ở đây cần phải lưu ý khởi đầu bằng những hành động nhỏ, giải quyết những việc gì cấp bách nhất mà người dân đang mong đợi:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đầu tiên nên chọn các hoạt động trực tiếp và nhanh chóng cải thiện được cuộc sống thường ngày của người dân (lương thực, nước, sức khỏe, nhà ở, tăng thu nhập...). Hơn ai hết, người dân hiểu rất rõ họ đang cần cái gì, muốn làm gì phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của họ.
Tạo mọi điều kiện nâng cao nhận thức về thiên nhiên và môi trường. Đây là khâu then chốt để làm cho mọi người hiểu được vấn đề và nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường; tạo cho họ lòng tin là họ có thể tự cải thiện được cuộc sống của họ bằng cách sử dụng một cách hợp lý và lâu dài tài nguyên thiên nhiên (rừng, đất, nước mà họ có).
Tạo niềm tự hào về những đặc trưng tự nhiên có một không hai của địa phương (như các loài đẹp và quý hiếm, các loài đặc hữu, các hình thái cây cỏ, các cảnh quan đặc trưng của địa phương...).
Lập kế hoạch hiện thực, với mục tiêu ngắn hạn "thấy được và vươn tới được". Những kỳ vọng xa xôi, không luận giải được và không hoàn thành được sẽ tạo ra sự thất vọng và những dào cản dẫn đến tình trạng trì trệ và mất lòng tin đối với người dân là điều rất tồi tệ.
Tham khảo ý kiến và tôn trọng ý kiến của nhân dân, nhất là những người hưởng lợi, tránh áp đặt một kế hoạch cứng nhắc đưa từ trên xuống, nhất thiết không để dân hiểu nhầm là dự án đến thuê họ làm công việc của họ, mà dự án đến hỗ trợ họ giải quyết những khó khăn mà họ đang phải đối đầu.
Tạo được mô hình tốt cho mọi người noi theo, mô hình đó nên chọn người thực hiện phù hợp (nên lấy ý kiến của dân).
Xây dựng tổ chức và phân phối công bằng lợi nhuận trong cộng đồng. Lôi kéo sự tham gia và sự ủng hộ của những người giữ vai trò then chốt như các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo, các trưởng bản, các nhân vật cao cấp ở địa phương và sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Việc xây dựng quy hoạch phát triển vùng đệm cần tham khảo ý kiến của ban quản lý khu bảo tồn. Muốn vậy khu bảo tồn phải được quản lý tốt và tạo được sự tin cậy của chính quyền và nhân dân địa phương trong việc phát triển vùng đệm.
Việc xây dựng vùng đệm và việc bảo vệ khu bảo tồn chỉ thành công khi có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền, nhân dân địa phương và ban quản lý khu bảo tồn.
Các dự án thực hiện tại vùng đệm cần phải có sự tham gia trực tiếp của chính quyền và cộng đồng địa phương vì đó chính là công việc của họ, và qua việc thực hiện dự án họ cũng được đào tạo, nâng cao hiểu biết và nhất là nâng cao trình độ quản lý. Có như thế kết quả của dự án mới được vững bền.
Các vấn đề vùng đệm thường khó giải quyết một cách trọn vẹn trong thời gian 2-3 năm như thường lệ của các dự án hỗ trợ phát triển, mà nên tìm cách kéo dài dự án 5-10 năm, bằng những hành động thiết thực cho đến khi người dân có sự hiểu biết đúng đắn về khu bảo tồn, về vai trò vùng đệm, về trách nhiệm và quyền lợi của người dân vùng đệm.
3.2.2. Các giải pháp về phía nhà nước
Sau những thành công ban đầu của dự án. Do thời gian hoạt động của dự án là có hạn, nhà nước cần có chính sách để tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ trên cơ sở kế thừa các cách làm, hướng đi của dự án nhằm duy trì và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Tam Đảo khu vực Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang.Nhà nước cần có chính sách ưu tiên phát triển vùng đệm rõ ràng. Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện các dự án liên quan đến phát triển kinh tế tại các khu vực vùng đệm. Xây dựng ngân sách để hỗ trợ cho chính quyền và người dân vùng đệm sau khi dự án kết thúc.
Có cơ chế, chính sách thu hút các nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài, có các chương trình xúc tiến hợp tác với viện nghiên cứu rừng thế giới để tiếp tục khảo sát, đánh giá nhằm mục tiêu duy trì và phát triển rừng bền vững tại các khu vực vùng đệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phát triển cơ sở hạng tầng nông thôn cho khu vực vùng đệm, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân khu vực vùng đệm phát triển kinh tế hàng hoá, nâng cao thu nhập. Đó là hệ thống đường xá, cầu cống, thông tin liên lạc.
Có thêm biên chế để tuyển dụng và đào tạo thêm cán bộ kiểm lâm có năng lực làm việc tại khu vực vùng đệm, luôn luôn bám sát dân, bám sát rừng.
3.2.3. Các giải pháp về phía địa phương
Cử cán bộ có kiến thức kết hợp để hỗ trợ cho các thành viên dự án thuận lợi trong việc tiếp xúc và làm việc với người dân, đặc biệt là những khu vực vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về địa điểm, kinh phí, công cụ,... để phối hợp với dự án tổ chức thành công các lớp tập huấn khuyến nông cho người dân.
Phối hợp với các nhà khoa học, các trung tâm cây - con giống có uy tín để cung cấp các giống cây, con mới cho người dân phát triển sản xuất kinh tế hộ.
Tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường đến từng thôn bản, từng hộ gia đình.
Kết hợp với các ban ngành từ Trung ương để nhanh chóng triển khai các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về các thủ tục hành chính để các hoạt động của dự án được triển khai dễ dàng, nhanh chóng, đúng tiến độ thời gian.