0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM KHU VỰC HUYỆN SƠN DƯƠNG - TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 37 -146 )

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Để có căn cứ thực tiễn trong nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập số liệu bằng các phương pháp cụ thể sau:

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Bao gồm các số liệu khai thác tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trường, Phòng Thống kê, Phòng Nội vụ và các phòng ban khác của Huyện Sơn Dương. Các số liệu có liên quan đến các mặt đời sống xã hội của Huyện Sơn Dương do Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Nông nghiệp&PTNT, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch,... cung cấp. Nguồn số liệu được tổng hợp, so sánh và phân tích có chú thích rõ ràng. Đảm bảo cơ sở thực tế phục vụ cho việc nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Tiến hành thu thập số liệu thông qua điều tra trên mẫu phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi chuẩn bị trước. Đề tài đã tiến hành xây dựng mẫu phiếu, với tổng số 150 phiếu điều tra. Trong đó, 120 phiếu tiến hành điều tra, phỏng vấn đối với các hộ nông dân tham gia dự án và nhóm hộ nông dân không tham gia dự án là 30 hộ. Số liệu điều tra sơ cấp được thu thập thông qua các phương pháp sau:

- Phương pháp phỏng vấn cấu trúc: Trên cơ sở mục tiêu đề tài đặt ra, dựa trên các mẫu phiếu điều tra đã có những chỉ tiêu xây dựng sẵn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp trên hộ nông dân. Trước hết, tiến hành phỏng vấn thử để kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hệ thống các chỉ tiêu theo nhóm các câu hỏi xem đã phù hợp chưa, nội dung cần điều tra có khả năng đáp ứng không. Sau đó, tiến hành điều chỉnh nội dung câu hỏi trên mẫu phiếu điều tra để tiến hành điều tra.

Phương pháp thực hiện là lựa trọn một thành viên trong hộ gia đình tiến hành phỏng vấn trực tiếp. Các tiến hành như vậy sẽ đem lại những thông tin có tính chính xác và tin cậy. Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp một thành viên hiểu biết về sản xuất nông nghiệp của gia đình: Chủ hộ hoặc vợ/chồng của chủ hộ. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác.

Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu theo các nhóm thông tin sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1. Nhóm thông tin về xác định hộ gia đình.

2. Nhóm thông tin về các đặc điểm nhân khẩu của hộ. 3. Nhóm thông tin về các nguồn lực tự nhiên của hộ. 4. Nhóm thông tin về các nguồn thu nhập của hộ.

5. Nhóm thông tin về hiện trạng sử dụng các nguồn lực tự nhiên từ rừng quốc gia, rừng trồng của hộ.

6. Nhóm thông tin đánh giá tác động của các hoạt động hiện nay đến sinh kế của người dân.

7. Nhóm thông tin về các hoạt động hỗ trợ của dự án tại vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Huyện Sơn Dương Tỉnh Tuyên Quang.

- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc:

Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi thêm các hộ dân trong quá trình phỏng vấn.

Phương pháp này nhằm mục đích lấy thêm những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu, mở ra nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị. Phương pháp này phát huy rất hiệu quả các câu hỏi mang tính chất định tính đến những vấn đề mà người dân quan tâm, có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ.

- Phương pháp quan sát trực tiếp:

Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế. Tác giả có thêm các thông tin tại địa bàn nghiên cứu trong quá trình đi điều tra phỏng vấn hộ thông qua ghi chép, chụp ảnh lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

* Mục tiêu chọn mẫu điều tra

Tiến hành khảo sát, điều tra nhằm thu thập thông tin một cách toàn diện và chính xác về đời sống, các hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhận thức về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vấn đề bảo vệ và trồng rừng, vấn đề bảo vệ môi trường... của các hộ dân tham gia dự án và không tham gia dự án trên địa bàn để từ đó có cơ sở thực tiễn đánh giá tác động của dự án đến sinh kế của người dân khu vực vùng đệm mà đề tài nghiên cứu.

* Cơ sở chọn mẫu điều tra

Với phương pháp điều tra ngẫu nhiên, tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra trên 2 xã thuộc Huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang. Đó là, xã Ninh Lai và Thiện Kế. Đây là hai xã nằm trong khu vực vùng đệm của Vườn Quốc gia Tam Đảo đang được dự án triển khai rất nhiều các hoạt động để phát triển sinh kế cho người dân.

Chọn mẫu ngẫu nhiên 120 hộ từ danh sách các hộ tham gia dự án và 30 hộ không tham gia dự án tại hai xã trên. Theo như danh sách mà chủ tịch hai xã cung cấp, cứ cách 5 hộ chúng tôi chọn ra một hộ cho cả hai nhóm có và không tham gia dự án để làm danh sách điều tra.

1.2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát, các số liệu thu thập sẽ được tiến hành sử lý trên chương trình Excel 2007 của Microsoft đảm bảo chính xác và có độ tin cậy cao.

