7. Kết cấu của luận văn
2.2.6. Nguồn nước sinh hoạt
Biểu 2.4. Nguồn nƣớc sinh hoạt của chủ hộ
ĐVT: Tỷ lệ % 37% 50% 12% 2% 30% 50% 20% 0% 0% 20% 40% 60% 80% 100% N ướ c gi ếng sâ u dùn g m áy bơ m (đi ện, t ay) N ướ c gi ếng đà o, gi ếng xâ y ké o t ay N ướ c suố i, ao N ướ c m ưa T ỷ lệ % c ủ a h ộ g ia đ ìn h
Tham gia dự án Ko tham gia dự án
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2008
Theo kết quả khảo sát, điều tra cho thấy, không có sự khác biệt về nguồn nước sử dụng của cả hai nhóm hộ theo kết quả kiểm định Pearson Chi- Square ở mức xác suất 95%. Theo như biểu đồ 2.4 trên ta thấy tỷ lệ số hộ sử dụng nguồn nước giếng là chủ yếu trong sinh hoạt hàng ngày. Có 37% tỷ lệ số hộ thuộc nhóm hộ tham gia dự án và 30% tỷ lệ số hộ thuộc nhóm hộ không tham gia dự án hiện đang sử dụng nước giếng sâu có dùng máy bơm điện hoặc bơm tay. Tỷ lệ số hộ sử dụng nước giếng kéo tay ở cả hai nhóm hộ đều là 50%. Vẫn còn 12% tỷ lệ số hộ thuộc nhóm hộ tham gia dự án và 20% tỷ lệ số hộ thuộc nhóm hộ không tham gia dự án sử dụng nước sông, suối trong sinh hoạt hàng ngày. Có 2% tỷ lệ số hộ sử dụng nước mưa ở nhóm hộ nhóm hộ tham gia dự án.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.7. Diện tích bình quân đất đai của hai nhóm hộ
Đất đai là nguồn lực rất quan trọng của hộ. Trong phân tích của mình, chúng tôi đã điều tra rất kỹ tất cả các loại đất đai mà hộ hiện đang sử dụng. Số liệu cụ thể về nguồn lực đất đai của hai nhóm hộ được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.3. Diện tích đất bình quân của hai nhóm hộ Loại đất (m2) Tham gia
dự án
Không tham gia dự án
Khác biệt theo kiểm định Mann Whitney
Tổng diện tích đất 6,978.47 5,629.00 - (5,204.23) (4,537.67) Đất thổ cư 1,117.20 855.00 * (1,254.25) (1,068.38) Đất nông nghiệp 2,579.15 2,115.73 - (1,034.29) (948.51) Đất Lâm nghiệp 1,694.25 1,560.67 - (3,357.24) (3,211.95) Đất đồi 1,103.77 883.33 - (2,818.10) (2,768.05) Đất mặt nước 109.17 41.33 - (448.54) (97.26)
Đất chưa sử dụng 104.50 0.00 -
(922.16) (0.00)
Đất khác 141.51 172.93 -
(456.62) (417.87)
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả năm 2008 Ghi chú:
1) *, **, Khác biệt có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Mann Whitney tại các mức xác suất 95% và 99%.
2) Giá trị trong ngoặc đơn: Độ lệch chuẩn của giá trị trung bình tại mức xác suất 90%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổng diện tích đất bình quân của nhóm hộ tham gia dự án là 6.978,47m2 và của nhóm hộ không tham gia dự án là 5.629m2. Các diện tích đất khác như: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất đồi, đất ao hồ, đất chưa sử dụng và các loại đất khác không thấy có sự khác biệt theo kiểm định Mann Withney có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 95%. Chỉ duy nhất diện tích đất thổ cư có sự khác biệt theo kiểm định Mann Withney có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 95%. Cụ thể diện tích đất bình quân về diện tích đất thổ cư của nhóm hộ tham gia dự án là 1.117,2m2 cao hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án là 855m2. Do đó, về cơ bản ta có thể nhận thấy nguồn lực đất đai đặc biệt là các diện đất nông nghiệp và lâm nghiệp sẽ không phải là nguyên nhân gây nên sự khác biệt trong các kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp mà chúng tôi phân tích ở phần sau giữa hai nhóm hộ điều tra.
2.3. So sánh sự thay đổi về cơ cấu kinh tế giữa hai nhóm hộ
2.3.1. Thu nhập bình quân năm 2008 của hai nhóm hộ
Mục tiêu của dự án là giúp người dân khu vực vùng đệm tìm ra sinh kế mới nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có, nhằm cải thiện điều kiện sống về kinh tế - văn hoá - xã hội của hộ gia đình, nâng cao thu nhập cho hộ nhưng vẫn đảm bảo cho yếu tố môi trường, điều kiện tự nhiên, góp phần cho sự phát triển bền vững.
Để đánh giá được tác động của dự án đến sinh kế của người dân, chúng tôi sẽ xem xét thu nhập của nhóm hộ gia đình tham gia dự án và không tham gia dự án về tổng thu nhập, nguồn gốc thu nhập để tạo ra một mức chuẩn cho việc đánh giá.
Tổng thu nhập trung bình năm 2008 của nhóm hộ tham gia dự án là 19.628.520 đồng/năm cao hơn rất nhiều so với mức thu nhập trung bình năm 2008 là 13.938.830 đồng/năm của nhóm hộ không tham gia dự án.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.4. Thu nhập trung bình năm 2008 của hai nhóm hộ
ĐVT: đồng/năm
Diễn giải N Giá trị
bình quân
Khác biệt theo kiểm định Mann Whitney
Hệ số Z P-value
Thuộc dự án 120 19.628.520 (11.938.794)
-2,59 0,01
Không thuộc dự án 30 13.998.830 (9.697.603)
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả 2008
Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn của giá trị trung bình tại mức xác suất 99%.
Sự khác biệt về thu nhập giữa hai nhóm hộ tham gia dự án và không tham gia dự án phản ánh những kết quả tích cực mà dự án mang lại. Bởi như phần phân tích ở trên, các nguồn lực phục vụ cho phát triển sản xuất như: Đất đai, lao động đều không có sự khác biệt. Như vậy, có thể khẳng định bước đầu dự án đã thực hiện được mục tiêu là giúp người dân có những sinh kế mới nhằm cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm dần sự lệ thuộc vào hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên rừng của người dân khu vực vùng đệm. Hơn thế nữa, kết quả thu nhập bình quân giữa hai nhóm hộ có sự khác biệt khi các yếu tố về đất đai, lao động không có sự khác biệt. Sau khi phân tích cụ thể sẽ chứng minh thêm rằng vấn đề này giống như chúng tôi đã giả thiết tại mục trước.
Từ kết quả này, chúng ta cần có nghiên cứu cụ thể để có thể đánh giá được các tác động của dự án trên từng lĩnh vực sản xuất cụ thể. Chỉ ra mức độ xóa đói, giảm nghèo dưới tác động từ dự án về cả giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Để tìm hiểu chi tiết các nguồn thu nhập trong cơ cấu thu nhập của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hộ, tác giả phân tổ thống kê theo các tiêu chí: Thu nhập từ nhóm cây hàng năm, thu nhập từ chăn nuôi, thu nhập từ rừng và thu nhập từ ngành nghề tự do làm căn cứ thực tiễn cho việc đánh giá kết quả từ dự án mang lại.
2.3.2. Thu từ nhóm cây hàng năm
Bảng 2.5. Thu nhập bình quân từ nhóm cây hàng năm
ĐVT: đồng/năm
Diễn giải Tham gia
Dự án
Không tham gia dự án
Khác biệt theo kiểm định Mann Whitney Lúa nước 3.292.420 (2.843.874) 1.879.390 (2.767.367) ** Hoa màu 831.310 (1.398.179) 438.500 (726.041) - Chè 684.300 (2.974.133) 795,070 (3.393.073) - Rau xanh 538.180 (641.880) 463.290 (390.079) - Tổng 5.346.210 (4.451.277) 3.576.250 (3.561.818) **
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả 2008 Ghi chú:
1) *, ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Mann Whitney tại mức xác suất 95% và 99%.