Sử dụng phần mềm xử lý thống kê xã hội SPSS 15.0 (Statistical Package For Social Sciences) để xử lý thống kê và xem xét mối tương quan giữa các chỉ tiêu nghiên cứu đồng thời kiểm định các giả thiết thống kê định lượng, định tính trong mô hình phân tích theo mục tiêu đề tài đặt ra.

1.2.2.3. Phương pháp phân tích, đánh giá

- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Phương pháp phân tích so sánh: Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp này dùng để so sánh sự sự khác nhau về thu nhập từ các ngành nghề khác nhau, cơ cấu thu nhập... giữa các hộ tham gia dự án và không tham gia dự án.

- Phương pháp phân tổ thống kê: Mục tiêu của việc phân tổ trong nghiên cứu là làm cho sự đồng nhất trong cùng một nhóm và sự khác biệt giữa các nhóm tăng lên [8]. Tác giải đã phân tổ các hộ điều tra theo tiêu chí: Có tham gia dự án và không tham gia dự án để tiến hành phân tích đánh giá xem có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với các chỉ tiêu nghiên cứu giữa hai nhóm hộ như: Đất đai, thu nhập bình quân, tuổi bình quân của chủ hộ... Ngoài ra, tác giả còn phân tổ số liệu theo các tiêu chí định tính: Trình độ văn hoá, có và không tham gia dự án, đánh giá mức độ các hoạt động gây ô nhiễm tại địa phương... của chủ hộ để phân tích đánh giá các yếu tố theo đa chiều.

- Phương pháp dự báo: Dự báo xu thế biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội cho tương lai. Đó là dự báo về thu nhập từ rừng... giữa hai nhóm hộ.

1.2.2.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phối hợp và tham gia ý kiến của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực duy trì và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên để xây dựng phương pháp thực hiện và tổ chức điều tra đạt kết quả cao.

1.2.3. Một số công cụ sử dụng trong nghiên cứu

Sử dụng các chỉ số trong phân tích sinh kế để đánh giá, so sánh sự biến động của đối tượng nghiên cứu trong cùng một khu vực giữa và trong cùng một thời điểm giữa hai nhóm hộ tham gia dự án và không tham gia dự án. Đó là các chỉ số: Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, nguồn lực xã hội, nguồn lực vật chất và nguồn lực về tài chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sử dụng phần mềm SPSS 15 để xử lý số liệu thống kê, tính toán các chỉ tiêu như: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai... và để kiểm định các chỉ tiêu phân tích định tính và định lượng trong đề tài nghiên cứu.

1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá

a) Đánh giá về thu nhập

- Đánh giá thu nhập của các hộ nông dân thuộc nhóm tham gia dự án và nhóm không tham gia dự án trong vùng đệm từ các nguồn cụ thể sau:

+ Nông nghiệp: Thu nhập từ các hoạt động trồng trọt bao gồm: Lúa, chè, hoa màu và thu nhập từ các hoạt động chăn nuôi như: Lợn, gia súc, gia cầm.

+ Thu nhập từ ngành nghề: Thợ xây, thợ hàn, buôn bán nhỏ, giáo viên, công nhân...

+ Thu nhập từ trồng và khai thác rừng: Gỗ, củi đốt, các lâm sản ngoài gỗ như nấm, măng, tre, cây luồng, cây thuốc nam ...

- Thông qua việc nghiên cứu các nguồn thu nhập giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án, tác giả phân tích để thấy được sự khác biệt trong cơ cấu thu nhập của hai nhóm hộ. Từ đó thấy được sự tác động từ dự án đối với sinh kế của người dân với mục tiêu chính là phát triển kinh tế hộ gia đình kết hợp với việc nâng cao nhận thức bảo vệ và phát triển rừng, dần loại bỏ sự phụ thuộc vào việc khai thác các tài nguyên rừng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.

b) Đánh giá nhận thức của người dân về bảo vệ rừng

- Nhận thức của người dân giữa hai nhóm hộ nông dân tham gia dự án và không tham gia dự án về sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên rừng đối với việc giữ vững và tăng lên về số lượng, chất lượng của nguồn nước, về sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhận thức về việc cần thiết phải bảo vệ tài nguyên rừng đối với việc chống xói mòn tài nguyên đất đai giữa hai nhóm hộ tham gia dự án và không tham gia dự án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nhận thức về môi trường và ô nhiễm môi trường khu vực mà hộ đang sinh sống “vùng đệm”.

- Hiểu biết và nhận thức về việc cần thiết phải bảo vệ tài nguyên rừng đối với cuộc sống hiện tại và cho các thế hệ con cháu mai sau.

c) Hệ thống chỉ tiêu xem xét tác động của dự án đến sinh kế của nhóm hộ tham gia dự án.

d) Đánh giá về nguồn lực tự nhiên

- Chất lượng đất đai có được bảo vệ và cải thiện như thế nào.