2) Giá trị trong ngoặc đơn: Độ lệch chuẩn của giá trị trung bình tại mức xác suất 95%.
Thông qua xử lý thông qua phần mềm SPSS15 ta có thu nhập bình quân từ hàng năm của các hộ tham gia dự án là 5.346.210 đồng/năm và thu nhập bình quân của nhóm hộ không tham gia dự án là 3.576.250 đồng/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả kiểm định cho thấy thu nhập trung bình về cây hàng năm của nhóm hộ tham gia dự án cao giữa thu nhập trung bình của nhóm hộ không tham gia dự án có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 95% theo kiểm định Mann Withney. Để xem xét một cách cụ thể sự khác biệt về thu nhập từ trồng cây hằng năm giữa hai nhóm hộ, ta có thể xem xét cụ thể trên từng nguồn thu từ cây lúa, cây chè, hoa màu và rau xanh như sau.
a/ Thu nhập từ cây lúa nước: Thu nhập trung bình từ cây lúa nước của nhóm hộ tham gia dự án là 3.292.420 đồng/năm và thu nhập của nhóm hộ không tham gia dự án là 1.879.390 đồng/năm.
Kiểm định Mann-Whitney có sự khác biệt ở mức xác suất 95% về thu nhập từ cây lúa cho thấy, thu nhập từ cây lúa của nhóm hộ tham gia dự án cao hơn nhiều so với nhóm hộ không tham gia dự án.
Kết quả kiểm định cho chúng ta nhận xét dù không có sự khác biệt về diện tích canh tác cây lúa nước giữa hai nhóm tham gia và không tham gia dự án theo kiểm định Mann Whitney ở mức xác suất 95%. Nhưng thu nhập trung bình từ cây lúa nước của nhóm hộ tham gia dự án cao hơn gấp gần hai lần so với nhóm hộ không tham gia dự án. Không phải nguyên nhân do nhóm hộ tham gia dự án có nhiều ruộng đất hơn mà do có sự khác biệt về trình độ thâm canh cây lúa cũng như khả năng đầu tư về giống mới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, càng có thể khẳng định hiệu quả của dự án đã giúp các hộ cải thiện thu nhập thông qua các lớp huấn luyện về khuyến nông giúp các hộ dân có thêm kiến thức, kỹ năng để áp dụng trong sản xuất; trợ giúp vốn vay để hộ có điều kiện mua giống lúa mới, có vốn đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kết quả làm tăng thu nhập cho các hộ tham gia dự án.
b/ Thu nhập từ hoa màu:
Các cây hoa màu chủ yếu được tính toán trong thống kê của tác giả bao gồm: Ngô, khoai lang, khoai tây, sắn, đỗ tương, lạc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thu nhập trung bình từ hoa màu của nhóm hộ tham gia dự án là 831.310 đồng/hộ/năm và thu nhập bình quân của nhóm hộ không tham gia dự án là 438.500đồng/hộ/năm.
Kết quả kiểm định Mann-Whitney cho biết không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 95% trong thu nhập từ hoa màu giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án.
Hoạt động trồng cây hoa màu của cả hai nhóm hộ chủ yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của hộ. Do đó, các hộ chỉ đầu tư thâm canh ở mức độ thấp và phù hợp với điều kiện về đất trồng hoa màu, vốn, giống, lao động của hộ.
c/ Thu nhập từ chè và rau xanh:
Các kết quả kiểm định về thu nhập bình quân giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án cũng không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Mann Whitney ở mức xác suất 95% đối với thu nhập bình quân về với cây chè và rau xanh giữa hai nhóm hộ đang nghiên cứu.
Ta nhận thấy thu nhập bình quân từ rau xanh và chè là rất nhỏ so với tổng thu nhập từ cây hàng năm. Điều đó cho thấy hoạt động sản xuất rau và chè của các hộ ở cả hai nhóm đang nghiên cứu chỉ thâm canh thêm rau và cây chè chứ không thật sự chú trọng để phát triển sản xuất hàng hoá. Sản phẩm làm ra vẫn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của hộ.
Nhân xét: Rõ ràng dù không có sự khác biệt về diện tích đất nông nghiệp và số lượng lao động, nhưng thu nhập về cây lúa của nhóm hộ tham gia dự án luôn cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ không tham gia dự án. Như vậy có thể khẳng định kết quả này là do hoạt động tập huấn kỹ thuật, cũng như khả năng đầu tư về vốn, thuốc trừ sâu và phương pháp canh tác của người dân và điều đó đã làm nên sự thay đổi về năng suất cây lúa hay nói cách khác đã tạo ra sự thay đổi về thu nhập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3.3.Thu nhập từ ngành chăn nuôi
Bảng 2.6. Thu từ chăn nuôi của hai nhóm hộ
ĐVT: đồng/năm
Diễn giải Tham gia
dự án
Không tham gia dự án
Khác biệt theo kiểm định Mann Whitney Lợn 6.405.230 (7.622.370) 2.750.680 (4.718.682) ** Trâu, bò 743.330 (2.535.196) 101.720 (547.801) - Gia cầm 1.795.620 (3.270.682) 1.597.620 (4.365.821) - Tổng 8.944.170 (9.724.695) 4.450.020 (7.077.069) **
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả 2008 Ghi chú:
1) *, ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Mann Whitney tại mức xác suất 95% và 99%
2) Giá trị trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn của giá trị trung bình tại mức xác suất 95%
Đối với ngành chăn nuôi: Thu nhập bình quân từ chăn nuôi năm 2008 của nhóm hộ tham gia dự án là 8.944.170 đồng/hộ/năm và thu nhập của nhóm hộ không tham gia dự án là 4.450.020 đồng/năm. Kết quả kiểm định Mann - Whitney cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 99% trong thu nhập từ ngành chăn nuôi giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án. Cụ thể, nhóm hộ tham gia dự án có thu nhập từ ngành chăn nuôi cao hơn nhiều so với nhóm hộ không tham gia dự án.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn a/ Thu nhập từ chăn nuôi lợn: Thu nhập bình quân từ chăn nuôi lợn của nhóm hộ tham gia dự án là 6.405.230 đồng/năm và thu nhập của nhóm hộ không tham gia dự án là 2.750.680 đồng/năm. Kết quả kiểm định Mann Whitney cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 99% giữa thu nhập trung bình từ chăn nuôi lợn. Thu nhập trung bình năm 2008 của nhóm hộ tham gia dự án cao hơn nhiều so với nhóm hộ không tham gia dự án.
Việc dự án chú trọng đầu tư con giống (lợn nái) cho các hộ tham gia dự án thông qua hội phụ nữ thôn và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ tham gia dự án có điều kiện kinh tế ở mức trung bình nhằm cải thiện mức thu nhập cho hộ đã đem lại kết quả tốt. Kết quả đó cho thấy, hướng đi của dự án trong vấn đề hỗ trợ cho người dân khu vực vùng đệm về vấn đề chăn nuôi lợn theo mô hình đã triển khai ở Sơn Dương - Tuyên Quang được triển khai là đúng hướng và cần được nhân rộng ra các khu vực khác.
b/ Đối với thu nhập từ chăn nuôi trâu, bò: Thu nhập trung bình từ chăn nuôi trâu, bò của nhóm hộ tham gia dự án là 743.330 đồng/hộ/năm và thu nhập của nhóm hộ không tham gia dự án là 101.720đồng/hộ/năm.
Kết quả kiểm định Mann-Whitney cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 95% trong thu nhập từ các hoạt động chăn nuôi trâu, bò giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án. Thu nhập trung bình từ chăn nuôi trâu, bò của cả hai nhóm hộ không đáng kể và chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập từ chăn nuôi nói chung.
c/ Đối với thu nhập từ chăn nuôi gia cầm: Thu nhập trung bình từ chăn nuôi gia cầm của nhóm hộ tham gia dự án là 1.795.620 đồng/hộ/năm và thu nhập của nhóm hộ không tham gia dự án là 1.597.620 đồng/hộ/năm. Nhìn vào sai số chuẩn của cả hai nhóm hộ ta thấy có sự chênh lệch khá rõ ràng đối với