- Chất lượng và số lượng nguồn nước có được cải thiện hay không? - Nguồn lợi về tài nguyên rừng?

- Sự chăn thả gia súc..

- Bảo vệ và khai thác nguồn lợi khoáng sản.

e) Đánh giá về nguồn lực con người

- Sự hiểu biết và nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên rừng. - Sức khoẻ

- Các kỹ năng trong lao động sản xuất, quản lý... - Sức lao động sẵn có.

f) Đánh giá về nguồn lực xã hội

- Sự tuân thủ về luật pháp

- Sự phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích - Khả năng lãnh đạo

- Dòng tộc và tôn giáo - Các tổ chức xã hội.

g) Đánh giá về nguồn lực vật chất

- Tài sản của các hộ gia đình

- Phương tiện, công cụ để sản xuất nông nghiệp - Cơ sở hạ tầng: Đường xá, trường học, bệnh viện...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Vườn cây

h) Đánh giá về nguồn lực tài chính

- Thu nhập - Tiết kiệm

i) Sử dụng các hệ số Kiểm định thông qua phần mềm SPSS 15

- Hệ số kiểm định Mann Withney: Sử dụng để kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với các chỉ tiêu định lượng như: Thu nhập, chi phí bình quân giữa hai nhóm hộ đang nghiên cứu ở các mức xác suất 95% và 99%.

- Hệ số kiểm định Pearson Chi-Square, Wilcoxon: Sử dụng để kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với các chỉ tiêu định tính như: Trình độ văn hoá, giới tính, thành phần dân tộc,... giữa hai nhóm hộ đang nghiên cứu ở các mức xác suất 95% và 99%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN

TẠI VÙNG ĐỆM VQG TAM ĐẢO KHU VỰC

HUYỆN SƠN DƢƠNG - TỈNH TUYÊN QUANG

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện Sơn Dƣơng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Sơn Dương là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Tuyên Quang; có vị trí địa lý từ 21030' đến 21050' độ vĩ Bắc, từ 105015' đến 105035' độ kinh đông. Phía Bắc giáp huyện Yên Sơn; phía nam và phía tây nam giáp ba huyện Đoan Hùng, Phong Châu (Phú Thọ), Lập Thạch (Vĩnh Phúc); phía đông giáp hai huyện Đại Từ, Định Hóa (Thái Nguyên).

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình Sơn Dương khá phức tạp. Rừng núi chiếm tới ba phần tư diện tích toàn huyện và chi phối điều kiện tự nhiên bởi bốn dãy núi lớn: hai dãy núi Hồng và Tam Đảo (phía đông - bắc) theo hướng bắc - nam tạo thành ranh giới giữa Sơn Dương và Thái Nguyên, dãy núi Sáng (phía nam) chạy từ đông sang tây là ranh giới giữa Sơn Dương và Vĩnh Phúc. Dãy núi Bầu - Lệch theo hướng đông nam - tây bắc kéo dài từ Sơn Nam đến Đông Thọ chia huyện thành hai khu vực có điều kiện tự nhiên tương đối khác biệt. Phía Bắc mang đậm nét địa hình miền núi với nhiều núi đá, núi đất cao hiểm trở, xen kẽ là các thung lũng nhỏ. Phía nam chủ yếu là núi đất, địa hình mang dáng dấp của vùng thượng trung du.

Sơn Dương có nhiều sông, suối, ngòi. Lớn nhất là sông Lô chảy qua 8 xã từ Vĩnh Lợi đến Lâm Xuyên, phân cách qua ba huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), Đoan Hùng, Phong Châu (Phú Thọ) và sông Phó Đáy chảy trong nội địa theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hướng bắc - nam qua 12 xã, thị trấn từ xã Trung Yên đến xã Ninh Lai. Ngoài ra, còn có những suối, ngòi nổi tiếng như Suối Lê, Ngòi Thia, Ngòi Khổng, Ngòi Lẹm, Ngòi Xoan… Đây là những nguồn nước quan trọng, tác động lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng.

2.1.1.3. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Sơn Dương năm 2008

Tổng diện tích tự nhiên có 789,26 km2; trong đó, đất nông nghiệp là 195,77 km2 chiếm 24,80%, đất lâm nghiệp có 396,81 km2 chiếm 50,27%, còn lại 24,93% là các loại đất khác.

Tình hình sử dụng đất năm 2008

TT Mục đích sử dụng Tổng diện tích

(đơn vị ha) Ghi chú

1 Đất nông nghiệp 19.254,8 Giảm 31 ha so với

năm 2006 2 Đất trồng công nghiệp - Đất trồng chè

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM KHU VỰC HUYỆN SƠN DƯƠNG - TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 37 -146 )

×